6. Bố cục của luận văn
2.3. Giáo dục song ngữ ở Thái Lan
Khi những trường quốc tế đầu tiên ở Thái Lan được thành lập, chính phủ quy định những trường này chỉ dành cho học sinh là con của người nước ngoài đang sinh sống ở Thái Lan hoặc con của những nhà ngoại giao người Thái. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng của phụ huynh muốn con mình phát triển năng lực tiếng Anh, đã có thêm nhiều trường được thành lập với mô hình giáo dục song ngữ, và đến năm 1991 thì Bộ giáo dục đã cho phép học sinh người Thái có thể học ở những trường này mà không yêu cầu bố mẹ của họ phải làm việc trong ngành ngoại giao (Wanchupela, 2007). Từ năm 1996, Bộ giáo dục Thái Lan đã rất ủng hộ việc thành lập các trường quốc tế sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy, từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học.
2.3.1. Khái quát về giáo dục song ngữ ở Thái Lan
Hiện nay ở Thái Lan có rất nhiều hệ thống giáo dục song ngữ hoạt động ở tất cả các cấp với các chương trình đa dạng như Chương trình Quốc tế (International Program), Chương trình Song ngữ (Bilingual Program) hay Chương trình Anh ngữ
(English Program) (Keyuravong, 2010).
Đối với cấp độ giáo dục phổ thông, mô hình giáo dục song ngữ được thông qua là Chương trình Anh ngữ. Thực hiện Luật giáo dục quốc gia 1999, các trường học được khuyến khích áp dụng Chương trình Anh ngữ như một lựa chọn cho những học sinh muốn nâng cao năng lực tiếng Anh của mình. Năm 2001, Văn phòng Ủy ban Giáo dục cơ bản (OBEC) thiết lập các hướng dẫn cho việc quản lý Chương trình Anh ngữ, bao gồm kiểm soát những trường nào có đủ tiêu chuẩn giảng dạy và đảm bảo các quyền lợi như nhau giữa các trường trên cả nước (Bax, 2010). Cả trường công lập cũng như trường tư đều có thể cung cấp Chương trình Anh ngữ trong khi một chương trình khác có tên là Chương trình Anh ngữ mini chỉ được giảng dạy ở các trường công.
Theo quy định của Chương trình giáo dục cơ bản 2008 của Thái Lan, Chương trình Anh ngữ sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy cho ít nhất 4 môn học (trong tổng số 9 môn học) với thời lượng tối thiểu là 15 giờ một tuần (MoE, 2007), không bao gồm môn tiếng Thái và các môn khoa học xã hội liên quan đến văn hóa Thái. Bốn môn học điển hình được giảng dạy bằng tiếng Anh trong Chương trình Anh ngữ là tiếng Anh, khoa học, toán học và giáo dục thể chất (Punthumasen, 2007). Còn đối với Chương trình Anh ngữ mini thì ít nhất 2 môn học (trong tổng số 9 môn học) được giảng dạy bằng tiếng Anh với thời lượng 8 đến 14 giờ một tuần, không bao gồm môn tiếng Thái và các môn khoa học xã hội liên quan đến văn hóa Thái.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, giáo dục song ngữ đã phát triển như là một kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa (OEC, 2008). Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, cả trường công và trường tư đều học theo mô hình của các trường quốc tế và bắt đầu cung cấp các Chương trình Anh ngữ và Chương trình Anh ngữ mini. Theo tổng kết của Keyuravong (2010), năm 2009 đã có 332 trường học trên khắp Thái Lan có những chương trình như vậy. Có 260 trường giảng dạy Chương trình Anh ngữ, trong đó có 30 trường tiểu học công lập, 77 trường trung học công lập
và 153 trường tư thục. Chương trình Anh ngữ mini có ở 19 trường tiểu học công lập và 29 trường trung học công lập. Ngoài ra, có một trường tiểu học công lập và ba trường trung học công lập dạy cả hai chương trình.
