Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 149 - 153)

CHƢƠNG 4 : NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

4.2. TÍNH CHẤT GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG NGÔN NGỮ

4.2.2. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ kịch

Một thể loại nữa cũng xâm nhập vào truyện ngắn với hàm lƣợng lớn trong giai đoạn này là kịch. Sự giao thoa về ngôn ngữ giữa kịch và truyện ngắn thể hiện ở tính đối thoạị Trên bề mặt, đó là sự xuất hiện dày đặc của đối thoại giữa các nhân vật trong truyện, còn ở bề sâu, đó là tính đối thoại, đa âm của bản thân văn bản tác phẩm với các cấu trúc ngoài nó: các tác phẩm khác, các quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, xã hội…

Cùng với xung đột thì trên phƣơng diện ngôn ngữ, “Đặc trƣng số một của kịch bản là đối thoại. (…). Tác giả kịch bản kể một câu chuyện bằng lời nói của nhiều nhân vật – câu chuyện diễn biến nhanh, với những sự cố liên tiếp và liên kết với nhau thành hành động kịch”; “Ngoài đối thoại, kịch bản còn có phần không đối thoại, tác giả xuất hiện để “hƣớng dẫn” bài trí không gian, thời gian, việc ra vào sân khấu của nhân vật, đôi khi giọng nói, dáng điệu của nhân vật trên sân khâu [58, tr.37,38]. Đó là thi pháp kịch. Nếu ứng chiếu vào truyện ngắn, ta sẽ thấy trong văn

học đƣơng đại có nhiều truyện ngắn gần gũi với văn bản kịch, ở đó ngƣời kể chuyện chỉ thực hiện vai trò giới thiệu bối cảnh không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện, còn câu chuyện chủ yếu diễn biến qua đối thoại và hành động của các nhân vật. Nguyễn Huy Thiệp có nhiều truyện nhƣ vậỵ Tướng về hưu là cuộc đối thoại mà không tìm đƣợc tiếng nói chung giữa tƣớng Thuấn với con trai, con dâu, với họ hàng, ngƣời thân. Không có vua đƣợc trình bày nhƣ một vở kịch đƣợc tạo nên bởi bảy hồi: “1.Gia cảnh”, “2. Buổi sáng”, “3. Ngày giỗ”, “4. Buổi chiều”, “5. Ngày tết”, “6. Buổi tối”, “7. Ngày thƣờng”, hồi nào, cảnh nào cũng dày đặc đối thoại kèm lời dẫn (nhƣng không bình luận, phân tích) của ngƣời kể chuyện. Sang sông mang dáng vẻ một màn kịch ngắn, ở đó lời của ngƣời kể chuyện đƣợc tiết chế tối đa, chỉ để giới thiệu tình huống và sự kiện, nổi lên trên bề mặt văn bản chủ yếu là những lời đối thoại của các nhân vật – ban đầu còn tản mát, phân tán, sau chỉ tập trung xoay quanh phƣơng án giải quyết xung đột chính của truyện khi thằng bé thò tay vào trong chiếc bình và không sao rút tay ra đƣợc, và cuối cùng là đối thoại đầy tính triết lý của nhà sƣ với chị lái đò. Tập Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương của Nguyễn Trí có rất nhiều truyện (Bãi vàng, Giã từ vàng, Đá quý, Kỷ niệm, Có biết không,

Ngọc Liên Thành, Trại viên cũ quay lại đông lắm) mật độ đối thoại dày đặc. Tiêu

biểu nhất là truyện Đá quý: có thể quan sát điều đó ngay từ đoạn mở đầu:

Cái đầu thò ra cửa sổ, ria mép tỉa tót cực cẩn thận. Thu, thƣờng gọi Thu Râu kẽm hỏi:

- Aỉ Ủa… hai vợ chồng mày hả? Vô đi, chờ tao tí. Cửa lớn mở. Gia chủ xuống nhà sau, vừa đi vừa làu bàu:

- Mẹ ơi… tao ngủ đã đời luôn, không có hai vợ chồng mày chắc tao về dƣới luôn quá.

