Thí nghiệm ảnh hưởng 2 loại kiểu bể nuôi Raceway và Up-welling lên sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 54 - 58)

L ỜI CẢM ƠN

3.3. Thí nghiệm ảnh hưởng 2 loại kiểu bể nuôi Raceway và Up-welling lên sinh

lên sinh trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng Phyllosoma loài P. ornatus

Điều kiện môi trường được duy trì tương đối ổn định và thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng trong 2 hệ thống bể như sau: độ mặn: 33-34ppt; nhiệt độ: 28- 29oC; hàm lượng oxy hòa tan: 6,8-7,2 mg/L; pH:7,9-8,1; NH3: 0- 0,1 mg/L.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.5 và Hình 3.27. Bảng 3.5. Chiều dài ấu trùng giai đoạn I và giai đoạn III-1 ở 2 kiểu bể

Kiểu bể Race way Up-welling

Chiều dài ban đầu (mm) 1,44±0,004a 1,44±0,004a Chiều dài cuối (mm) 2,63±0,01a 2,69±0,011a

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Qua bảng trên ta thấy, chiều dài ấu trùng nuôi tại bể Up-welling lớn hơn so với chiều dài ấu trùng nuôi tại bể Raceway (sau 30 ngày nuôi, chiều dài ấu trùng đạt được lần lượt là 2,69mm và 2,63mm tương ứng) tuy nhiên không sai khác về mặt thống kê (P>0,05).

48

Kết quả này được thể hiện rõ hơn tại Hình 3.27. Đồng thời, tỷ lệ sống của ấu trùng Phyllosoma qua các giai đoạn thể hiện tại Bảng 3.6 và Hình 3.28.

Bảng 3.6. tỷ lệ sống của ấu trùng giai đoạn I và giai đoạn III-1 ở 2 kiểu bể

Kiểu bể

Tỷ lệ sống(%)

Raceway Up-welling

Giai đoạn I (0-13 ngày) 91 93 Giai đoạn II (13-21 ngày) 68 72 Giai đoạn III-1(21-30 ngày) 37 40 Hình 3.27. Chiều dài ấu trùng Phyllosoma nuôi tại 2 kiểu bể.

49

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn biến thái (từ giai đoạn I đến giai đoạn III-1) tương đương nhau khi nuôi tại 2 kiểu bể ương Raceway và Up-welling (ấu trùng sau 30 ngày nuôi đạt tỷ lệ sống 37% và 40% tương ứng).

Có thể nói rằng, nghiên cứu về sự phát triển các giai đoạn ấu trùng trong điều kiện thí nghiệm là rất khó khăn. Mãi đến năm 1989, lần đầu tiên Yamakawa và CTV đã nuôi thành công đối tượng tôm hùm loài P. japonicus từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn Juveline tuy nhiên tỷ lệ sống đạt được rất thấp (0-10%). Vì vậy, để cải thiện tình hình trên, các điều kiện nuôi như các yếu tố môi trường, chất lượng nước và thiết kế kiểu bể đã được chú ý.

Đã có nhiều kiểu bể nuôi được thiết kế, thử nghiệm và cải tiến trong quá trình sử dụng, ví dụ như của Inoue (1981), Illingworth và CTV (1997); Sekine và CTV (2000); Kittaka (2000) và Matsuda (2006) áp dụng trên nhiều loài và nhiều giai đoạn ấu trùng hay con giống thuộc họ tôm hùm. Trong thí nghiệm này, 2 kiểu bể là Raceway và Up-welling được sử dụng để tìm ra kiểu bể nuôi thích hợp cho loài tôm hùm bông P. ornatus giai đoạn ấu trùng [25], [29], [51].

Sự thuận lợi do 2 kiểu bể này đem lại như: độ sâu thấp nên dễ dàng cho việc quan sát tập tính và biểu hiện của ấu trùng và dễ vệ sinh bể nuôi, tránh được hiện tượng tụ đàn của ấu trùng do đáy bể có hình lòng chảo và phần trung tâm bể bằng phẳng, những thức ăn thừa như Artemia hoặc tuyến sinh dục vẹm có thể dễ dàng đưa ra ngoài bằng cách xiphong đã gia tăng tỷ lệ sống cũng như sinh trưởng của ấu trùng.

Đồng thời, điểm mạnh của 2 kiểu bể này là cấu tạo hệ thống van của chúng cho phép dòng nước được luân chuyển liên tục trong bể theo các phương khác nhau giúp cho ấu trùng và thức ăn chuyển động lơ lửng trong dòng nước để phù hợp với tập tính sống trôi nổi và tập tính di chuyển của chúng vì ngoài tự nhiên, ấu trùng di chuyển theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng [10].

Tuy nhiên, tỷ lệ sống đạt được qua thời gian nuôi thấp do hiện tượng các cá thể ăn nhau ngay sau khi lột xác chuyển giai đoạn. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Jones và CTV (2001) khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ trên loài P. ornatus giai đoạn juveline. Matsuda và CTV (2006) khi thử nghiệm nuôi ấu trùng Phyllosoma loài P. japonicus trong kiểu bể

50

mới. Đồng thời, sau một thời gian nuôi, phần lớn ấu trùng trong 2 hệ thống bể nuôi bị trùng loa kèn ký sinh trên toàn bộ cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng vì theo Radhakrishnan và Vijayakumaran (1995); Diggles và CTV (2000); Kittaka (2000) và Jones và CTV (2009) thì bệnh là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ chết ấu trùng [14], [20], [34].

Tóm lại, cấu tạo và cách vận hành 2 kiểu bể trên đều giúp ấu trùng tôm hùm gia tăng tỷ lệ sống và sinh trưởng nên có thể áp dụng cả 2 kiểu bể ương này nuôi ấu trùng Phyllosoma loài P. ornatus.

51

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)