Chương trình quốc tế (International Program) được dạy ở các trường quốc tế. Các chính sách, nội quy và tiêu chuẩn thành lập các trường quốc tế (cả bậc phổ thông và đại học) được quy định bởi Bộ giáo dục trên cơ sở phù hợp với Nghị quyết của hội đồng các bộ trưởng (OEC, 2008). Một số mô hình giáo dục chính được sử dụng ở các trường quốc tế ở Thái Lan bao gồm: hệ thống trường Mỹ, chương trình tiên tiến, chương trình quốc gia Anh, chứng chỉ quốc tế về giáo dục trung học, và chương trình cử nhân quốc tế. Số lượng các trường quốc tế ở Thái Lan tăng đều từ 91 trường năm 2004 lên 108 trường vào năm 2007 (OEC, 2008). Nhiều gia đình Thái muốn gửi con đến các trường này với hy vọng rằng các con của họ có thể cải thiện kỹ năng tiếng Anh (Punthumasen, 2007).
Ở bậc đại học, sinh viên Thái Lan và sinh viên nước ngoài có thể lựa chọn các chương trình quốc tế sử dụng tiếng Anh là phương tiện giảng dạy. Theo số liệu thống kê của Văn phòng hội đồng giáo dục (OEC), năm 2007 cơ hơn 844 chương trình quốc tế được cung cấp bởi 53 cơ sở giáo dục đại học ở Thái Lan, bao gồm 30 trường đại học công lập và 23 trường dân lập (OEC, 2008). Số lượng các chương trình quốc tế vào năm 2004 chỉ là 456 chương trình, như vậy có thể thấy chỉ trong 3 năm mà số lượng chương trình quốc tế đã tăng gần gấp đôi. Trong số các chương trình quốc tế được giảng dạy ở Thái Lan, chương trình đào tạo dành cho thạc sĩ chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến bậc cử nhân và ít hơn cả là chương trình quốc tế dành cho đào tạo tiến sĩ (OEC, 2008).
2.3.2. Các vấn đề về giáo dục song ngữ ở Thái Lan hiện nay
Có thể nói, lợi ích nổi bật của các chương trình song ngữ nói trên là mang lại cơ hội cho người học tiếp cận với ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp thực tế, giúp họ "đáp ứng các nhu cầu quốc tế hóa" cũng như nâng cao sự tự tin và trình độ (Keyuravong, 2010, trg. 82). Chính vì vậy mà số lượng các trường quốc tế tại Thái Lan đã tăng lên đáng kể trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại đối với hệ thống giáo dục song ngữ, đó là rất khó để tìm được các giáo viên có trình độ tốt để dạy các môn học bằng tiếng Anh. Ngoài ra, các chương trình này thường chỉ
có thể áp dụng ở những nơi có trình độ kinh tế-xã hội phát triển (Keyuravong, 2010) với điều kiện cao về cơ sở vật chất của nhà trường và khả năng tài chính của gia đình học sinh. Một vấn đề khác liên quan đến những khóa học song ngữ được Watson Todd (2001) chỉ ra là mặc dù trình độ tiếng Anh của học sinh có thể được cải thiện nhưng kết quả môn toán (được dạy bằng tiếng Anh) thì lại không được như mong đợi. Đối với bậc đại học, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn sinh viên theo học các chương trình quốc tế ở các trường đại học ở Thái Lan không tận dụng được cơ hội để giao tiếp tiếng Anh và trao đổi văn hóa mà chương trình học của họ mang lại, vì thế hiệu quả về kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức đạt được chưa cao như mong đợi (Cheewakaroon, R., 2011).
2.4. Tiểu kết Chƣơng 2
(1) Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất ở Thái Lan, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, trong xã hội Thái Lan vẫn còn tồn tại niềm tin của phần lớn người dân rằng tiếng Anh thuộc về với giới thượng lưu (Rappa & Wee, 2006; Kulsiri, 2006; Hayes, 2008; Kosonen, 2008), hay tiếng Anh là chìa khóa dẫn đến cánh cửa đại học và sự thay đổi địa vị xã hội. Một mặt, những tư tưởng này giúp thúc đẩy những người trẻ ở Thái Lan nỗ lực học tiếng Anh để có tương lai tốt đẹp hơn. Mặt khác, đối với những người thuộc tầng lớp lao động, những tư tưởng này của họ khiến cho chính phủ có thể gặp khó khăn trong việc triển khai các chương trình về giáo dục tiếng Anh đối với đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.
