Trên phƣơng diện từ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 130 - 138)

CHƢƠNG 4 : NGÔN NGỮ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

4.1. NGÔN NGỮ GẦN GŨI VỚI NGÔN NGỮ ĐỜI SỐNG THÔNG TỤC

4.1.1. Trên phƣơng diện từ ngữ

Có thể quan sát thấy trong truyện ngắn sau 1975 sự nhạt dần, thƣa thớt dần của lớp từ chính trị xã hội, cùng với đó là sự gia tăng lớp từ ngữ thông tục, suồng sã của đời sống hàng ngàỵ Con chim biết chọn hạt của Nhật Tuấn (viết năm 1978) ca ngợi Hoa – một cô gái năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và quyết đoán trong ứng xử, nhƣng không tô điểm cho Hoa bằng những lời hoa mỹ, không bắt nhân vật phải gồng lên trong một hình ảnh hoàn hảo, mà cho cô xuất hiện với những lời lẽ rất tự nhiên, chân thật của đời thƣờng, phù hợp với tâm trạng. Trƣớc thông tin mình bị liệt vào “phần dôi ra” về nhân sự của công ty, khi Hoàng – ngƣời yêu cô, cũng là thƣ ký giám đốc đến nhà, phản ứng của Hoa đƣợc thuật lại trong một loạt phát ngôn: “Cô cau mày lạu bạu: - Không hiểu cái thằng ngu nào đang đề nghị giám đốc xếp em vào loại nhân lực dôi rạ Thật sôi tiết lên đƣợc”; “Cô gặng: - Saỏ Anh thấy chuyện ấy thế nàỏ Làm sao mà anh cứ ngồi ì ra nhƣ thế?”; “Cô cảm thấy đằng sau câu nói của anh có một cái gì lùng nhùng, đặc sệt rất khó chịụ Ôi giời, thây kệ. Cô cáu tiết: - Thì bây giờ ra sao anh cứ nói toẹt ra”… Ngôn ngữ nhân vật ở đây

đƣợc xây dựng hết sức sinh động, lột tả đúng tâm trạng bực bội, khó chịu của cô khi cảm thấy bị đối xử không công bằng. Để rồi sau đó, trƣớc ứng xử nhanh nhạy, thông minh của cô tại phòng giám đốc, ngƣời đọc biết đƣợc tài năng và tâm huyết của Hoa với công việc chung nên đã hiểu đƣợc căn nguyên thái độ cáu kỉnh, cục cằn ấy của “con chim biết chọn hạt” giữa một môi trƣờng làm việc còn nhiều trì trệ, lạc hậu, tâm lý an bài và bàng quan với yêu cầu của thời đạị Đó chính là điểm khác biệt về ngôn ngữ của truyện ngắn giai đoạn này so với trƣớc năm 1975. Ở giai đoạn trƣớc, nhân vật tích cực bao giờ cũng hiện lên trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện gắn với sắc thái trang trọng của thái độ ngợi ca, và bản thân ngôn ngữ nhân vật cũng chỉn chu, chuẩn mực, ít khi chứa đựng những lời lẽ suồng sã. Ta hãy quan sát sự khác biệt trong ngôn ngữ miêu tả sự hiện diện của một ngƣời phụ nữ trong mắt một ngƣời đàn ông ở hai trích đoạn truyện ngắn của hai giai đoạn trƣớc và sau năm 1975:

Mảnh trăng cuối rừng

(Nguyễn Minh Châu - 1970)

Một chiều dông gió

(Ma Văn Kháng – 1997)

Trong ánh đèn gầm hắt xuống mặt đường hiện ra ngay trước mũi xe một đôi gót chân bóng hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm mắt cá. "Ra vẻ cô này không phải con người lao động rồi - Tôi nghĩ - Hay là người ta đi thăm chồng hay thăm người yêu thực?".

Tôi chui từ gầm xe, đưa hai tay dụi mắt: - Chào cô, lần sau nếu xe dừng, cô đừng nhảy xuống như thế này nhé!

