Chƣơng 4 ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
4.1. Mở rộng đƣờng biên thể loại
4.1.1. Cách tân thể thơ truyền thống
4.1.1.1. Dòng chảy của thơ lục bát
Nói đến thơ lục bát, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến một sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của dân Việt. Nó có một vẻ đẹp giản dị, nền nã không phai tàn theo thời gian. Thời nào, nơi nào có ngƣời dân Việt sinh sống là nó đƣợc yêu thích và tôn vinh. Nó có biến đổi theo năm tháng nhƣng những cốt tính của nó không phai mờ. Cho dù trải hàng trăm năm cuộc sống bây giờ so với thời trƣớc đã bề bộn hơn nhiều và tâm trạng con ngƣời đổi thay nhiều thì thơ lục bát vẫn biến hóa để thể hiện đƣợc những thay đổi đó một cách sinh động, uyển chuyển. Có một điều đáng chú ý là các nhà thơ đƣơng đại từ ngƣời chƣa thành danh đến ngƣời đã thành danh, từ ngƣời nặng lòng với thơ truyền thống đến ngƣời có khát vọng cách tân thơ táo bạo hầu nhƣ ai cũng từng tự thử thách mình với thể lục bát.
Trở về với quê hƣơng, với văn hóa truyền thống, các nhà thơ hiện nay tìm thấy ở lục bát một hình thức tƣơng thích. Nói về tình yêu với ca dao, còn gì hợp lý hơn khi sử dụng chính thể thơ phổ biến nhất của ca dao: “Ngƣời bƣơn trải chốn sang giầu/ Ta vin dải yếm bắc cầu ca dao” (Người và ta - Hồ Thủy Giang). Tƣơng tự nhƣ vậy, nói về tình cảm tha thiết với văn hóa truyền thống, với quê hƣơng xứ sở cũng không có thể nào phù hợp hơn lục bát. Tình yêu với xứ Đoài của Lê Đình Cánh dƣờng nhƣ đƣợc chắp cánh thăng hoa với thể lục bát ngọt ngào: “Rét trùm mây núi Tản Viên/ Mƣa nghiêng sông Đáy. Gió xiên sông Đà/ Rét cong mái ngói đền Và/ Ngoài trăm tuổi rét lim già hắt hiu...” (Rét xứ Đoài). Tính dân tộc thấm đẫm trong những câu thơ trên từ hình ảnh, cảm xúc đến ngôn từ, nhịp điệu. Thể lục bát cũng làm da diết thêm hoài niệm của Trần Thị Thu Huề về một miền quê thuở
hoang sơ, chƣa có dấu vết của cuộc sống đô thị: “Ếch kêu xiết nỗi nhớ đồng/ Nhớ bè rau muống, nhớ vồng cải hoa/ Nhớ gốc chuối, nhớ vƣờn cà/ Giàn bầu cọc nạng, ngôi nhà cột tre.../ Tiếng ếch kêu gọi ta về/ Với miền ký ức tình quê, tình đời”(Ếch kêu trong phố).
Thể lục bát với âm điệu du dƣơng, ngọt ngào còn thích hợp để diễn tả đời sống tình cảm âm thầm mà mãnh liệt của con ngƣời, đặc biệt là diễn tả nỗi buồn: “Thầy nằm nhắm mắt xuôi tay/ Nhƣ nguôi quên nỗi tù đầy ngày xƣa/ Nhƣ xong nợ sớm nần trƣa/ Nhƣ là rũ hết gió mƣa một thời...” (Đất lành - Lê Đình Cánh ), “Núi buồn núi tựa vào sƣơng/ Em buồn em tựa vào đƣờng gió đi” (Với núi - Thu Nguyệt).
