Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và năng lực tƣ duy lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở đắk lắk hiện nay (Trang 50 - 164)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và năng lực tƣ duy lý luận

của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh

2.2.1. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh

Ở Việt Nam, khái niệm cán bộ thường được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, cán bộ là khái niệm dùng để chỉ công nhân viên chức nhà nước; thứ hai, cán bộ là người giữ những vị trí nòng cốt trong tổ chức, có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chức, góp phần định hướng phát triển của tổ chức: “Cán bộ là khái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức” [130, tr.18]. Trong luận án này, khái niệm cán bộ được hiểu theo nghĩa thứ hai.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cán bộ là khâu then chốt, khâu trọng yếu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng vì cán bộ vừa là người đề ra đường lối vừa là người tổ chức thực hiện đường lối đó. Đường lối lãnh đạo đúng hay sai, thực hiện thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Người coi cán bộ là ―cái gốc‖của mọi công việc‖ [68, tr.309], ―Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém‖ [68, tr.280], ―Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho

chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng‖ [68, tr.309]. Trong đội ngũ

cán bộ nói chung thì cán bộ lãnh đạo, quản lý là lực lượng nòng cốt, có vai trò đặc biệt quan trọng.

Lãnh đạo, quản lý là những khái niệm quan trọng trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Hoạt động lãnh đạo, quản lý của các chủ thể vừa có sự phân biệt, vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Lãnh đạo là một hình thức hoạt động lâu đời của loài người. Trong giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại khi con người còn sống thành các bầy đàn cho đến xã hội hiện đại ngày nay, lãnh đạo luôn là một nhu cầu thiết yếu của các nhóm người nhằm phối hợp hoạt động của nhiều người trên cơ sở phân công và hợp tác lao động. Lãnh đạo là khái niệm dùng để chỉ sự tác động gây ảnh hưởng tích cực tới các thành viên của một tập thể để mỗi người chủ động, tự giác phát huy và phối hợp năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tập thể đã đề ra. Mọi hoạt động của một tập thể nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung đều cần phải có sự lãnh đạo. Nếu không có sự lãnh đạo thì không thể xây dựng được một tập thể vững mạnh và không thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chung. Người lãnh đạo là người có quyền quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Cho nên, người lãnh đạo không chỉ là người có quyền lực (được giao quyền và có quyền) mà còn phải là người có nghệ thuật kích thích, lôi cuốn và thúc đẩy những người bị lãnh đạo thống nhất hành động hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu chung. Như vậy, Lãnh đạo là hoạt động đề ra chủ trương, đường lối, tổ chức thực hiện và tác động vào những người khác, nhằm hướng đến mục tiêu chung đã xác định. Vì vậy, mọi thành viên phải tin tưởng, tôn trọng và tuân thủ một cách tự giác thì kết quả của sự lãnh đạo mới mang đến lợi ích chung cho tổ chức và mọi thành viên. Cán bộ lãnh đạo được xác định:

―Là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định. Do vậy, cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm

đề ra phương hướng, chủ trương, quyết định liên quan tới tổ chức, đơn vị, phong trào mà họ phụ trách‖ [78, tr.23].

Như vậy, cán bộ lãnh đạo là người giữ vị trí quan trọng trong tổ chức, có trách nhiệm đề ra phương hướng, chủ trương, quyết định liên quan đến tổ chức, đơn vị mà họ được giao phụ trách. Họ là người dẫn dắt, tổ chức, đơn vị theo một hướng đi cụ thể, điều hành, chỉ đạo thông qua các quyết định. Do đó, lãnh đạo là hoạt động điều khiển mang tính định hướng đối với các đối tượng lãnh đạo, điều chỉnh ở tầm bao quát và có tính gián tiếp đối với các khách thể (đối tượng lãnh đạo).