- Nhưng mà ngồi trong ấy mùi cao su khét quá, anh cho em đứng ngoài này

Con bướm bay từ đầu kia của sợi dây phơi, nơi căng bộ quần áo lao động của Tua, tới đầu này thì dừng lại, vẩn vơ một nét phấp phới phiêu bồng, rồi nhẹ nhàng dang rộng đôi cánh lớn, nhón chân hạ xuống. Ở đó, một chiếc may-ô con gái màu hồng mở khép nép bên cạnh chiếc quần phụ nữ toả bóng đen tuyền lấn át khiến chiếc quần lót mỏng mảnh xinh xinh màu hạt dẻ chỉ còn lấp ló và nhè nhẹ đung đưa theo cảm hứng hoan lạc của chiếc nịt ngực phổng phao hai vầng tròn mẩy mang màu trắng tuyết, ngát

thở một tý.

Qua làn ánh đèn tù mù của đoàn xe xích lao đi ầm ầm bên cạnh, tôi kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, khác hẳn với nhiều cô gái công trường thường cô nào cũng thấp và đẫy đà. Cô ta mặc áo xanh chít hông vừa khít, mái tóc dày tết thành hai dảị Chiếc làn và chiếc nón mới trắng lóa khoác ở cánh tay một cách nhẹ nhàng.

thơm như hoạ - Hà!

Tua bật tiếng reo thầm sau cả một chặng dài nín thở dõi theo đường bay của con bướm, như một linh hồn xa lạ vừa tạo nên cảnh tượng siêu thường. Tua bừng dậy, lâng lâng. Tua sung sướng. Tua sẽ lại như kẻ nhập đồng khi cơn dông gió nổi chiều quạ

Cả hai đoạn trích đều thể hiện ấn tƣợng của một ngƣời đàn ông về sự xuất hiện một ngƣời phụ nữ (ấn tƣợng về Nguyệt của Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng

và ấn tƣợng của Tua về Thoa trong Một chiều dông gió), nhƣng trong khi Nguyệt hiện lên trong ngôn ngữ ngữ miêu tả chứa đựng nhiều tính từ bao hàm một thái độ đánh giá (thiện cảm, ngợi ca) về vẻ đẹp chỉn chu, trong trẻo, dịu dàng, thì Thoa xuất hiện lần đầu ở công trƣờng của Tua bằng ngôn ngữ miêu tả bộ quần áo gợi nên tính nữ và nhục thể, bất thần làm dấy lên trong Tua những cảm giác khác lạ có phần bản năng. Vậy là: một bên là ngôn ngữ miêu tả trực tiếp gắn với những tính từ thể hiện sự đánh giá, khen ngợi; một bên là ngôn ngữ gợi tả gắn với những tính từ diễn tả cảm xúc, cảm giác bột phát về đối tƣợng. Và nếu xét trong quan hệ với ngôn ngữ đời sống, rõ ràng trích đoạn tác phẩm của Ma Văn Kháng có sự gần gũi, xuề xoà hơn với bạn đọc. Đó cũng là xu hƣớng vận động chung của ngôn ngữ truyện ngắn đƣơng đại: diễn tả đời sống trong tính hiện thực, trong tất cả sự xù xì, thô nhám, góc cạnh, thậm chí tục tằn của nó, khƣớc từ lối diễn đạt trang trọng, ƣớc lệ, thuần khiết. Truyện ngắn thời kỳ chống Mỹ thƣờng dùng các từ ngữ chứa đựng biện pháp ngoa dụ, hoán dụ kết hợp với các thán từ (thể hiện thái độ ngợi ca hay căm thù) trong khi