Quần soóc, ở trần. Râu vạm vỡ, ngực nở eo thon. Bếp ga mini đặt lên bàn, tay cầm bình trà:

- Dạ… em…

- Tiền phải không? Cần bao nhiêủ Để làm gì? Con Vân nói tao nghẹ Cứ nhƣ thế, những đoạn đối thoại không ngừng nối tiếp nhau trong suốt câu chuyện dài 35 trang sách. Sự xuất hiện của ngôn ngữ ngƣời kể chuyện là hết sức khiêm nhƣờng với những câu ngắn gọn có tác dụng tƣờng thuật hành động nhân vật, dẫn dắt sự chuyển đổi bối cảnh không gian, thời gian nhƣ trong văn bản văn học của một vở kịch. Đáng chú ý là, cũng rất giống nhƣ trong văn bản kịch, ở những lời dẫn cho ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, sau khi tƣờng thuật hành động, ngƣời kể chuyện cũng thƣờng dùng dấu hai chấm trƣớc khi xuống dòng dựng lại lời thoại, hạn chế những từ mô tả hành động phát ngôn nhƣ “nói”, “bảo”, “hỏi”, “trả lời”, v.v…

Trong truyện cực ngắn, ngôn ngữ cũng rất gần gũi với ngôn ngữ kịch. Những truyện Vua và Hoàng hậu, Nhà thờ Đức Bà, Nhang đèn, Vu lan, Phân công hợp lý,

Sống… của Nguyễn Thị Hậu trong tập 101 truyện 100 chữ đƣợc kiến tạo bởi vài lời

dẫn chuyện ngắn gọn và những đoạn đối thoại nhƣ đƣợc trích ra từ một vở kịch nào đó. Ở một tập truyện mini khác, Tí ti thôi nhé, Ai bảo phụ nữ nói nhiều, chiếm số lƣợng lớn là những truyện mang hình thức một mẩu đối thoại, và nhan đề cũng nói lên điều đó: Đối thoại gái già, Đối thoại tiền hôn nhân, Đối thoại về việc dùng chung một số thứ trên máy tính, Hoạt cảnh thang máy, Cuộc điện thoại nghe được

trên xe khách…, thậm chí không có cả lời dẫn, chỉ những câu nói qua lại cũng đủ để

ngƣời đọc hiểu đƣợc câu chuyện.

Bên cạnh đối thoại nhƣ một hình thức của diễn ngôn, thì trong nhiều truyện ngắn, tính đối thoại của ngôn ngữ còn đƣợc thể hiện ở tinh thần giao tiếp của văn bản tác phẩm với những niềm tin, những lề thói suy nghĩ, những quan niệm thẩm mỹ, đạo đức phổ biến trong cộng đồng. Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành là những văn bản đối thoại của Nguyễn Minh Châu với chính sáng tác của

ông giai đoạn trƣớc (tiêu biểu là Mảnh trăng cuối rừng), là sự phá vỡ quan niệm về cái đẹp toàn bích, không tì vết, về con ngƣời lý tƣởng, hoàn hảo nhƣ những “siêu

nhân”. Bước qua lời nguyền là cuộc đối thoại của Tạ Duy Anh để vƣợt qua những định kiến hẹp hòi, ấu trĩ về giai cấp, thành phần xã hội làm cản trở sự nảy nở những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của con ngƣờị Ngôn ngữ trong một số tác phẩm còn chứa đựng cả một tinh thần giễu nhại đối với những niềm tin xƣa cũ: “Thế là hai ông hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau xông vào cuộc đào mồ đào mả, chốc dây mơ rễ má nhà nhau lên bằng miệng lƣỡi” (Chồng tôi – Y Ban), “Thƣợng đế chẳng qua chỉ là một gã đàn ông xỏ lá nhất chứ chẳng chơi” (Đàn bà sinh ra từ bóng đêm - Y Ban), “Sứ mệnh đế vƣơng thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ đƣợc quyền cao cả, không đƣợc quyền đê tiện” (Phẩm tiết – Nguyễn Huy Thiệp), “Sao đế vƣơng khổ thế!? Ta muốn sống nhƣ một ngƣời dân bình thƣờng không đƣợc ƣ? (…) Ta là chúa vƣơng tối cao, ta thích sang trọng sẽ đƣợc sang trọng, ta muốn dân dã, lấm láp là đƣợc lấm láp” (Dị hương – Sƣơng Nguyệt Minh). Và đây là một đoạn đối thoại đầy tính giễu nhại giữa cha – con, anh – em nhà lão Kiền trong Không có vua:

