Đặc điểm hình thái ấu trùng Phyllosoma

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 38 - 52)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.1. Đặc điểm hình thái ấu trùng Phyllosoma

Gần đây, kế thừa các kết quả nghiên cứu về ấu trùng của các loài tôm hùm trong họ tôm hùm gai, nhiều nhà khoa học cho rằng, trong 2 thời kỳ ấu trùng là Phyllosoma (sống trôi nổi) và Puerulus (sống bám), thời kỳ ấu trùng Phyllosoma của tôm hùm bông có thể chia thành 4 pha gồm: (1) pha đầu Phyllosoma: giai đoạn I-VI, (2) pha giữa-đầu Phyllosoma: giai đoạn V-VII, (3) pha giữa-cuối Phyllosoma: giai đoạn VIII-IX, (4) pha cuối Phyllosoma: giai đoạn X-XI [20].

CB1 CH3 CH2 CB2 CB3 ĐB N ĐTN ĐH ĐG ĐPG ĐP LBC M A1 A2 Đ

Hình 3.1. hình thái ấu trùng Phyllosoma tôm hùm bông

Chú thích: A1: ăng ten 1; A2: ăng ten 2; CB1: chân bò 1; CB2: chân bò 2; CB3:

chân bò 3; CH2: chân hàm 2; CH3: chân hàm 3; Đ: đầu; ĐH: đốt háng; ĐG: đốt gốc; ĐPG: đốt phụ gốc; ĐP: đốt phụ; ĐTN: đốt trước ngón; ĐN: đốt ngón; M: mắt; N: ngực.

32

Qua 4 đợt bố trí thí nghiệm ương nuôi ấu trùng, chỉ có 1 đợt ấu trùng biến thái đến giai đoạn V, nghĩa là ấu trùng đã biến thái qua pha đầu Phyllosoma. Quan sát ấu trùng Phyllosoma 1 ngày tuổi dưới kính hiển vi quang học có thể nhận thấy rằng, cơ thể ấu trùng mỏng dẹp, trong suốt với thân hình chia 3 phần rõ rệt là phần đầu, phần ngực, phần bụng và

các đôi chân bò khá dài với các khớp đốt chân có sắc tố đỏ, các nhánh phụ có nhiều lông cứng để giúp ấu trùng bơi lội, trôi nổi dễ dàng (Hình 3.2) đồng thời có thể nhìn thấy rất rõ sự lưu chuyển của các tế bào máu trong cơ thể của chúng. Theo dõi quá trình phát triển hình thái bên ngoài của ấu trùng Phyllosoma ở mỗi giai đoạn đã thu thập được kết quả như sau:

3.1.1.1. Giai đoạn I

Hình 3.2. Ấu trùng tôm hùm bông 1 ngày tuổi.

33

Đặcđiểm hình thái của giai đoạn I được mô tả ở Hình 3.3.

Điểm nổi bật của giai đoạn I là hai mắt chưa có cuống mắt (Hình 3.4).

Phần đầu của ấu trùng lớn nhất trong cơ thể có dạng quả lê với phía cuối đầu bè ra, hơi cong lên. Phía trên đầu thon nhỏ dần về phía đỉnh. Chiều dài của đầu chiếm một nửa chiều dài toàn cơ thể. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng đầu xấp xỉ 1:1 trong suốt giai đoạn I.

Phần ngực của ấu trùng có hình dạng củ tương đối tròn và là bộ phận giữa của cơ thể. Chân hàm 2, 3 và chân bò 1, 2, 3 được phát triển từ điểm nhô lên trên phần ngực (Hình 3.5).

Có thể nhận thấy phần rộng nhất của ngực là gốc của chân bò 1. Chân bò 2 có cấu tạo tương tự chân bò 1 với 5 đốt khớp bao gồm đốt háng, đốt gốc, đốt phụ, đốt trước ngón và đốt ngón. Giữa các đốt gốc và đốt phụ mọc ra một nhánh ngoài của chân bò với 5 cặp lông bơi cứng. Chân bò thứ 3 chưa có nhánh ngoài mà chỉ mới nhú ra một mầm nhỏ. Cặp râu 1 có một nhánh chưa phân đốt, nhưng trên bề mặt đã xuất hiện tơ cứng. Cuối râu 1 có 4 râu khứu giác và 1 tơ cứng.