miêu tả đối tƣợng. Chẳng hạn, trong Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành ví đôi mắt T’nú trong căm thù sôi sục nhƣ “hai cục lửa lớn”, bàn tay cụ Mết thì “nặng trịch nhƣ một kìm sắt”; Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng mang vẻ đẹp “mát mẻ nhƣ sƣơng núi”… Còn trong truyện ngắn đƣơng đại, các nhân vật thƣờng hiện lên trong sự miêu tả gắn với tính hiện thực, sinh động, và đƣợc nhìn từ nhiều góc độ khác nhaụ Khuôn mặt của cô gái Ngọc yêu trong Những người thợ xẻ đƣợc miêu tả kỹ lƣỡng đến từng chi tiết: “Nàng bé nhỏ, mặt tròn, lông mày rậm, có một nốt ruồi sau cổ cách tai phải chừng bốn phân. Tất cả đƣờng nét trên khuôn mặt nàng đều khá rõ ràng: đôi môi, cánh mũi, cả những đƣờng viền”. Ngƣời đàn bà bị rƣợt đuổi, đánh đập, chạy vội vào ghe của bố con Nƣơng trong Cánh đồng bất tận cũng hiện lên lần đầu trong một hình hài đƣợc miêu tả tỉ mỉ: “Môi chị sƣng vểu ra, xanh rờn. Và tay, và chân, và dƣới cái áo mà tôi đã đắp cho là một cái áo khác đã bị xé tả tơi phơi những mảng thịt ngƣời ta cấu nhéo tím ngắt. Và những chân tóc trên đầu chị cũng đang tụ máu”, và trong tiến trình câu chuyện, ngƣời đàn bà ấy đã nhiều lần đƣợc Nƣơng quan sát và miêu tả, từ nhiều tƣ thế, nhiều bối cảnh khác nhaụ Biểu hiện nhân vật với những từ ngữ tả chân một cách sinh động trong sự vận động, biến đổi và từ các góc nhìn khác nhau, đó chính là điểm cho thấy ngôn ngữ truyện ngắn gắn bó ngày càng mật thiết với ngôn ngữ đời sống.

Sự thông tục hoá ngôn ngữ truyện ngắn nhƣ vậy xuất phát từ thế giới quan, quan niệm về xã hội – đạo đức – thẩm mỹ của các nhà văn: con ngƣời thời đƣơng đại phải đối diện với trạng thái vỡ mộng trong hành trình đi tìm cái đẹp tuyệt đích và bị bao vây bởi một hiện thực hỗn độn, ngổn ngang, ở đó không còn những “đại tự sự”, tất cả các diễn ngôn bị đời thƣờng hóa, cá nhân hóa đến tận cùng. Giữa bình

thường – nhan đề một truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Tuấn đã nói lên khuynh

hƣớng vận động chung của tƣ duy và ngôn ngữ con ngƣời trong văn học thời kỳ này: văn học không còn là khúc hát ca ngợi thời đại anh hùng mà trở về gần với cái bình thƣờng, ngôn ngữ văn học đƣợc bình dân hóa, dân gian hoá. Nhiều nhà văn đƣa vào trong tác phẩm của mình với hàm lƣợng lớn lối nói khẩu ngữ quen thuộc trong dân gian. Y Ban là một trƣờng hợp tiêu biểụ Các nhân vật trong truyện của bà

thƣờng phát ngôn theo kiểu suồng sã: “Mày không xùy tiền ra đây thì đi ra công an”

(Tiếng khóc thiên thần I), “Mày lừa bà hơi bị ngoạn mục đấy con nhỉ” (Hành trình

của tờ tiền giả), “Đi thôi ông tƣớng. Sao lại nghệt mặt ra vậy” (Hàng khuyến mại),

