Chƣơng 4 ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
4.3. Hệ thống hình ảnh
4.3.1. Hình ảnh đời thường, trần tục
Khi thơ trở về với những vấn đề thế sự, đời tƣ thì tất yếu sẽ dẫn đến sự thu hẹp chiều kích của một số hình ảnh thơ, nhƣ hình ảnh Tổ quốc, Mẹ,... Hình tƣợng Tổ quốc trong thơ hiện nay vẫn thiêng liêng, trang trọng nhƣng không mang tầm vóc tráng lệ nhƣ thơ sử thi. Trƣớc kia, cảm nhận của Chế Lan Viên cảm nhận về Tổ quốc thật hùng vĩ, tráng lệ: “Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào/ Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ”. Còn ngày nay, Trần Thị Huyền Trang thấy Tổ quốc hiện hữu trong một bông cúc nhỏ bé: “Mai ngày rời Cột Mốc Số Không/ Tổ quốc cài trên tóc/ Một bông/ Một bông/ Một bông/ Con đƣờng mang dấu chân cha ông/ Bông cúc nở triền miên không dứt” (Tổ quốc).
Trong thơ sử thi, Mẹ là biểu tƣợng của Tổ quốc, dân tộc, quê hƣơng, còn trong thơ hiện nay, mẹ là một số phận cụ thể, với bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay, vất vả: “Bƣớc ra từ khuôn hình/ tấm lƣng còm cõi/ tuổi xuân xa ngái/ bát cơm gầy chan nƣớc mắt” (Tấm ảnh mẹ - Trần Đăng Huấn), “Tình sâu hóa vết thƣơng sâu - bàn thờ - mẹ vẫn một đầu chiến tranh” (Ngày giỗ cha - Đỗ Trọng Khơi).
Một số hình ảnh lại có sự thay đổi ý nghĩa biểu đạt, chẳng hạn nhƣ hình ảnh đất. Trong thơ sử thi, đất đai nhƣ là biểu tƣợng của cội nguồn ƣớc mơ, khát vọng, tƣợng trƣng cho sự bền bỉ, lòng kiên nhẫn, nhân hậu, thủy chung (Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Người vắt sữa bầu trời - Thu Bồn, Sức bền của đất - Hữu Thỉnh). Trong thơ hiện nay, đất trƣớc hết là không gian sinh tồn, là cái nâng đỡ con ngƣời cả về thể xác lẫn tinh thần “Khi vui thì ngửng mặt lên trời, khi buồn lại cúi mặt vào đất; Khi vui thì nhảy lên khỏi mặt đất, khi buồn lại dậm chân vào đất” (Hồi môn của đất - Lƣơng Ngọc An). Đất là biểu tƣợng của những gì gần gũi nhƣng con ngƣời ta thƣờng hay lãng quên, không chú ý: “Bởi quen ngƣớc lên/ Anh thƣờng không nhìn thấy/ Một thế giới mộng mơ/ Ở ngay dƣới chân mình” (Bầu trời đất - Hoàng Trần Cƣơng).
Nhiều nhất trong thơ mƣời năm đầu thế kỷ XXI là những hình ảnh của cuộc sống đời thƣờng trần tục. Đây là hệ quả tất yếu khi cảm hứng thế sự, đời tƣ trở thành cảm hứng chủ đạo và dân chủ trong thơ đƣợc đề cao. Có thể nói xu hƣớng trở về cái giản dị, đời thƣờng đã chi phối tƣ duy thơ của các nhà thơ hiện nay. Có thể
lấy đoạn thơ sau đây của Nguyễn Trọng Tạo làm ví dụ: “Ngày không em/ anh cây chổi tựa mòn góc bếp/ anh cái chảo mốc meo/ anh con mèo đói kêu khan/ anh con chồn hoang ngủ vùi hốc tối...” (Ngày không em). Trƣớc kia, con ngƣời thƣờng ví nỗi nhớ trong tình yêu với những gì to lớn và vĩnh hằng nhƣ sóng nhớ bờ, nhƣ thuyền nhớ biển. Còn trong thơ hiện nay, nỗi nhớ tình yêu đƣợc ví với những hình ảnh hết sức bình dị, đời thƣờng nhƣ cái chổi, cái chảo, con mèo, con chồn. Tình yêu không còn mang màu sắc lý tƣởng, tình yêu gắn với cuộc sống đời thƣờng, nhƣng chính vì thế mà tình yêu cụ thể hơn, chân thực hơn. Với kiểu tƣ duy nhƣ thế, tất yếu những hình ảnh của cuộc sống đời thƣờng sẽ tràn vào thơ. Chúng tôi tạm phân chia các hình ảnh về cuộc sống đời thƣờng, trần tục trong thơ hiện nay thành các nhóm sau:
* Hình ảnh con ngƣời : là những con ngƣời bé nhỏ với số phận riêng (chứ không phải là những con ngƣời tiêu biểu của thời đại) nhƣ em bé mồ côi, ngƣời đàn bà bán mình làm vợ xứ ngƣời, ngƣời hàng xóm, ngƣời đi cùng chuyến tàu, ngƣời thân, ngƣời bạn... Bên cạnh đó là những biểu trƣng về số phận con ngƣời nhƣ hạt cát, hạt bụi, cỏ...