Phần bụng của ấu trùng dài hơn đốt gốc của chân bò 3, có dạng hình trụ trong suốt giai đoạn I.

Hình 3.5. Ấu trùng giai đoạn I với phần ngực có 3 đôi chân bò và 2 đôi chân hàm. Hình 3.4. Ấu trùng giai đoạn I mắt

34

3.1.1.2. Giai đoạn II

Đặc điểm hình thái của giai đoạn II được mô tả ở Hình 3.6. Dễ nhận thấy ở giai đoạn II là hai mắt đã xuất hiện cuống mắt (Hình 3.7).

Phần đầu của ấu trùng hơi dài ra và hẹp dần trong suốt giai đoạn II. Tỷ lệ giữa chiều dài và rộng của đầu vào khoảng 1: 0,82; cơ thể đã dài hơn (Hình 3.8).

Phần ngực của ấu trùng không có sự thay đổi rõ ràng. Cặp râu 1 đã có 6 tơ cứng. Nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 6 cặp lông bơi cứng (Hình 3.9). Mầm của nhánh ngoài chân bò 3 đã phát triển dài hơn so với giai đoạn I (Hình 3.10).

Cuối phần bụng của ấu trùng xuất hiện 4 lông cứng ngắn Hình 3.6. Ấu trùng Phyllosoma giai đoạn II.

35

Hình 3.7. Ấu trùng giai đoạn II đã có cuống mắt.

Hình 3.8. Phần thân của ấu trùng giai đoạn II.

Hình 3.10. Mầm chân bò 3 của ấu trùng giai đoạn II (phải) dài hơn so với giai đoạn I (trái).

36

3.1.1.3. Giai đoạn III

Đặc điểm hình thái dễ nhận thấy của giai đoạn III (xem Hình 3.11) là chân bò 4 xuất hiện như một mầm nhỏ và sau lần lột vỏ thứ 2 của giai đoạn 3 đã xuất hiện nhánh chân bò 4 (Hình 3.12).

Phần đầu của ấu trùng tiếp tục dài ra và hẹp lại với tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của đầu qua 3 lần lột vỏ của giai đoạn III lần lượt là 1:0,70; 1:0,6 và 1:0,66.

Nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 7 cặp lông cứng (Hình 3.13). Cuống mắt của ấu trùng dài ra hơn, phần ngực có dạng hình củ tròn rõ ràng hơn (Hình 3.14). Mầm của chân bò 3 phát triển thành nhánh ngoài với 3 cặp lông bơi cứng tại giai đoạn III-1, sau phát triển thành 5 cặp lông bơi cứng (III-3) (Hình 3.15 và 3.16).

Hình 3.12. Mầm chân bò 4 của ấu trùng giai đoạn III ở lần lột vỏ thứ nhất (trái) và lần lột vỏ thứ 2 (phải).

37

Hình 3.13. Ấu trùng giai đoạn III với nhánh ngoài chân bò 1 và 2 có 7 cặp

lông cứng.

Hình 3.14. Phần thân của ấu trùng giai đoạn III.

Hình 3.15. Ấu trùng giai đoạn III-1 với nhánh ngoài chân bò 3 có 3 cặp lông cứng

Hình 3.16. Ấu trùng giai đoạn III-2 với nhánh ngoài chân bò 3 có 5 cặp

38

3.1.1.4. Giai đoạn IV

Ở giai đoạn IV (xem Hình 3.17) ấu trùng trải qua 2 lần lột vỏ. Đặc điểm hình thái dễ nhận thấy của giai đoạn IV là sự phân nhánh của chân bò 4 và phát triển dài ra sau 2 lần lột vỏ của ấu trùng (Hình 3.18).

Phần cuối đầu của ấu trùng phình ra hơn có hình dạng giọt nước với đường cong giới hạn đầu rõ nét, phần đỉnh đầu nhô cao lên. Chiều dài của râu 2 vượt trội so với chiều dài của râu 1 (Hình 3.19).

