- Là 1 trong 3 dây chuyền bộ phận trong công nghệ thi công bê tông cốt thép toàn khối.
- Gồm các công đoạn: lấy cốt thép từ kho - nắn thẳng - đo, cắt - uốn - nối - lắp dựng vào khuôn; có thể cơ giới hóa đến 50% ;
- Sản phẩm gồm thép thanh, lưới thép, khung phẳng, khung không gian và các chi tiết bản mã.
- Phân loại cốt thép theo chức năng và trạng thái làm việc: thép chịu lực, thép phân bố, thép cấu tạo, cốt thép thường hay thép dự ứng lực.
- Cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép thường phải đạt yêu cầu theo Tiêu chuẩn:
TCVN 1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng.
TCVN 6285-1997: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.
- Thời gian để chuẩn bị và dựng lắp cốt thép, ván khuôn vào trong khối đổ bê tông thường chiếm đến 70-80% thời gian để xây dựng một khối.
- Thời gian chuẩn bị khối đổ (đánh xờm mặt bê tông, vệ sinh, nghiệm thu...) chiếm 10÷15% và thời gian để đổ bê tông chỉ chiếm khoảng 10÷15%.
Vì vậy công tác cốt thép có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công trình và việc bảo đảm thời gian thi công chung của toàn công trường.
Tùy thuộc vào biện pháp thi công, đặc điểm của kết cấu đang thi công mà dây chuyền cốt thép có thể đi trước, đi sau hay đi xen kẽ với dây chuyền ván khuôn. Ví dụ:
Thi công bê tông cột, tường thì công tác cốt thép cột xong mới tiến hành lắp dựng ván khuôn, hay khi đổ bê tông sàn thì phải lắp dựng xong ván khuôn mới tiến hành lắp đặt cốt thép, hoặc đổ bê tông móng hai công tác ván khuôn và cốt thép có thể đi xen kẽ nhau.
Quá trình gia công cốt thép:
Gia công cốt thép thông thường gồm các việc sau: nắn thẳng, cạo rỉ, vạch mức và cắt, uốn... Trong xưởng gia công còn dùng hàn để nối cốt thép và các cấu kiện thép.
Để bảo đảm chất lượng và tiết kiệm cốt thép còn dùng phương pháp gia công nguội để xử lý cốt thép.
Trong khi vận chuyển đến công trường những thanh cốt thép bị cong do va chạm hoặc các loại thép nhỏ dạng cuộn vòng trước khi đem sử dụng phải qua quá trình nắn thẳng để uốn được dễ dàng và bảo đảm chiều dày lớp bê tông bảo vệ không có chỗ mỏng hơn so với thiết kế.
Nắn thẳng cốt thép có thể sử dụng các thiết bị sau đây:
* Dùng máy uốn cắt tự động: cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10 mm được nắn thẳng trên máy uốn cắt tự động. Máy cắt này có thể hoàn thành các như nắn thẳng, cạo rỉ và cắt theo độ dài đã định.
* Dùng bàn nắn: Cốt thép có đường kính từ 10-40 mm có thể nắn thẳng bằng bàn nắn. Trên bàn có 4 trụ thép để làm chỗ tựa khi nắn. Khi nắn những thanh cốt thép có d=10-19 mm thì phải lắp thêm vào trụ những vòng lót. Để nắn được nhẹ nhàng người ta dùng vam nắn bằng tay. Khi nắn những thanh cốt thép lớn hơn thì ta dùng búa.
* Dùng tời: Nắn thẳng những loại dây thép d < 14 mm thường dùng loại tời 5 tấn để kéo, dùng phương pháp này dây thép không những được kéo thẳng mà trong khi kéo dây thép giãn ra làm các vùng han rỉ của cốt thép bị bóc ra, do đó đỡ công cạo rỉ cốt thép.
b. Vạch mức và cắt cốt thép:
Khi vạch mức phải căn cứ vào chiều dài và hình dạng thanh cốt thép thiết kế để trừ độ giãn dài của cốt thép do uốn.
Chiều dài thanh thép cần cắt là: Lcắt = Ltk + 2L - ΣLgiãn
Ltk - chiều dài đo được trên bản vẽ thiết kế cốt thép; L - chiều dài đầu móc câu;
ΣLgiãn - tổng độ giãn dài tại các chỗ uốn cốt thép sinh ra (trừ 2 đầu móc).
Chú ý quá trình cắt cốt thép (thép thanh) cần phải tính toán để bảo đảm đầu vụn thừa là ít nhất.
Những thanh cốt thép nhỏ có thể cắt bằng chạm hoặc kéo cắt thép, loại lớn hơn (d = 20-40 mm) thường cắt bằng máy cắt. Thép có đường kính từ 22 – 40 mm thì cắt từng thanh một, nếu đường kính nhỏ hơn 22 mm có thể cắt một lần vài thanh, loại cốt thép d>40 mm thì cắt bằng lửa hàn.
c. Uốn cốt thép:
Cốt thép có thể uốn bằng tay hoặc bằng máy. Khi khối lượng cốt thép không lớn lắm và đường kính nhỏ hơn 25 mm có thể uốn bằng tay, dùng vam trên bàn uốn .