“Thôi bố già, đĩ non ơi, đƣa nhau vào bên lề mà lau nƣớc mắt cho nhau” (Chuyện

bên barie)… Điều này cũng xuất hiện khá nhiều trong truyện của Nguyễn Thị Thu

Huệ: “Thôị Thằng Toản cụt mày đọ thế nào đƣợc với chị. Nói một câu xin, chị khao cả hội nhòe nƣớc trắng và nem chuạ Hôm nay chị vừa có mầu – Hoài khủng khiểng” (Xin hãy tin em), “Sáng nay cho mấy thằng bạn mƣợn, nó din ba cầu, sợ công an đuổi chúng phóng nhanh nên đâm nhau què rồị Chốc em xin tiền mẹ đi thay mấy thứ, mông má lạị Em hỏi rồi, mất hơn hai triệu thôi” (Nước mắt đàn ông), “Thề à? Tại sao giữa thời buổi này mà mày còn tin là có lời thề? Tao đây nàỵ Nếu là nó, tao cũng sẽ ăn cắp và hỏi đến tao cũng thề. Khối con đàn bà, ngủ với trăm thằng đàn ông xong, lừa đƣợc một “con gà” vẫn vừa khóc vừa thề rằng em còn trinh, hiểu chƣả – Nó dằn giọng nói một hơi rồi cƣời phá lên, khả ố” (Dĩ vãng)… Cách nói dân dã, đầy chất sống ấy đã khiến cho nhân vật trở nên sống động, và tác phẩm gần với cuộc đời hơn bao giờ hết.

Trong xu thế xích lại gần với ngôn ngữ đời sống, ở một số tác phẩm, cái bỗ bã, tục tằn – điều mà văn chƣơng trƣớc kia thƣờng né tránh, coi nhƣ một thứ cấm kỵ đối với nghệ thuật – đã xuất hiện rất tự nhiên và khá dày đặc. Điều này đƣợc thể hiện qua những từ ngữ chỉ chất thải, chỉ hành vi phóng uế, những từ thô tục chỉ bộ phận kín của con ngƣời, những tiếng chửi thề, văng tục. Đó là trong truyện của Phạm Thị Hoài: “Mồ hôi anh nhƣ mùi hố xí hai ngăn” (Second hand), của Y Ban: “Con bé Thơm bị ma nó dắt đi đến chỗ lội nó định dìm chết con bé. May lúc con ma nó buồn ỉạ Thế là con bé mới thoát” (Đi chợ sớm), “Đêm qua mơ chó đuổi chạy té cứt ra quần” (Đổi đời)… Đặc biệt, trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, tinh thần thông tục hóa ngôn ngữ văn chƣơng đƣợc đẩy lên một mức rất caọ Nhân vật của nhà văn này, từ ngƣời bình dân cho đến các đấng bậc, các anh hùng vua chúa hay nhân vật của cổ tích, huyền thoại… đều bình đẳng với nhau về giá trị trong lời nói, đều có thể suồng sã, tục tĩu bất cứ lúc nàọ Tinh thần “giải thiêng”, “giải cấu trúc”

đƣợc ông thể hiện trong các hình tƣợng không chỉ qua hành động và tâm lý mà còn in đậm trên ngôn ngữ. Đó là những tiếng nhiếc móc của trùm Thịnh, của Tảo trong

Chảy đi sông ơi: “Thằng ngu nhƣ chó, trời rét thế này về mà nằm ổ”, “Chèo gì lạ

thế? Đã sợ vãi đái ra quần rồi hả?”. Đó là Bƣờng với vẻ lọc lõi trong Những người

thợ xẻ: “Bản chất của mày là một thằng trí thức lƣu manh chính trị. Tởm lắm! Cút

mẹ mày đi!”. Đó là vua Gia Long trong Phẩm tiết với những tiếng chửi thô lỗ trƣớc Vũ Văn Toàn: “Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng chừng nào”, “Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ƣ? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt!”. Đó là Trƣơng Chi với tiếng nói cửa miệng “Cứt!” và quan niệm “cuộc sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi đƣợc. Không chỉ riêng chàng, mà cả bầỵ Tất cả đều thối hoắc”. Đó là chú Hảo trong Đời thế mà vui với những lời thóa mạ: “Nƣớc mắt đàn bà! Nƣớc đái bò!”, “Đồ đĩ! Đồ mặt chó! Nói thế cũng nói!”, v.v… Theo Phùng Gia Thế - tác giả bài viết Tính chất Carnaval trong ngôn

ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại, “sự dung hợp các thể loại lời nói suồng sã trong

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên thực tế đã mang lại một màu sắc dân chủ mới trong văn xuôị Đặc tính của cách hành ngôn ngày có thể tìm thấy trong hầu hết các tác phẩm của ông, tạo thành một biểu hiện của phong cách” [154, tr.101], đó cũng là một dấu hiệu cho thấy văn xuôi Việt Nam đã bƣớc sang địa hạt của chủ nghĩa hậu hiện đạị Lối viết ấy một mặt cho thấy sự gần gũi của văn chƣơng với đời sống, nhƣng đồng thời, nó cũng vấp phải những phản ứng gay gắt của một bộ phận độc giả cho rằng nhà văn đã làm mất đi vẻ đẹp, sự cao quý của ngôn ngữ văn học.

