Hình ảnh lạ hóa mang màu sắc siêu thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 155 - 158)

Chƣơng 4 ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN

4.3. Hệ thống hình ảnh

4.3.2. Hình ảnh lạ hóa mang màu sắc siêu thực

Chủ nghĩa siêu thực đƣợc chính thức khai sinh năm 1924 với Bản tuyên ngôn thứ nhất do A. Breton khởi thảo. Chủ nghĩa siêu thực dựa trên nền tảng triết học trực giác của H. Bergson, thuyết phân tâm học của S. Freud và không thể không nói đến ảnh hƣởng của thuyết tƣơng đối (1905, 1915) của A. Einstein. Khi Bergson đề cao cảm giác, cảm xúc, đã mở ra một con đƣờng đến với thế giới thông qua sự cảm nhận trực tiếp, bất chợt, đứng ngoài các phán đoán, suy lí. Sự xuất hiện của yếu tố siêu thực trong thơ Việt Nam hiện nay về mặt lịch sử là một sự tái hiện, trở lại truyền thống đã đƣợc kiến tạo từ Thơ mới. Nguyên nhân sâu xa của nó có lẽ là sự phản ứng lại quy ƣớc miêu tả cuộc sống một cách lịch sử - cụ thể, hình tƣợng nghệ thuật phải đƣợc thể hiện nhƣ dạng thức có thật của đời sống đã trở nên cũ nhàm, thiếu sức hấp dẫn. Các nhà thơ đƣơng đại muốn xác lập cách xây dựng hình ảnh

mới với những liên tƣởng ngẫu nhiên, những kết hợp bất ngờ tạo ra trong thơ họ những không gian đa chiều, thế giới của những ẩn dụ, phúng dụ, thế giới của giấc mơ, trực cảm đầy huyền bí.

Trong thơ cách tân hiện nay, hình ảnh luôn biến ảo dị thƣờng, vƣợt xa những liên tƣởng thông thƣờng, trở thành những hình ảnh phóng dụ, ám dụ ngƣời đọc, gợi mở cho họ liên tƣởng tới những điều lớn lao, hệ trọng trong đời sống xã hội, thế nhân. Tiêu biểu nhƣ hình ảnh thơ đậm chất tƣợng trƣng, siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Những hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều thƣờng đƣợc nâng lên thành ẩn dụ, vì thế không thể hiểu nó theo logic ngữ nghĩa thông thƣờng: “Trộn máu vào phù sa, trộn ban mai vào hoàng hôn, tôi nặn chiếc bình gốm/ Chiếc bình chảy máu, men hoàng hôn chảy, men ban mai chảy, chảy phù sa...” (Chiếc bình gốm). Đây không phải là hình ảnh về một chiếc bình gốm cụ thể, thông thƣờng mà là chiếc bình gốm thơ. Chiếc bình thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là tĩnh vật. Nó là kết quả của những tan chảy, những chuyển động. Khi sử dụng bút pháp siêu thực, thế giới hình ảnh trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang một vẻ đẹp huyền ảo, mê hoặc, nói nhƣ Nguyễn Đăng Điệp: “Sức mạnh của tiếng nói Nguyễn Quang Thiều vang lên trong cấu trúc của giấc mơ và sự xuất hiện liên tiếp của những thi ảnh lạ lẫm” [34].

Ở Ly Hoàng Ly, hình ảnh siêu thực trong thơ Ly mang vẻ ma mị, quyến rũ và thƣờng bao giờ cũng là những ẩn dụ cho những khám phá chính bản thể mình: “Trong vô vàn những giọt nƣớc mắt/ Một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng” (Mở nút đêm), “Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ/ Khâu đêm lại bằng tóc …/ Cắt ta ra từng mảnh nhỏ/ Khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác/ Cho đến khi trắng hếu đêm” (Cắt), “Vƣờn co vào lá/ Hoa ôm đêm đến rũ xác/ Em đi nhặt xác hoa/ Bƣớc vào vùng trăng/ Toàn thân lấp lánh dịu dàng” (Đêm trong vườn). Đó là những hình ảnh đƣợc xây dựng bởi sự hòa trộn giữa hiện thực với tiềm thức hoặc tƣởng tƣợng. Từ trong những hình ảnh siêu thực đó, ngƣời đọc nhận thấy hành trình của nhà thơ trong việc khám phá những phức tạp, bí ẩn của bản thể, cũng nhƣ những run rẩy buốt giá khi chạm đến tận cùng nỗi cô đơn trong hành trình khám phá bản thể ấy. Không gian “đêm” trở thành không gian nghệ thuật của thơ Ly Hoàng Ly, là một

không gian lý tƣởng cho sự xuất hiện những hình ảnh đậm chất siêu thực ma mị, ám ảnh và cũng rất quyến rũ ấy.

