Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 144 - 149)

CHƢƠNG 4 : NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

4.2. TÍNH CHẤT GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG NGÔN NGỮ

4.2.1. Sự giao thoa giữa ngôn ngữ truyện ngắn và ngôn ngữ thơ

Sự thâm nhập, giao thoa với nhau giữa các thể loại là một hiện tƣợng tự nhiên trong quá trình vận động và phát triển của văn học. Mỗi thể loại không thể tồn tại, phát triển một cách cực đoan mà luôn nới rộng biên độ, kiếm tìm những chân trời, những biên độ mới cho quá trình sáng tạo của nhà văn, và nhờ đó tìm thấy những điểm gặp gỡ với các thể loại khác. Điều này càng đƣợc thể hiện rõ nét trong thời đƣơng đại, với tƣ duy cởi mở, linh hoạt, dân chủ của cả chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận văn học. Với truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam, sự tác động, giao thoa mạnh mẽ nhất của thể loại này là với thơ. Về mặt kiểu loại, mối quan hệ này tạo ra kiểu truyện ngắn trữ tình; về tình huống, nó thƣờng gắn với tình huống tâm trạng; và trên bề mặt ngôn ngữ, nó thể hiện qua thứ ngôn ngữ giàu chất thơ trong rất nhiều tác phẩm. Ngôn ngữ giàu chất thơ là ngôn ngữ có tính tạo hình cao, thƣờng chứa đựng các biện pháp chuyển nghĩa (so sánh, nhân hóa, tƣợng trƣng), tự do trong cấu trúc và mạch liên tƣởng, thƣờng hƣớng tới biểu đạt cái đẹp và những rung động, những ấn tƣợng của nhân vật về thế giới nên mang tính chủ quan. Ngôn ngữ giàu chất thơ trong truyện ngắn đƣơng đại thƣờng thể hiện trong hai trƣờng hợp: do

phong cách của tác giả, và do sự thúc đẩy nội tại của hình tƣợng, tình huống cụ thể của tác phẩm.

Ở trƣờng hợp thứ nhất, có thể kể đến trƣờng hợp điển hình là Nguyễn Quang Thiềụ Đây là tác giả thành công ở cả hai thể loại: truyện ngắn và thơ, và sự giao thoa giữa hai thể loại này thể hiện rõ nét trong sáng tác của ông. Trong truyện ngắn, ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thiều kết hợp hài hòa, nhuần nhị giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Truyện của ông hƣớng tới miêu tả và biểu hiện một thế giới dù có những thử thách của hoàn cảnh, dù có sự nghiệt ngã bao vây con ngƣời, nhƣng trên hết vẫn là sự ngự trị của cái đẹp: cái đẹp của tạo vật, của thiên nhiên và cái đẹp của tình yêu, của những rung động, khát khao bền bỉ, cao thƣợng trong tâm hồn con ngƣờị Nhà văn thƣờng dùng những trang đẹp nhất để diễn tả những cảm xúc, cảm giác bay bổng của nhân vật hòa quyện trong vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên trong trẻo và tinh khiết. Trong Người đàn bà tóc trắng, cảm nhận ban sơ, ngây ngất của cô gái thôn quê với thân phận nghèo khổ lần đầu biết tới tình yêu đƣợc miêu tả bằng những câu văn tràn đầy cảm giác, sử dụng dày đặc biện pháp so sánh: “Gừng cảm thấy cánh tay Mô nhƣ hai cánh võng mềm mại đang dịu dàng đỡ lấy cơ thể cô. Gừng vẫn khóc. Cô thấy tiếng lá khô đang giãn ra dƣới tấm lƣng cô. Cô thấy ánh trăng đêm nhƣ một dòng nƣớc đang tan chảy trên da thịt cô. Bỗng cô run lên. Cô nhƣ mê đị Cô thấy một dòng sông lấp lánh ánh mặt trời ấm nóng đang cuồn cuộn cuốn Mô và cô vào một niềm cực lạc”. Những rung động nơi tâm hồn và thể xác ở cô gái trẻ trong niềm hoan lạc của lần đầu ái ân đã đƣợc nhà văn nâng niu trân trọng không phải bằng sự miêu tả trần trụi mà bằng lối viết tinh tế, chắt lọc những ấn tƣợng (“cảm thấy”, “thấy”, “nhƣ mê đi”), những liên tƣởng (về cánh tay Mô, về ánh trăng đêm) và những tƣởng tƣợng (về dòng sông lấp lánh ánh mặt trời)… Tất cả khiến cho ngƣời đọc quên đi câu chuyện nhục thể để hƣớng tới những gì cao khiết, thuần phác, thiêng liêng. Câu chuyện về Hai người đàn bà xóm Trại đƣợc bao bọc bởi một không gian vừa rất thực, vừa huyền ảo nhƣ trong cổ tích, với mở đầu là cơn mƣa cuối đông: “Gió từ bãi sông rộng thổi hắt từng lan mƣa bụi về phía chân đê. Tiếng mƣa mỏng và nhẹ nhƣ tiếng ngƣời thì thào đâu đó” và kết thúc là “những