Trong khi đó, hoạt động quản lý lại thiên về tổ chức, chỉ huy trực tiếp trong tổ chức. Đó là hoạt động thể hiện sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo những nguyên tắc và phương pháp luận cùng những kinh nghiệm phong phú của chủ thể quản lý đối tượng với đối tượng và khách thể quản lý. Quản lý là sự tác động có tổ chức; lập kế hoạch hành động của chủ thể quản lý, tổ chức công việc cho nhân viên cấp dưới, kiểm soát và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Những hoạt động này tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Do đó, quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định: ―Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó

các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường‖ [99, tr.22]. Người quản lý là người thực hiện hoạt động quản lý với

tư cách là chủ thể quản lý. Vì vậy, cán bộ quản lý là những người giữ vị trí trọng yếu trong cơ quan, tổ chức do bầu cử hoặc chỉ định, có ảnh hưởng lớn và có vai trò tổ chức, điều hành hoạt động trong hệ thống chính trị của quốc gia, dân tộc, phù hợp với pháp luật hiện hành.

Như vậy, hoạt động lãnh đạo và quản lý, xét trong các bước của quy trình lãnh đạo và quản lý như: Định hướng và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện quyết định; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện quyết định...có những điểm chung và những điểm phân biệt. Điểm chung của hoạt động lãnh đạo, quản lý là tác động của chủ thể lên đối tượng và khách thể để đạt được mục đích đặt ra. Điểm khác nhau của hai hoạt động này được phân biệt trong mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện: ―Lãnh

đạo là đề ra hướng đi, sắp xếp nhân sự phù hợp, thúc đẩy mọi người thực hiện; còn quản lý là lập kế hoạch hoạt động và tổ chức công việc cho nhân viên, kiểm soát và giải quyết vấn đề‖ [99, tr.23]. Nếu hoạt động lãnh đạo

nhằm mục tiêu định hướng chung, thì mục tiêu của hoạt động quản lý là tổ chức sắp xếp, chỉ huy các hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Do mục tiêu có sự khác nhau, nên nội dung hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng không đồng nhất, dù trong lãnh đạo và quản lý có những khâu tưởng chừng như có sự trùng lặp. Nội dung lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối chung, phương hướng triển khai, thực hiện đường lối, kiểm tra việc thực hiện và bổ sung, sửa chữa, phát triển đường lối theo yêu cầu của thực tiễn. Nội dung của quản lý là xây dựng các phương án, các mô hình với những chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể, xây dựng các mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý và giữa đối tượng với chủ thể quản lý một cách hợp lý nhất để đạt hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện. Về phương pháp và phương tiện tác động, hoạt động lãnh đạo dùng phương pháp động viên thuyết phục là chính, bằng uy tín và nghệ thuật để tập trung giáo dục, xây dựng niềm tin, tính tự giác của con người. Hoạt động quản lý tác động đến đối tượng bằng mệnh lệnh có tính chất bắt buộc. Song, tùy thuộc vào tính chất của quan hệ giữa cơ quan lãnh đạo với cơ quan quản lý, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạt động trong cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý, mà có nhiều tổ chức, chủ thể lãnh đạo đồng thời phải thực hiện cả chức năng quản lý và chủ thể quản lý phải đảm nhận cả chức năng

lãnh đạo.

Như vậy, hoạt động lãnh đạo và quản lý có đặc trưng riêng của nó, không nên xóa nhòa ranh giới giữa chúng dẫn đến chồng chéo trong công việc, mặt khác, không nên xem đây là hai hoạt động tách biệt hoàn toàn. Trong một chừng mực nào đó, chúng đan xen hòa hợp vào nhau, bổ sung cho nhau. Trong đó, lãnh đạo là khâu quan trọng của quản lý, đồng thời là cơ sở, tiền đề cho quản lý. Quản lý nhằm hiện thực hóa đường lối lãnh đạo và giúp cho hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả hơn.

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người giữ vị trí trọng yếu trong cơ quan, tổ chức do bầu cử hoặc chỉ định, có ảnh hưởng lớn và có vai trò tham gia định hướng, điều khiển, tổ chức thực hiện các hoạt động trong hệ thống chính trị của quốc gia, dân tộc phù hợp với pháp luật hiện hành.