Trần Tuấn ở Ma thuật ngón (giải thƣởng Bách Việt 2008), rất có ý thức khi sử dụng những yếu tố siêu thực vào các hình tƣợng. Siêu thực đƣợc anh sử dụng nhƣ là một thủ pháp, nhƣ là một phƣơng tiện. Đây là hình ảnh ngƣời bán cà phê sau một đêm lao động căng thẳng, anh về nhà trong trạng thái nửa mơ, nửa tỉnh, cơn buồn ngủ, sự mệt mỏi chập chờn anh đi trong trạng thái vô thức, cảnh vật cũng hƣ ảo, mộng mị “lanh canh tiếng ly muỗng đi trên con đƣờng đêm/ chiếc xe đẩy ngƣời bán cà phê đêm về nhà lúc gần sáng/ nhà đâu trong đầu ngƣời đẩy xe mơ ngủ/ nơi ngã tƣ gần lụi đèn đƣờng/ ụ giao thông ngồi làm nấm mộ/ có dăm giấc mơ dừng lại ngồi bên” (Giấc mơ sống sót). Tác giả nhân hoá đồ vật (chiếc xe đẩy) và vật hoá con ngƣời (ngƣời bán cà phê) cả hai đổi vị trí cho nhau, ụ giao thông thành nấm mộ ngồi lẫn những giấc mơ. Với Ma thuật ngón, Trần Tuấn ảo hóa cảm xúc từ cảm giác đến linh giác. Những yếu tố siêu thực xuất hiện trong tác phẩm tạo một không khí nghệ thuật đặc biệt, có tính huyền ảo, mộng mị. Nó nằm trong phƣơng thức “lạ hoá” mà các nhà thơ hậu hiện đại hay dùng.

Sử dụng những hình ảnh lạ hóa còn là cách để nhà thơ thể hiện một cách cảm nhận khác về thế giới, đem đến một luồng sinh khí mới cho thơ ca. Nguyễn Bình Phƣơng đã mang đến một cảm xúc hoàn toàn mới lạ khi nói về việc đi xe máy “- Vít tay ga phóng vƣợt qua nƣớc mắt/ Sang bên kia bầu trời/ Chạm vào thời tiết và tan biến/ Các chấm đỏ lại nôn nao ẩn hiện/ Trong đƣờng cua quái đản/ Lấp lánh theo dọc dải Ngân hà/ Em lộng lẫy sau xe nhƣ tích tắc cuối cùng của mùa hạ” (Xe máy). Tác giả đang miêu tả việc đi xe máy hay là đang nói tới giấc mơ vƣợt thoát sang cõi khác, thoát khỏi thực tại tầm thƣờng, song hành cũng vũ trụ? Nói về sự trôi chảy của thời gian bất định và sự nhập cuộc hữu hạn của con ngƣời, Thi Nguyên viết: “Ngày mềm nhũn đang chảy từ chiếc đồng hồ cát đến con lợn đất/ Bụi trên bàn chờ hoá kiếp trần gian/ Thời gian ơi cho tôi quá giang một đoạn” (Trên bàn viết). Ở đây có những liên tƣởng táo bạo, thoắt đi về giữa hiện thực và tƣởng tƣợng. Những cách kiến tạo thi ảnh lạ nhƣ thế tạo ra những liên tƣởng mới, tâm thế tiếp nhận mới ở ngƣời đọc.

Trong nỗ lực làm lạ hóa hình ảnh, một số nhà thơ cách tân có xu hƣớng sắp xếp những hình ảnh rời rạc đứng cạnh nhau có thể là để thể hiện những ám tƣợng nào đó trong vô thức, tiềm thức. Nhƣng điều đó cũng làm khó ngƣời đọc trong việc tìm ra nội dung, tƣ tƣởng của bài thơ: “Mùi quế hƣơng lƣu vong/ tấm lƣng trần liệm nắng/ ngọn râu khoai lƣờm nguýt mặt đất/ những bầu vú ra khơi vắt sữa mặt trời!/ Se tháng năm vất vƣởng đáy rốn/ nhúm nhau dạt chân trời/ không tổ chức/ lụt bão/ luật lệ/ tử cung/ sự giao lƣu hoang hoải ngực Mạ/một ngày mai tinh khôi vân tay” (Hoe chân lời – Văn Cầm Hải). Bài thơ thách đố độc giả ngay từ nhan đề rồi đến hình ảnh. Cách làm thơ nhƣ vậy rất mới nhƣng cõ lẽ không mấy ngƣời đọc đủ kiên trì nghiền ngẫm xem tác giả muốn nói gì trong bài thơ ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)