Hình 3.18. Chân bò 4 của ấu trùng giai đoạn IV ở lần lần lột vỏ thứ 2 (phải) so với đầu giai đoạn IV (trái).

39

Từ giai đoạn IV, phần rộng nhất của phần ngực chuyển dần sang chân bò 2 với bề mặt của chân hàm và chân bò bằng phẳng. Đốt trước ngón của chân hàm xuất hiện nhiều gai tập trung ở phía ngoài chân hàm.

3.1.1.5. Giai đoạn V (V-1)

Đặc điểm hình thái dễ nhận thấy ở đầu giai đoạn V (xem Hình 3.20) là chân bò 5 xuất hiện như một mầm nhỏ trồi ra, và chân bò 4 phân đốt (Hình 3.21).

Lúc này, râu 1 đã chẻ nhánh và có 4 đốt, nhánh trong có 4 tơ cứng. Râu 2 đã có 2 đốt được hình thành (Hình 3.22).

Hình 3.19. Râu 2 của ấu trùng giai đoạn IV dài vượt trội râu 1 (phải) so với giai đoạn III (trái).

40

Đặc điểm biến thái của ấu trùng, sự hình thành các phần phụ và phát triển cơ thể từ giai đoạn I đến đầu giai đoạn V trong điều kiện nuôi ở nghiên cứu này tương tự với kết quả của Greg Smith và CTV (2009) [20]. Tuy nhiên, quan sát sự biến thái, phát triển của các phần phụ hàm, miệng của ấu trùng dưới kính hiển vi quang học trong nghiên cứu của chúng tôi đã không thể thu được kết quả.

3.1.1.6. Kích thước của ấu trùng

Kết quả quan sát sự biến thái và thay đổi kích thước của ấu trùng ở các giai đoạn phát triển qua 8 lần lột vỏ trong pha đầu Phyllosoma được ghi nhận ở Bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1. Tóm tắt đặc điểm đặc trưng của ấu trùng Phyllosoma tôm hùm bông 5 giai đoạn đầu trong điều kiện ương nuôi.

Giai đoạn

Giai đoạn giữa 2 lần lột xác Hình thái đặc trưng I II III IV V 1 1 1-3 1-2 1

Cuống mắt không phân đốt, nhánh ngoài chân bò 1 và 2 có 5 cặp lông bơi cứng.

Cuống mắt phân đốt, nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 6 cặp lông bơi cứng.

Nhánh ngoài của chân bò 1 và 2 có 7 cặp lông bơi cứng (III-1). Mầm của chân bò 3 phát triển thành nhánh ngoài với 3 cặp lông bơi cứng (III-1), sau phát triển thành 5 cặp lông bơi cứng (III-3). Chân bò 4 xuất hiện như một mầm nhỏ.

Chân bò 4 phân nhánh.

Chân bò 5 xuất hiện như một mầm nhỏ trồi ra, chân bò 4 phân đốt.

Hình 3.21. Mầm chân bò 5 và chân bò 4 phân đốt của ấu trùng ở đầu

giai đoạn V.

Hình 3.22. Râu 1 và râu 2 của ấu trùng ở đầu giai đoạn V.

41

Bảng 3.2. Kích thước ấu trùng tôm hùm bông pha đầu Phyllosoma trong điều kiện ương nuôi. Giai đoạn N Lần (thứ) lột vỏ Thời gian lột vỏ (ngày)

Chiều dài cơ thể (mm)

Chiều dài đầu (mm)

Chiều rộng đầu (mm)