Cái ổ cắm bếp điện bị hở, chữa nhiều lần nhƣng cứ ít hôm lại có ngƣời bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhƣng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong giƣờng nói vọng ra: “Ở đâu không biết, chứ ở nhà này thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thƣờng tình”. Lão Kiền chửi: “Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à? Tao không hiểu thế nào ngƣời ta lại cho mày làm việc ở Bộ giáo dục!”. Đoài cƣời: “Họ xét lý lịch, họ thấy nhà mình truyền thống, ba đời trong sạch nhƣ gƣơng”. Lão Kiền lẩm bẩm: “Chứ không à? Chúng mày thì tao không biết, nhƣng từ tao ngƣợc lên, nhà này chƣa có ai làm gì thất đức”. Đoài bảo: “Phải rồị Một miếng vá xăm đáng một chục nhƣng tƣơng lên ba chục thì có đức đấy”. Lão Kiền bảo: “Mẹ cha mày, thế mày nâng bát cơm lên miệng hàng ngày mày có nghĩ không?”. Khảm rên rỉ: “Thôi thôi, anh Đoài ơi, anh thƣơng em với, hôm nay em phải thi vấn đáp môn triết học đây”. Đoài bảo: “Triết học là thứ xa xỉ của bọn mọt sách. Chú có thấy cái chuỗi hạt nhựa đeo cổ của chị Sinh không. Nó là triết học đấy”. Khảm không trả lờị

Với đoạn đối thoại trên, trật tự thông thƣờng trong gia đình lão Kiền bị dỡ bỏ: câu cửa miệng của bố với các con là “Cha chúng mày”, “Mẹ cha mày”, con nói với bố không xƣng không hô, giọng châm chọc, hỗn láo, cha con bằng vai phải lứa với nhau, và toàn bộ những từ ngữ diễn tả các giá trị đạo đức (truyền thống, trong sáng, đức), nghề nghiệp (giáo dục), tri thức (triết học) đều bị đem ra giễu nhại, mỉa mai bằng cách làm biến nghĩa, ngƣợc nghĩa của chúng. Sự giễu nhại (parody) ấy phản ánh sự sụp đổ trật tự, sự tan vỡ niềm tin của con ngƣời trong một thế giới xô bồ, ngổn ngang, hỗn tạp, một thế giới “không có vua”, không còn những đại tự sự thống trị. Với những văn bản mà tính đối thoại đƣợc thể hiện trong chiều sâu nhƣ vậy, tinh thần của kịch và tinh thần của tự sự đã hòa quyện nhuần nhuyễn, uyển chuyển vào tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa truyện ngắn giàu kịch tính trƣớc năm 1945 với truyện ngắn – kịch giai đoạn này: ở những truyện nhƣ Đồng hào có ma, Mất cái ví, Cụ Chánh Bá mất giày, Người ngựa

– ngựa người, Kép Tư Bền… của Nguyễn Công Hoan trƣớc năm 1945, kịch tính chủ

yếu nằm ở sự gay cấn của tình huống truyện, ở tiến trình hành động của nhân vật và cách mà nhà văn thắt nút, mở nút câu chuyện, còn tính chất kịch trong truyện ngắn đƣơng đại len lỏi vào thi pháp của văn xuôi ngay từ những đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất và cách mà nhà văn sử dụng chúng trong văn cảnh cụ thể.

Ngôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ giàu tính chất kịch là những kiểu ngôn ngữ tiêu biểu cho tính chất giao thoa thể loại của truyện ngắn đƣơng đạị Ngoài ra, ở một số tác giả, tác phẩm, sự ảnh hƣởng, thâm nhập của tiểu thuyết đối với ngôn ngữ truyện ngắn cũng đƣợc thể hiện. Tuy nhiên, theo chúng tôi, sự giao thoa, gần gũi về mặt ngôn ngữ của các thể loại trong cùng địa hạt tự sự nghệ thuật là điều tự nhiên, tất yếu từ trong bản chất, nên trong giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ tập trung bàn đến sự giao thoa của truyện ngắn với hai thể loại ở hai phƣơng thức biểu đạt trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 149 - 153)