Phản ánh đời sống đa dạng, nhiều chuyển biến của thời kỳ mới, trong truyện ngắn đƣơng đại cũng xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ hoàn toàn mới so với giai đoạn trƣớc, đó là lớp từ về các phƣơng tiện, vật dụng và lối sống hiện đại, về công nghệ thông tin, mạng Internet. Sự khốn khó về vật chất của một cô gái trẻ đƣơng đại trong Sinh nhật của Chu Thùy Anh hiện lên không phải qua miếng cơm manh áo mà bằng tình tiết trong ngày sinh nhật: “Huyên trả hóa đơn bằng thẻ, nhẩm tính chắc trong tài khoản còn vừa đủ để trả khoản nàỵ Ba hôm nữa Huyên sẽ lại có lƣơng, tài khoản sẽ lại nhích khỏi con số không. Từ giờ đến ba hôm nữa thì Huyên

đã có đồ ăn trong tủ lạnh”, “Bỗng dƣng điện thoại Huyên kêu báo có tin nhắn. Tin từ nhà cung cấp dịch vụ. Không mở ra đọc Huyên cũng biết tin nhắn báo điện thoại đã hết tiền từ ba tháng nay, và nếu không nạp thêm thì Huyên sẽ bị khóa số máy này”. Điện thoại, tài khoản là những thứ gắn liền với cuộc sống hiện đại, đặc biệt là với những ngƣời trẻ, đã đƣợc tác giả 8X chú trọng nhấn mạnh để thể hiện những lo toan, tính toán của nhân vật Huyên, đặc biệt là trong “bữa tiệc” sinh nhật một mình cô tự tổ chức cho chính mình. Trong truyện Người cùng chung cư của DiLi, cuộc sống của những ngƣời thanh niên hiện lên đầy màu sắc. Đây là căn phòng của Miên: “giấy bồi tƣờng màu be, đồ gỗ xanh ghi, giá sách đựng các loại ấn phẩm chuyên ngành và đĩa CD nhạc cổ điển, tủ quần áo có đúng 15 bộ (…). Trong tủ lạnh luôn có sữa tƣơi không đƣờng, bơ thực vật, cà chua bi và một ít bánh mì gối”, hàng xóm của cô – Mỏ Neo – thì “nghe thứ nhạc remix của các DJ vũ trƣờng”, còn Lam Vi hiện lên trong hình ảnh “quần cạp trễ, áo quai treo kiểu Maryline Monroe, tóc tỉa hai tầng sợi ghi sợi vàng, móng tay đính cƣờm lóng lánh, nƣớc hoa Elizabeth Arden, túi xách hiệu Louis Vuitton mà bên trong có lẽ chỉ đựng chiếc điện thoại và tuýp son bóng”. Đó là những chi tiết, hình ảnh đặc trƣng cho lối sống và phong cách của một lớp thanh niên ở đô thị trong thời buổi công nghiệp hóa và mở cửa của đất nƣớc. Ảnh hƣởng của Internet, của mạng xã hội nhƣ một phần tất yếu trong cuộc sống của các nhân vật này cũng đƣợc tác giả đề cập với “blog”, “Interest”,

Mien.com”, “friendlist”, “ảnh tƣợng”, “click chuột”, “tin nhắn”…

Một số truyện đã phản ánh lối nói pha tiếng nƣớc ngoài trong đời sống đƣơng đạị Chẳng hạn, trong Mãi không tới núi của Nguyễn Việt Hà, “Nắng chia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại (Trang 130 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)