L ỜI CẢM ƠN
2.2.3. Nguồn tôm bố mẹ
Con giống tôm hùm bông khai thác tự nhiên có khối lượng trung bình 0,30 ± Hình 2.2. Máy Ozone và đèn cực tím.
23
0,12 g/con với chiều dài giáp đầu ngực khoảng 7,5 ± 0,28mm được chọn lọc đưa vào nuôi trong các lồng lưới trên biển (điều kiện môi trường nuôi: nhiệt độ nước giao động khoảng 26,9-29,0oC; độ mặn: 33,3-34ppt; oxy hòa tan; 5,3-6,7 mg/L; pH: 8; độ trong: 2,1-3,1m; tốc độ dòng chảy 13,3 cm/s và cường độ ánh sáng đạt 16,7lux) và được cho ăn bằng thức ăn cá tạp. Sau khoảng 22-24 tháng nuôi, tôm đạt kích thước thành thục sinh dục có khối lượng và 850-1000 g/con đối với tôm cái. Tôm cái mang phôi (trứng đã thụ tinh) được đưa về trại thí nghiệm để nuôi trong các bể nước chảy tuần hoàn, được tắm Formalin 40% với nồng độ 50 ppm trong thời gian 10 phút định kỳ 2 lần/tuần.
Điều kiện môi trường trong hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ thuận lợi tối ưu cho quá trình sinh sản như: nhiệt độ nước giao động từ 27,0-31,5oC; độ mặn: 33ppt; oxy hòa tan: 6,8-7,2 mg/L; NO2: 0,02-0,03 mg/L; NH3: 0,0-0,1 mg/L. Thức ăn, liều lượng, số lần cho ăn hàng ngày của tôm hùm bố mẹ tương tự như thức ăn sử dụng khi nuôi chúng trong lồng.
Khi kiểm tra tôm mẹ thấy buồng trứng chuyển giai đoạn IV thì tắm cho tôm mẹ bằng Formol với liều lượng 50ppm trong 10 phút để loại bỏ mầm bệnh rồi chuyển tôm mẹ sang bể cho đẻ. Nước cho tôm mẹ phải đảm bảo các yêu cầu như: độ mặn (33-35ppt); nhiệt độ (26-28oC); pH (7,5-8,5), và phải được xử lý qua đèn cực tím, máy ozone và bổ sung 10ppm EDTA.