Ở nước ta, cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị được chia thành 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Theo đó, cấp tỉnh là cấp hành chính thứ hai, là khâu trung gian giữa trung ương và cơ sở. Cấp tỉnh là cấp trực tiếp với trung ương, là mắt khâu đầu tiên để đưa chủ trương, đường lối, chính sách của trung ương đến với địa phương.

Vì thế, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là những người giữ vị trí trọng

yếu trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, là người lĩnh hội, cụ thể hóa và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương và là người trực tiếp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh chính là những người lĩnh hội cái cốt lõi của quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương trên cơ sở nhận thức được tính đa dạng, phong phú và sinh động của thực tiễn từng địa phương. Họ

là những người trực tiếp gắn bó và am hiểu sâu sắc thực tiễn của địa phương nên hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhằm phát hiện và nắm bắt những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra từ đó đưa ra giải pháp thiết thực thúc đẩy sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương mà mình được giao phụ trách. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là những người giữ vị trí trọng yếu của địa phương nên năng lực công tác của họ sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của địa phương và cả nước. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là nguồn bổ sung nhân lực cho nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược ở trung ương và cũng là nguồn tăng cường cán bộ cho cơ sở. Họ cũng là người đại diện và trực tiếp chịu trách nhiệm trước trung ương đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn phụ trách.

Ở Việt Nam, căn cứ quy định 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ, ứng cử [18] thì cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là cán bộ thuộc diện ban thường vụ Tỉnh ủy quyết định và cho chủ trương bao gồm:

- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, UV UBKT Tỉnh ủy; trưởng ban, phó trường ban đảng của Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng, Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập; Hiệu trưởng, Phó hiệu trường Trường Chính trị tỉnh.

- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBMTTQ, các đoàn thể và các hội cấp tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh.

- Giám đốc, Phó giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương cấp tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó chánh Văn phòng HĐND, UBND tỉnh; Trưởng ban,

Phó trưởng ban HĐND tỉnh.

Những chức danh kể trên của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh tuy khác nhau về công việc, thẩm quyền, phạm vi hoạt động và trách nhiệm nhưng đều là lực lượng trọng yếu đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống chính trị cấp tỉnh. Chính vì vậy, để hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ được giao thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh cần có năng lực về mọi mặt đặc biệt là năng lực tư duy lý luận. Năng lực tư duy lý luận là điều kiện cần để đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh nhận thức sâu sắc, hệ thống về bản chất và những quy luật vốn có của hiện thực khách quan. Đồng thời phát hiện và nắm bắt những vấn đề mới trên địa bàn mình phụ trách để đề ra phương hướng, giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề.

2.2.2. Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh

Như trên đã phân tích, cấp tỉnh là cấp trung chuyển chiến lược giữa trung ương với cơ sở, là địa bàn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Cấp tỉnh không phải là cấp đề ra đường lối cũng không phải là cấp điều hành trực tiếp việc hiện thực hóa đường lối ở cơ sở. Cấp tỉnh là cấp lĩnh hội, khái quát đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương trên cơ sở nhận thức được tính đặc thù, đa dạng, phong phú và phức tạp của thực tiễn từng địa phương. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh cần có năng lực tư duy lý luận để nhận thức đúng bản chất của những vấn đề trên địa bàn tỉnh, sáng tạo trong vận dụng lý luận và nắm vững thực tiễn để vận dụng sáng tạo.

Năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là khả năng tư duy khoa học của các cán bộ này trong việc lĩnh hội, khái quát đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận dụng sáng tạo vào hoạt động định hướng,vạch kế hoạch; chỉ đạo; tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh được biểu hiện ở những đặc trưng sau:

Thứ nhất, năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh là năng lực lĩnh hội đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Để có được năng lực tư duy lý luận thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh phải có năng lực lĩnh hội và tiếp thu tri thức lý luận. Tri thức lý luận là chất liệu trực tiếp tạo nên tư duy lý luận. Nền tảng của tri thức lý luận là những nội dung lý luận và phương pháp luận của các học thuyết mà các nhà lãnh đạo, quản lý lấy làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, đồng thời còn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở đắk lắk hiện nay (Trang 50 - 164)