* Thế giới loài vật: những loài vật bé nhỏ nhƣ: con gián, con kiến, con chó, con mèo, con chim vành khuyên, ...
* Cảnh vật gắn liền với cuộc sống thƣờng ngày của con ngƣời nhƣ: hoa cau, hoa xoan, hoa mƣớp, lục bình, dây bầu, chiếc lá, cánh đồng...
* Những hình ảnh thể hiện tâm trạng cô đơn của con ngƣời nhƣ: chiếc bóng, độc thoại, con ngƣời lang thang...
* Những hình ảnh mang tính nhục thể: những bộ phận trên cơ thể con ngƣời (đặc biệt là ngƣời phụ nữ), những hình ảnh gợi tính dục...
Sự xuất hiện ngày càng nhiều những hình ảnh mang tính nhục thể là một trong những điểm khác biệt giữa thơ hiện nay (đƣợc tính từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX đến nay) và toàn bộ nền thơ trƣớc đó. Cũng cần phải lƣu ý rằng, không phải là thơ trƣớc đó không có hình ảnh nhục thể. Từ thời trung đại, Hồ Xuân Hƣơng đã nói nhiều đến những hình ảnh gợi hoạt động tính giao của con ngƣời rồi, Nguyễn Du cũng từng ca ngợi vẻ đẹp thân thể của Thúy Kiều: “Dày dày sẵn đúc
một tòa thiên nhiên”. Đến thơ Mới, Xuân Diệu cũng từng tha thiết kêu gọi “Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực”. Nhƣng những hình ảnh đó mới chỉ dừng ở mức gợi, hoặc là bóng gió xa xôi, hoặc ƣớc lệ, tƣợng trƣng, hoặc chỉ là ƣớc mơ chứ không phải thực tế. Trong thơ hiện nay, những hình ảnh mang tính nhục thể đƣợc thể hiện một cách trực tiếp. Những bộ phận trên cơ thể con ngƣời, kể cả những bộ phận nhạy cảm đƣợc gọi bằng đúng cái tên của nó chứ không phải bằng những ƣớc lệ: “Đôi bầu vú thông minh/ không ngăn nổi cặp đùi dài ngu ngốc chảy vào nhau” (Phan Huyền Thư), “Nhƣng khi hắn cần dƣơng vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài Gòn” (Nguyễn Hữu Hồng Minh). Vi Thùy Linh khai thác triệt để những phần thân thể và những hoạt động giao hoan tình dục, những cảm giác vật chất và tinh thần: Bàn Tay, Đôi mắt Anh, Trên Ngực Anh, môi hôn, làn da, “lƣng anh lƣng em tự sóng”, “anh hoà em vào máu”; “Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên/ Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên/ Trên lƣng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng/ Môi em trƣờn đêm căng/ Duỗi chân dài, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp qua cầu đùi muốt/ Vào lúc Anh lên em lên Anh/ Thụ tạo giấc mơ ấp ủ/ Em đạt khát khao làm Mẹ” (Nơi ánh sáng). Sự xuất hiện những hình ảnh nhục thể chứng tỏ hình ảnh thơ không chỉ vận động theo hƣớng đời thƣờng hóa mà còn theo hƣớng trần tục hóa.