Nhƣng khả năng của lục bát không chỉ có thế. Trƣớc kia ta lầm tƣởng lục bát chỉ phù hợp với những gì da diết, ngọt ngào nhƣng bây giờ, qua khảo sát thơ hiện đại và đƣơng đại chúng ta không khỏi ngạc nhiên bởi khả năng biểu hiện to lớn của lục bát “cái mình mẩy mộc mạc ấy lại vừa vặn giao hòa với tất cả: từ tinh thần khâm nghiêm của cổ đến táo bạo của kim; từ dịu dàng lời ru đến tƣng tửng humour; từ mộc mạc ca dao đến hàn lâm minh triết; từ trữ tình ƣớt át đến nghịch ngợm trào phúng…” [158]. Lục bát có đƣợc khả năng biểu đạt to lớn ấy là nhờ vào sự cách tân của các nhà thơ hiện đại. Phạm Công Trứ đã đƣa hơi thở của cuộc sống thị trƣờng vào lục bát bằng cách sử dụng ngôn ngữ thời hiện đại: “Bây giờ chợ Bƣởi liền phiên/ Ngƣời ta đến chợ đờ - rem, a - còng” (Hai khúc sông Tô). Trƣớc kia, lục bát là địa hạt của trữ tình, còn ngày nay, các nhà thơ đã tăng cƣờng tính triết lý vào thơ lục bát tạo cho thể thơ này vẻ đẹp của trí tuệ “Phù sinh cái kiếp nhạt nhòa/ Rong rêu dẫu sạch vẫn là rong rêu/ Chia ly là lúc mình yêu/ Cái trong tử tế gặp nhiều gió mƣa” (Lục bát đời thường - Nguyễn Hoạt). Trên phƣơng diện nhạc điệu mà xét, chúng ta thấy những câu thơ lục bát truyền thống nhạc điệu tuy uyển chuyển nhƣng khá ổn định, họa hoằn mới có một vài trƣờng hợp phá cách, găp một câu thơ ngắt nhịp kiểu: “Nửa chừng xuân/ thoắt/ gẫy cành thiên hƣơng” (Truyện Kiều) xem nhƣ một trƣờng hợp lạ, tài tình. Còn thơ lục bát bây giờ nhạc điệu cực kỳ phong phú. Đọc bất kỳ bài thơ lục bát nào ta cũng thấy đƣợc sự đa dạng ở nhạc điệu. Nếu trong thơ lục bát cổ điển tiết tấu thƣờng cấu tạo theo nhịp chẵn, nhịp cân đối phổ biến là nhịp 2 - 2 , thơ lục bát mới ngắt nhịp biến hóa khá tự do:
Về đi thôi./ Gió./ Đừng chờ
Chẳng còn chi nữa./ Mắt mờ tìm nhau Về đi thôi./ Gió./ Bay mau
Chẳng còn em./ Vẫn một màu./ Phố xƣa Về đi thôi./ Gió đừng mơ
Xa bàn tay ấy./ Bất ngờ nỗi đau. (Về đi thôi gió - Lê Huy Quang)
Nhạc cảm của đoạn thơ đọc lên thật sinh động luôn thay đổi biến hoá. Đó là nhạc của thơ, mà cũng chính là nhạc lòng của tác giả vậy.
Hình thức câu thơ lục bát cũng có sự thay đổi. Trong thơ lục bát cổ điển, một cặp 6-8 mới tạo thành một kết cấu câu hoàn chỉnh, nhƣng ngay ở ví dụ trên một dòng thơ chứa từ 2 đến 3 câu tạo cảm giác dòng thơ bị phân đoạn, xé lẻ. Hoặc có khi cặp lục bát vẫn giữ nguyên kết cấu là một câu nhƣng không giữ trạng thái trên 6 tiếng, dƣới 8 tiếng nữa mà bị ngắt ra làm nhiều dòng:
Bâng khuâng nhƣ thiếu nhƣ thừa Nhƣ thao thức ngủ nhƣ vừa đi xa Nhƣ em rực rỡ đóa hoa Lại nhƣ em lá vàng sa cuối chiều... (Như - Nguyễn Ngọc Ký)
Đặc điểm quan trọng và hầu nhƣ cố định trong thơ lục bát là vần. Chính sự hiệp vần ở tiếng thứ 6 của câu lục với tiếng thứ 6 (đôi khi là tiếng thứ 4) của câu bát và tiếng thứ 8 của câu bát với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo góp phần không nhỏ tạo nên giọng điệu du dƣơng trữ tình của thể thơ này. Nhƣng với nỗ lực chuyển từ giọng hát sang giọng nói, Hữu Thỉnh đã xóa bỏ luôn cả vần trong thơ lục bát: “Một lời nhƣ thể mái chèo/ Khi gãy cán đã bao ngƣời cập bến/ Một lời nhƣ thể lƣỡi cƣa/ Khi nghĩ lại bao thân cây đã đổ/ Một lời nhƣ thể giếng thơi/ Soi trong đất lại thấy
trời ở trong” (Một lời). Bài thơ có kết cấu 3 cặp lục bát trong đó hai cặp đầu không hiệp vần. Nếu hiệp vần ở hai cặp lục bát trên có thể tính triết lý sẽ bị trôi tuột đi bởi nhạc điệu du dƣơng. Chính sự trúc trắc vì không hiệp vần mới làm cho những triết lý nhân sinh thể hiện trong bài thơ trở nên có sức nặng.
