Khái quát các kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra luận án tiếp tục

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở đắk lắk hiện nay (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Khái quát các kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra luận án tiếp tục

phát triển, nâng cao năng lực tư duy lý luận phù hợp với từng đối tượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trong hệ thống giải pháp đó có những giải pháp mang tính đột phá, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng lực tư duy lý luận của các đối tượng nghiên cứu. Đây là một trong những đóng góp quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn của các tác giả, giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy lý luận của họ.

1.3. Khái quát các kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu

Tổng quan một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, có thể khái quát một số nội dung cơ bản đã được nêu lên trong các công trình nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, khái niệm tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận đã được

các công trình khoa học đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Những đặc điểm chung về tư duy lý luận đã có được sự đồng thuận ở đa số các công trình. Đó là: Tư duy lý luận là loại hình tư duy có tính trừu tượng và khái quát cao; hướng tới nhận thức bản chất, tính quy luật của hiện thực, tái tạo lại hiện thực một cách sáng tạo trong tư tưởng, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của chủ thể tư duy trong quan hệ với hiện thực. Năng lực tư duy lý luận là tổng hợp những phẩm chất của cá nhân trong nhận thức lý luận, phát triển và vận dụng tri thức lý luận trong thực tiễn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận có cả yếu tố khách quan và chủ quan như: Thuộc tính sinh học của bộ não, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục.v.v.. Các công trình cũng đều khẳng định, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập ở Việt Nam hiện nay, đổi mới

và nâng cao năng lực tư duy lý luận là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng, góp phần vào việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về tư duy lý luận, năng lực tư duy

lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh trong hệ thống chính trị cũng đã bước đầu khái quát được đặc trưng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; các hoạt động cơ bản của họ và vai trò của tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Việc chỉ ra những điểm đặc thù về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ lãnh đạo, quản lý như: Phẩm chất trí tuệ ở tầng khái quát lý luận từ những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; khả năng nắm bắt, phát hiện, giải quyết các vấn đề thực tiễn, tổng kết thực tiễn; khả năng phát triển lý luận và vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn cho thấy tư duy lý luận có vai trò rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn nói chung, nhất là đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của các chủ thể nói riêng. Đây là những khái quát quan trọng có giá trị gợi mở và tham khảo rất có giá trị đối với tác giả trong nghiên cứu những vấn đề của luận án.

Thứ ba, khi khảo sát về thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở một số địa phương các tác giả đã nêu và phân tích một số ưu điểm và hạn chế của đội ngũ này thể hiện qua năng lực nhận thức, lĩnh hội những vấn đề lý luận; năng lực nắm bắt, tổng kết thực tiễn; năng lực dự báo tình hình, đề ra những chủ chương, chính sách phù hợp cho sự phát triển của địa phương; năng lực phản biện và xây dựng chính sách.v.v.. Trên cơ sở đó các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề đang đặt ra đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các địa phương.

Thứ tư, về phương hướng và các giải pháp để nâng cao năng lực tư duy

lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, một số công trình cũng đã bước đầu chỉ ra một số nguyên tắc quan trọng như: Gắn sự phát triển tư

duy lý luận với phát triển kinh tế như là nền tảng vật chất quan trọng để tư duy lý luận phát triển; phát triển tư duy lý luận phải đi đôi với nâng cao dân trí, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận kết họp với tu dưỡng đạo đức của người cán bộ..., từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực và có tính khả thi nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này.

Với những đối tượng cụ thể, các công trình khoa học đã căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu của môi trường hoạt động thực tiễn mà họ tham gia để đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho họ nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Trong hệ thống giải pháp đó có những giải pháp mang tính đột phá, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng lực tư duy lý luận của các đối tượng nghiên cứu, nhưng cũng có những giải pháp tác động trực tiếp làm chuyển biến các yếu tố, các bộ phận cấu thành năng lực tư duy lý luận của họ, có những giải pháp tác động đến môi trường mà ở đó năng lực tư duy lý luận của họ được thể hiện và kiểm nghiệm.

Những kết quả trên được tác giả luận án kế thừa, tiếp thu và tiếp tục làm sâu sắc thêm ở cả phần lý luận cũng như thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu.

* Những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục giải quyết

Từ những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án được các nhà khoa học đề cập ở trên đã gợi mở cho tác giả luận án những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong luận án. Cụ thể là:

Thứ nhất, về mặt lý luận, vấn đề tư duy lý luận, đặc trưng của tư duy lý

luận, vai trò của tư duy lý luận, năng lực tư duy lý luận nói chung và năng lực tư duy lý luận của một số đối tượng cụ thể đã được bàn tới, nhưng xét từ phương diện lý luận, việc khái quát những đặc điểm của năng lực tư duy lý luận, những yếu tố tác động tới việc nâng cao năng lực tư duy lý luận; nội dung của việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý nói chung ở cấp tỉnh nói riêng vẫn chưa được toàn diện, cần có sự bổ sung, khái quát, nhất là chỉ ra tính đặc thù trong năng lực tư duy lý luận của những đối tượng này. Đây chính là những nội dung mới mà luận án muốn hướng tới làm rõ.

Thứ hai, về thực tiễn, mặc dù các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu

năng lực tư duy lý luận của một số đối tượng đặc thù tại một số địa phương cụ thể, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Đắk Lắk. Do đó, việc khảo sát thực trạng, chỉ ra những vấn đề bất cập, cấp bách cần giải quyết để nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Đắk Lắk hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Đắk Lắk đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng chính là những nội dung căn bản mà luận án triển khai nghiên cứu.

Tiều kết chƣơng 1

Vấn đề tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý luận luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Mặc dù các công trình khai thác, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, song đều đi đến thống nhất chung về nguồn gốc, bản chất, những đặc trưng cơ bản của tư duy lý luận.

Các công trình nghiên cứu đã góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận chung về tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý luận, làm rõ vai trò của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đồng thời phân tích cho thấy sự cần thiết phải nâng cao năng lực tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; các công trình nghiên cứu cũng đi vào phân tích thực trạng, nguyên nhân, yêu cầu, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp khác nhau và trên một số địa phương cụ thể... Kết quả nghiên cứu của các công trình đó đã trực tiếp giúp tác giả tham khảo cách tiếp cận, một số nội dung lý luận để từ đó xác định đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.

Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận Triết học, những vấn đề lý luận về năng lực tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh vẫn còn những khoảng trống cần tiếp tục bổ sung, nghiên cứu như: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; tính tất yếu và các yếu tố tác động tới quá trình nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý... Mặt khác, việc nghiên cứu thực trạng nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Đắk Lắk để từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Đắk Lắk là một nghiên cứu có tính thực tiễn, cụ thể mà chưa công trình nghiên cứu nào đề cập đến.

Do đó, đề tài luận án mà tác giả lựa chọn nghiên cứu có tính độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

Chƣơng 2

NÂNG CAO NĂNG LỰC TƢ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP TỈNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở đắk lắk hiện nay (Trang 30 - 35)