Chiều dài ngực-bụng (mm) I 15 1 9 1,44 ± 0,039 0,74 ± 0,033 0,65 ± 0,032 0,70 ± 0,048 II 15 1 9 1,84 ± 0,041 1,13 ± 0,042 0,93 ± 0,042 0,71 ± 0,047 15 1 10 2,41 ± 0,491 1,58 ± 0,043 1,11 ± 0,032 0,94 ± 0,022 15 2 10 2,99 ± 0,632 2,06 ± 0,035 1,40 ± 0,059 1,07 ± 0,087 III 15 3 10 3,61 ± 0,038 2,50 ± 0,051 1,66 ± 0,036 1,11 ± 0,027 15 1 15 4,14 ± 0,037 2,94 ± 0,023 1,68 ± 0,033 1,20 ± 0,032 IV 15 2 15 4,53 ± 0,022 3,27 ± 0,022 1,89 ± 0,031 1,26 ± 0,012 V 4 1 11 4,92 ± 0,044 3,55 ± 0,023 2,25 ± 0,031 1,35 ± 0,031

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn

Chiều dài toàn thân của ấu trùng khác biệt rõ rệt giữa các giai đoạn và ở hầu hết giữa các lần lột vỏ trong cùng một giai đoạn. Kích thước ấu trùng giai đoạn I khoảng 1,44mm, sau đó cơ thể phát triển dài ra ở các giai đoạn sau. So với giai đoạn I, chiều dài toàn thân ấu trùng đã tăng lên khoảng 0,4 mm ở giai đoạn II; 2,77 mm ở giai đoạn III; 3,09 mm ở giai đoạn IV; 3,46 mm ở đầu giai đoạn V. Kết quả nghiên cứu của Greg Smith & CTV (2009) [20] về ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông (P. ornatus) cho thấy, kích thước ấu trùng giai đoạn I khoảng 1,52 mm và tăng lên 0,55 mm ở giai đoạn II; 2,44 mm ở giai đoạn III; 3,33 mm ở giai đoạn IV; 3,71 mm ở đầu giai đoạn V. Theo Clive Jones & CTV (2004), điều kiện nuôi vỗ tôm hùm bông ở hệ thống bể nước chảy tuần hoàn, có chế độ ánh sáng thích hợp và sử dụng thức ăn chế biến có bổ sung dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành thục sinh dục. Liên quan đến sự khác biệt về kích cỡ ấu trùng ở giai đoạn I có thể nói rằng, nguồn gốc tôm bố mẹ và điều kiện nuôi vỗ là sự khác biệt có thể nhận thấy. Các nhà nghiên cứu Australia đã chọn lọc tôm hùm bông trưởng thành (immature adult) từ khai thác tự nhiên để nuôi vỗ tôm bố mẹ trong bể và cho ăn thức ăn chế biến có bổ sung dinh dưỡng, chúng tôi chọn lọc tôm hùm bông ở giai đoạn giống nhỏ (pre- juvenile) từ khai thác tự nhiên để nuôi vỗ tôm bố mẹ trong lồng và cho ăn cá tạp. Mặc dù, nghiên cứu của Greg Smith và CTV không đề cập đến kích cỡ tôm bố mẹ, nhưng sự khác nhau giữa hai nghiên cứu này có thể nhận thấy khả năng kích cỡ tôm bố mẹ khi tham gia sinh sản của chúng tôi có thể nhỏ hơn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến kích cỡ ấu trùng nhỏ hơn.

42

Như vậy, vấn đề nuôi tôm hùm bông bố mẹ từ con giống tự nhiên đến giai đoạn thành thục sinh dục trong lồng trên biển bằng thức ăn cá tạp phục vụ cho nghiên cứu sản xuất giống có thể cần được tìm hiểu và cân nhắc trong những nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam.

Trong điều kiện ương nuôi với nhiệt độ nước ổn định 27oC, Bảng 3.2 cũng cho thấy rằng, ấu trùng tôm hùm bông ở pha đầu Phyllosoma trung bình khoảng 11 ngày có một lần lột vỏ, trong đó giai đoạn IV thời gian lột vỏ kéo dài nhất (15 ngày), giai đoạn I và II thời gian ngắn nhất (9 ngày). Kết quả của Greg Smith và CTV (2009) trên ấu trùng Phyllosoma của tôm hùm bông trong điều kiện ương nuôi cho thấy, ở nhiệt độ nước 27±1oC trung bình khoảng 5 hoặc 8 ngày có một lần lột vỏ [20]. Nhưng kết quả của Jonhson & CTV (2006) cho thấy, ở nhiệt độ nước 26±0,5oC trung bình 10 hoặc 15 ngày ấu trùng tôm hùm bông trong điều kiện ương nuôi có một lần lột vỏ [32]. So sánh giữa các kết quả này có thể chưa đủ cơ sở để lý giải nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể nhận định về khả năng cải tiến kỹ thuật trong ương nuôi ấu trùng của nhóm nghiên cứu Australia. Từ quan điểm này cũng có thể thấy, cải tiến kỹ thuật trong ương nuôi ấu trùng tôm hùm bông là thực sự cần thiết trong những nghiên cứu tiếp theo ở Việt Nam.