Với những cách tân nhƣ vậy và với những khả năng biểu đạt to lớn nhƣ vậy, chắc chắn lục bát sẽ còn có sức sống lâu bền trong thơ Việt Nam đƣơng đại.
4.1.1.2. Thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thơ tám chữ
Thơ ngũ ngôn, thất ngôn và thơ tám chữ dù không phổ biến nhƣng vẫn tồn tại nhƣ một phần không thể thiếu trong đời sống thể loại thơ đƣơng đại. Thơ ngũ ngôn truyền thống đƣợc sử dụng nguyên vẹn, có rất ít biến thể. Theo khảo sát của chúng tôi, 22 bài thơ ngũ ngôn trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, chỉ có 01 bài duy nhất thuộc dạng biến thể (Người trong tôi - Nguyễn Hoa). Các nhà thơ đƣơng đại tiếp thu gần nhƣ nguyên vẹn thể thơ này, từ số tiếng trong một câu đến cách cách hiệp vần. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp trang trọng, hàm súc của thơ cổ điển “Vắt đá tìm giọt nƣớc/ Ẩm ƣớt mặt nhân gian/ Vắt nƣớc làm ngọn sóng/ Soi nỗi đời ngổn ngang” (Viết ở Yaly - Định Hải). Còn thơ ngũ ngôn trƣờng thiên phù hợp với những bài thơ có giọng điệu chủ yếu là giọng tự sự nhƣ Hoàn Kiếm hồ - Nguyễn Việt Chiến, Mưa phía La Thành - Ngọc Bái, Thị xã còn tất cả - Nguyễn Thị Mai...
Nếu thơ ngũ ngôn rất ít biến thể thì thơ thất ngôn và thơ tám chữ hầu nhƣ lại đƣợc sử dụng dƣới dạng biến thể. Theo khảo sát của chúng tôi trong tuyển tập Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, trong số 18 bài thơ thất ngôn có tới 12 bài là biến thể; trong số 35 bài thơ tám chữ có tới 33 bài là biến thể. Các biến thể của hai thể thơ này rất phong phú. Có khi là sự chia nhỏ các dòng thơ theo lối bậc thang:
Em lang thang
nhặt nắng
giữa cơn mƣa Để góp lại
Tìm bàn tay
vô tình
em lạc mất Thấy tay ngƣời
đan kín
một bàn tay!
(Người thứ ba - Nguyễn Thị Thanh Nga) Có khi là sự co, dãn câu thơ một cách đột ngột theo cung bậc của cảm xúc: Đôi bờ sông đợi bến bóng đò
cát cứ trắng để mềm, nƣớc cứ trong để vỡ ngƣời ra đi mặt hƣớng vào giông gió tôi nào hay thƣơng nhớ phía phù sa. Tôi nào hay...
Hoa giấy vỡ đỏ trời xa cách bạn gió cuốn xác hoa về phía thắm chút vô cùng gửi lại mong manh
(Tạm biệt Sài Gòn - Bùi Sim Sim)
Các ví dụ trên cho ta thấy sự phá thể thơ thất ngôn và thơ tám chữ còn thể hiện ở việc không viết hoa ở đầu mỗi dòng thơ, ở cách ngắt nhịp tự do theo cảm xúc.
Thơ biến thể chiếm ƣu thế là một tất yếu trƣớc sự bộn bề của hiện thực và cảm xúc. Các nhà thơ dù có nặng lòng với các thể thơ truyền thống cũng thể giữ nguyên vẹn những thể thơ này. Biến thể thơ truyền thống cũng là dấu hiệu của khuynh hƣớng tự do hóa thơ hiện nay