Khi khối lượng cốt thép lớn và đường kính lớn hơn 25 mm có thể dùng các loại máy uốn thép chạy bằng điện.
Để tránh lãng phí cốt thép khi uốn cong nên xét tới độ giãn dài của cốt thép như sau: uốn móc câu 45o cốt thép giãn dài ra 1/2 lần đường kính bản thân nó, uốn móc 90o giãn dài 1 lần đường kính, uốn móc 180o giãn dài ra 1,5 lần đường kính. Khi uốn những
thanh cốt thép hình dáng phức tạp nên phóng mẫu trên bàn uốn và đặt thêm các trụ uốn để đảm bảo độ chính xác của cốt thép. Khi nắn cũng như khi uốn không được đốt nóng cốt thép.
d. Cạo gỉ cốt thép:
Cốt thép sau khi uốn xong nếu chưa sử dụng ngay phải xếp vào kho theo thứ tự thời gian sử dụng, xếp riêng từng loại cấu kiện và phải che đậy bảo quản cẩn thận. Nếu bị han gỉ nhiều thì trước khi dựng buộc vào công trình phải làm sạch lớp sần sùi, lớp gỉ, lớp bẩn (dầu mỡ...) bám ở mặt ngoài cốt thép đi.
Công việc cạo gỉ tốn rất nhiều công sức. Phương pháp cạo gỉ thường dùng ở các công trường là:
- Chải bằng bàn chải sắt hoặc dùng hộp cát cọ gỉ
- Dùng súng bắn cát để đánh gỉ: có năng suất cao, thi công dễ dàng và đỡ tốn kém, chất lượng cao; Chỉ dùng khi phun trực giao và thường để cốt thép sát liền nhau.
Nối và liên kết cốt thép:
Liên kết cốt thép có thể dùng phương pháp hàn nối hoặc phương pháp buộc nối.
a. Nối buộc
- Trường hợp sử dụng: Khi khối lượng công tác ít và không có điều kiện hàn thì có thể liên kết cốt thép bằng nối buộc. Không nên nối buộc đối với cốt thép đường kính >32 mm.
- Tại các điểm dừng thi công nếu bố trí nối thép bằng nối buộc thì phải tránh những vị trí chịu lực lớn, nhất là chịu kéo lớn. Số mối nối trong cùng một mặt cắt ngang của tiết diện không được vượt quá 50% số thanh chịu kéo.
- Dây thép buộc phải mềm, không bị rỉ, đường kính từ 0,8 - 1,2 mm. Khi nối 2 thanh ít nhất phải buộc 3 chỗ, các mối buộc giáp nhau phải xiên chéo ngược chiều nhau.
- Chiều dài mối nối buộc tối thiểu quy định như bảng sau.
Chiều dài buộc nối tối thiểu
Loại cốt thép Khu vực chịu kéo Khu vực chịu nén
Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốtthép có móc Không có móc Cốt trơn cán nóng 40 d 30 d 20 d 30 d Cốt có gờ cán nóng 40 d 30 d - 20 d Cốt kéo nguội 45 d 35 d 20 d 30 d Cốt ép nguội 45 d 35 d - 35 d
( Ký hiệu d trong bảng là đường kính thanh thép)
- Trường hợp sử dụng: Khi khối lượng công tác cốt thép lớn, cường độ thi công cao sử dụng phương pháp hàn nối. Phương pháp hàn có nhiều ưu điểm như: tốc độ thi công nhanh, chất lượng cao, đỡ tốn nhân lực và hạ giá thành công trình (vì các khung dàn cốt thép được chế tạo sẵn trong nhà máy nên có điều kiện cơ khí hoá dây chuyền sản xuất).
- Các phương pháp hàn nối cốt thép: Hàn nối các kết cấu thép ở trong xưởng cũng như ở ngoài hiện trường phần lớn là dùng phương pháp hàn điện (gồm có hàn hồ quang điện và hàn điện trở).
Công tác kiểm tra:
Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm:
- Sự phù hợp về chất lượng, cỡ loại cốt thép so với thiết kế. - Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt uốn và làm sạch bề mặt cốt thép khi gia công và trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép gia công.
- Công tác hàn nối: Công nghệ hàn, loại que hàn, chất lượng mối hàn, vị trí hàn và trị số sai lệch cho phép.
- Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển cẩu, lắp giáp sản phẩm cốt thép đã gia công.
- Chủng loại vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép.
- Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế.
- Sự phù hợp của các loại đệm định vị, con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp BT bảo vệ so với thiết kế.
Công tác nghiệm thu:
Việc nghiệm thu công tác cốt thép được tiến hành tại hiện trường theo các yêu cầu đã nêu ra ở trên . Để đánh giá chất lượng của công tác cốt thép trước khi đổ BT, khi nghiệm thu có các tài liệu bao gồm:
- Các bản vẽ thiết kế ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình gia công kèm theo biên bản về quá trình thay đổi.
- Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép.
- Các biên bản về thay đổi cốt thép tại công trình so với thiết kế.
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình thi công và lắp dựng cốt thép.
- Nhật ký thi công.
2.4 Gia cơng lắp đặt cấu ki n bê tơng đúc s n n p đanệ ẵ ắ
2.4.1 Cơng tác cốt thép