Theo dõi bệnh của ấu trùng Phyllosoma trong thời gian thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 52 - 54)

L ỜI CẢM ƠN

3.2. Theo dõi bệnh của ấu trùng Phyllosoma trong thời gian thí nghiệm

Cùng với các yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc ấu trùng như thời gian biến thái của ấu trùng, thức ăn, điều kiện môi trường nước..., phát hiện, phòng và trị bệnh cho ấu trùng là vô cùng quan trọng do bệnh làm giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng dẫn đến giảm chất lượng, số lượng ấu trùng. Trong thời gian thực hiện đề tài, ấu trùng Phyllosoma bị ký sinh trùng loa kèn ký sinh trên toàn thân (Hình 3.25 và 3.26). Tuy nhiên, kết quả của các mẫu ấu trùng được phân

46

lập để xác định vi khuẩn là âm tính nghĩa là không có vi khuẩn mọc trên các môi trường đặc hiệu như TCBS hoặc TSA.

Kết quả quan sát ký sinh trùng trên ấu trùng cho thấy, trùng loa kèn trên cơ thể và phần phụ của ấu trùng Phyllosoma có cấu tạo phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn hay hình chuông lộn ngược và phía sau có cuống để bám vào giá thể ký sinh. Sự ký sinh của trùng loa kèn làm ảnh hưởng đến hô hấp, sinh trưởng, cản trở sự hoạt động của ấu trùng và gây chết rải rác.

Hình 3.25. Trùng loa kèn ký sinh trên chân bò ấu trùng Phyllosoma loài P. ornatus.

Hình 3.26. Trùng loa kèn ký sinh trên thân ấu trùng Phyllosoma loài P. ornatus.

47

Đỗ Thị Hòa và CTV [5] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây phát sinh bệnh và bệnh bùng phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản chất của loài, giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng, sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh, điều kiện môi trường nuôi. Xét trong toàn bộ quá trình nuôi nhận thấy, nước dùng để ương nuôi ấu trùng được xử lý tốt vì vậy trùng Loa Kèn xuất hiện có thể do quá trình chăm sóc như vệ sinh bể, cho ăn hoặc do lây từ tôm bố mẹ.

Xử lý bệnh ấu trùng trong trường hợp này, dùng Formol với nồng độ 50ppm để tắm cho ấu trùng trong 15-20 phút. Tuy nhiên, khi ấu trùng ở pha đầu (I - VI) thường bị bệnh trùng loa kèn nặng mà khả năng chịu đựng của ấu trùng với hóa chất yếu nên có thể giảm nồng độ Formol và kéo dài thời gian tắm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)