ngọn gió sông đã chơm chớm xuân vẫn rạo rực thổi qua ngôi nhà bé bỏng”. Trong ngôi nhà nhỏ đƣợc bao bọc bởi những làn gió chuẩn bị mang mùa xuân đến ấy, câu chuyện về sự chờ đợi dằng dặc của hai ngƣời phụ nữ đối với hai ngƣời chồng đi mặt trận đƣợc diễn tả trong sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa những cuộc đối thoại vụn vặt và nỗi khắc khoải triền miên, cả những khoảng lặng của cảm xúc và ký ức. Chất thơ len lỏi vào cả kết cấu văn bản, cả hình tƣợng và đặc biệt là vào từng câu chữ. Những dòng văn miêu tả, kể chuyện luôn lấp lánh hình ảnh: “Má họ rực đỏ trong gió lạnh cuối đông. Tiếng cƣời họ trong trẻo và rạo rực vang trên mặt sông mùa nƣớc cạn yên tĩnh. Nhất là vào đêm luộc bánh, cả hai đều thấy hồi hộp lạ lùng. Họ cảm thấy da thịt họ thấm đầy hơi lửa bếp”, và những khoảnh khắc quan trọng trong tâm lý nhân vật hiện diện bằng ngôn từ một cách sống động, tài tình: “Một vật gì đó vô hình rơi vào ký ức bà tựa nhƣ cái quẫy của đuôi cá. Và rồi những vòng sóng kỷ niệm xƣa loang ra, loang mãi”. Cứ nhƣ thế, những mảnh chập chờn hồi ức đan xen với bối cảnh hiện tại, vừa đứt quãng, vừa liền mạch đƣợc nhà văn kết nối trong một văn bản đẹp nhƣ một bài thơ – bài thơ về nỗi nhung nhớ, đợi chờ của những ngƣời phụ nữ, vừa rất thật, vừa nhƣ bƣớc ra từ giấc mơ, từ trong cổ tích. Ở một truyện ngắn khác gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Thiều – Mùa hoa cải

bên sông, tình yêu của Chinh và Thao tuy vấp phải những rào cản nghiệt ngã hữu

hình và vô hình do lời nguyền xuất phát từ một nỗi đau và xác tín mù quáng của ngƣời cha, nhƣng luôn mạnh mẽ, trong trẻo và bền chặt. Chất thơ của truyện toát lên từ cảm nhận của Thao về vẻ đẹp mát lành, trinh nguyên của Chinh hòa quyện trong vẻ đẹp của thiên nhiên: “Chợt những làn mây mỏng tan đị Ánh trăng trong veo đỏ tràn gƣơng mặt cô. (…). Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gƣơng mặt đẹp. (…). Dƣới lớp trăng mỏng, dƣới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở”. Giữa sự cấm đoán nghiệt ngã đến độc ác của ông Lƣ, tình yêu của họ vẫn nảy nở nhƣ một lẽ tự nhiên: “Cả hai đều nhận thấy có một cái gì đó mỏng, trong suốt đan quấn vào họ nhƣ tơ nhện”, để rồi “Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau nhƣ một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ

đau”. Tình yêu thơ mộng ấy cuối cùng đã không chiến thắng đƣợc hoàn cảnh khốc liệt, Thao và Chinh mãi mãi xa lìa, và nỗi tuyệt vọng, nỗi đau chia cắt của chàng trai ở cuối truyện cũng đƣợc diễn tả gắn với thiên nhiên, gắn với hình ảnh hoa cải vàng nhức nhối nhƣ một định mệnh đã đƣợc tiên lƣợng từ buổi ban đầu: “Cho đến một buổi sáng Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cảị Những bông cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấm áp đung đƣa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên, đập hối hả. (…). Trƣớc mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn”. Cả thiên truyện là sự va đập mạnh mẽ giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa khát vọng và thực tại, giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc, nhƣng tác giả đã khéo léo biến lời tố cáo hiện thực ấy thành một hình thức giả cổ tích, giả huyền thoại, với ngôn ngữ có tính tạo hình, biểu cảm cao, khiến câu chuyện trở thành một bài thơ về tình yêu và nỗi đau, tình yêu và định mệnh. Nguyễn Quang Thiều là nhà văn tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ truyện ngắn giàu chất thơ. Dù viết về đề tài nào, xây dựng kiểu hình tƣợng nào, ngôn ngữ truyện của ông vẫn thể hiện đậm nét đặc điểm đó.