3.1.2.Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm hùm bông.

Nguyễn Trọng Nho và CTV (2006, trang 134) cho rằng độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu [5]. Các thay đổi của độ mặn vượt quá giới hạn thích ứng của vật nuôi đều gây ra các phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề kháng bệnh của chúng. Vì vậy, việc tìm ra giới hạn độ mặn thích ứng cho từng loài và từng giai đoạn phát triển của loài là rất quan trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về độ mặn thích hợp cho đối tượng tôm hùm bông ở các giai đoạn tôm con và tôm trưởng thành [7] nhưng chưa có nghiên cứu nào về độ mặn thích hợp cho ấu trùng tôm hùm loài này tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức 26, 29, 32 và 35 ppt. Các điều kiện môi trường khác được kiểm soát tương tự nhau tại các nghiệm thức thí nghiệm (nhiệt độ trung bình qua thời gian thí nghiệm 27oC; hàm lượng oxy hòa tan 7,3 mg/L; pH: 8,2; NH3: 0,016 mg/L, phù hợp cho sinh trưởng của ấu trùng và tôm con (Nguyễn Thị Bích Thúy, 1998) [7]. Tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của độ mặn là sự tăng trưởng kích thước và tỷ lệ sống của ấu trùng, kết quả tăng trưởng về chiều dài thu được thể hiện tại Bảng 3.3.

43

Bảng 3.3. Chiều dài ấu trùng Phyllosoma khi nuôi tại các độ mặn khác nhau

Độ mặn (ppt) 26 29 32 35

Chiều dài ban đầu (mm)

1,46±0,009a 1,45±0,012a 1,45±0,011a 1,45±0,008a Chiều dài cuối (mm) 2,53±0,039a 2,57±0,012ab 2,62±0,01bc 2,66±0,017c

Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Qua bảng trên cho thấy, độ mặn có ảnh hưởng đến tăng trưởng của ấu trùng Phyllosoma của loài tôm hùm bông P. ornatus. Chiều dài ấu trùng Phyllosoma đạt lớn nhất tại độ mặn 35ppt (tại ngày tuổi thứ 30, ấu trùng đạt chiều dài 2,66mm). Ở độ mặn 32ppt, chiều dài của ấu trùng thấp hơn (tại 30 ngày tuổi, ấu trùng đạt chiều dài 2,62mm) nhưng không sai khác về mặt thống kê (P>0,05) so với chiều dài của ấu trùng khi nuôi ở độ mặn 35ppt.

Tương tự như vậy, ấu trùng nuôi tại nghiệm thức 29ppt có chiều dài thấp hơn so với ấu trùng nuôi tại độ mặn 32ppt (ấu trùng 30 ngày tuổi đạt chiều dài 2,53mm) nhưng không sai khác về mặt thống kê (P>0,05) so với chiều dài của ấu trùng nuôi tại độ mặn 32ppt.

Ấu trùng Phyllosoma nuôi tại độ mặn 26ppt có chiều dài nhỏ nhất so với các nghiệm thức còn lại (ấu trùng 30 ngày tuổi đạt chiều dài 2,52mm).

Kết quả trên được thể hiện rõ hơn qua Hình 3.23.

44

Tỷ Lệ sống cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá ảnh hưởng của độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng phyllosoma tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius, 1798) giai đoạn i và ii trong hai kiểu bể ương khác nhau (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)