Sự giao thoa giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ trong truyện ngắn gắn với phong cách ngôn ngữ còn đƣợc thể hiện ở các tác giả khác nhƣ Bảo Ninh, Hòa Vang, Nguyễn Ngọc Tƣ, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy… Những truyện Hà Nội

lúc không giờ, Ba lẻ một, Gió dại (Bảo Ninh), Sự tích những ngày đẹp trời (Hòa

Vang), Dòng nhớ, Cải ơi, Cái nhìn khắc khoải, Hiu hiu gió bấc (Nguyễn Ngọc Tƣ),

Cơn mưa hoa mận trắng (Phạm Duy Nghĩa), Sau những mùa trăng, Tiếng đàn môi

sau bờ rào đá, Ngải đắng ở trên núi, Mần tang mọc trong thung lũng (Đỗ Bích Thúy)… là những tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm ngôn ngữ giàu tính trữ tình của các tác giả nàỵ Có thể quan sát thấy đặc điểm này trong ví dụ về sự gần gũi giữa ngôn ngữ truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa và ngôn ngữ thơ của Xuân Quỳnh khi cùng diễn tả những suy tƣ của ngƣời phụ nữ về bản thân trong tình yêu, trong cuộc đời:

Từ những cảm giác, xúc cảm mang tính cá nhân của bản thân, Thuận trong

Cơn mưa hoa mận trắng đã đi đến những suy tƣ, chiêm nghiệm về bản tính của ngƣời đàn bà nhƣ một cách để tự giãi bày, tự biện hộ, tự cảm thông. Và nhà văn đã diễn đạt tâm tƣ của nhân vật bằng một ngôn ngữ vừa giàu tính tự sự, vừa thấm đẫm chất trữ tình với tính hình tƣợng cao, sử dụng một loạt so sánh và phép lặp cú pháp mà nếu so sánh, chúng ta có thể thấy rất gần với cách mà nhân vật “em” sẻ chia tâm sự với “anh” trong Nói cùng anh. Rất nhiều trang viết của các tác giả vừa nêu khiến ngƣời đọc có cảm giác nhƣ đang đọc một bài thơ văn xuôi nhờ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, giàu tính liên tƣởng và khả năng diễn tả thế giới phong phú của tâm hồn con ngƣời một cách bay bổng, trữ tình.

Cơn mưa hoa mận trắng

(Phạm Duy Nghĩa)

Nói cùng anh

(Xuân Quỳnh)

Đêm yên lặng quá. Thuận nghe thấy tiếng máu chảy giần giật trong người mình. Chị biết mình không còn ở cái tuổi lãng mạn, vin bám vào những tín điều thiêng liêng mà sống như Kiên. Chị chỉ biết mình là đàn bà. Một người đàn bà đã có chồng cần đến thú vui trần thế như cỏ ngải xanh rờn cần mưa, thảo quả cần miếng đất lầy nhầy, ẩm ướt giữa rừng sâu hay những thân vầu, thân nứa tốt tươi cần hít thở sương mù. Đàn bà gần với mặt đất. Đàn bà đồng nghĩa với tự nhiên và dòng đời sinh hoạt bình dị, phàm trần.

Chẳng có gì quan trọng lắm đâu Như không khí như màu xanh lá cỏ Nhiều đến mức tưởng như chẳng có Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang Nhưng lúc này anh ở bên em

Niềm vui sướng trong ta là có thật Như chiếc áo trên tường như trang sách Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa Trái cây thơm giữa miền đất khô cằn.

Ở trƣờng hợp thứ hai, có những tác giả vốn không chuyên viết lối văn giàu chất trữ tình, nhƣng trong một số tác phẩm cụ thể, do một ý đồ nghệ thuật nào đó, hoặc do sự thúc đẩy của tình huống, hình tƣợng, chất thơ đƣợc bộc lộ qua những đơn vị ngôn ngữ nhất định. Gió dại của Bảo Ninh, Dòng suối cạn nguồn của Trần Thuỳ Mai, nhiều truyện của Nguyễn Huy Thiệp (Chảy đi sông ơi, Con gái thủy

thần, Những người thợ xẻ, Không có vua, Trương Chi), Kỷ niệm của Nguyễn Trí…

hoặc đặt lời đề từ bằng thơ hoặc đan xen những bài thơ, bài ca vào văn bản tác phẩm. Những truyện Màu xanh man trá, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình của Lê Minh Khuê; Tân cảng, Một trăm linh tám cây bằng lăng, Còn lại một vầng trăng

của Nguyễn Thị Thu Huệ, Mười ngày, Hoa muộn của Phan Thị Vàng Anh… có những khoảnh khắc chứa đựng một xúc cảm, một ấn tƣợng chủ quan, một giây phút suy tƣ về đời sống của nhân vật đƣợc diễn tả qua ngôn ngữ bay bổng, cho thấy truyện ngắn có thể xích lại gần thơ nhƣ một quy luật tất yếu trong sự vận động của thể loạị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)