(2) Từ khi tiếng Anh được dạy lần đầu tiên ở Thái Lan, giáo dục tiếng Anh đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau về chương trình nhưng vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục của Thái Lan.
Năm Sự kiện Năm Sự kiện
1850s Bắt đầu dạy tiếng Anh 1977 Ban hành Kế hoạch giáo dục
quốc gia lần thứ ba
1860s Xuất bản sách giáo khoa và từ
điển tiếng Anh đầu tiên 1978
Ban hành Chương trình ngôn ngữ tiếng Anh mới
1892 Thành lập Bộ giáo dục, ban hành
Chương trình tiếng Anh đầu tiên 1992
Ban hành Kế hoạch giáo dục quốc gia lần thứ tư
1921 Ban hành Luật giáo dục bắt
buộc 1996
Ban hành Chương trình tiếng Anh mới
1936 Ban hành Kế hoạch giáo dục
quốc gia lần thứ nhất 1999
Ban hành Luật giáo dục quốc gia
1950 Ban hành Chương trình tiếng
Anh mới 2001
Ban hành Chương trình giáo dục cơ bản
1960 Ban hành Kế hoạch giáo dục
quốc gia lần thứ hai 2008
Sửa đổi Chương trình giáo dục cơ bản
Bảng 6 - Các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan
Giáo dục tiếng Anh bắt đầu từ thời Rama III đến V (1824-1910), khi đó tiếng Anh chủ yếu giữ vai trò là công cụ giao tiếp và chỉ được dạy cho một nhóm nhỏ những người có đặc quyền trong xã hội. Từ thời Rama VI đến 1960 (1910-1960), tiếng Anh đã được chính thức đưa vào luật giáo dục và trở thành một môn học bắt buộc, nhiều người đã có thể tiếp cận với tiếng Anh hơn. Năm 1977, tất cả các ngoại ngữ được coi là môn tự chọn và chỉ được dạy ở các trường trung học. Đến năm 1996, chương trình học tiếng Anh được điều chỉnh, tiếng Anh lại một lần nữa trở thành một môn học bắt buộc áp dụng cho tất cả các học sinh tiểu học từ lớp 1. Phương pháp giảng dạy tiếng Anh phổ biến ở các giai đoạn trên là ngữ pháp, đọc hiểu và dịch.
Từ năm 1997 trở đi, Thái Lan tiến hành nhiều cải cách giáo dục. Luật giáo dục 1999 và Chương trình giáo dục cơ bản 2008 là những cải cách có ảnh hưởng chi phối đến các chương trình và kế hoạch giáo dục tiếng Anh của Thái Lan cho tới ngày nay. Theo đó, các hướng tiếp cận đến giảng dạy tiếng Anh đã được thay đổi để phù hợp với mục đích của việc học và bắt kịp với lý thuyết giảng dạy mới của các nước phương Tây. Giảng dạy tiếng Anh tập trung vào mục đích giao tiếp hơn là để lấy kiến thức về ngôn ngữ. Ngoài ra, vai trò của tiếng Anh ở Thái Lan hiện nay đã có một sự thay đổi từ tiếng Anh như một môn học cho đến tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy (English as a Medium of Instruction – EMI)
(3) Các chương trình giáo dục song ngữ ở Thái Lan ngày càng phổ biến, số lượng các trường dạy song ngữ cũng tăng nhanh. Chương trình song ngữ có thể giúp học sinh nâng cao kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh và sự tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ, song nó lại giới hạn với chỉ một số lượng người học nhất định. Xét trong điều kiện phát triển việc giảng dạy và học tiếng Anh trên cả nước, các chương trình Anh ngữ không phát huy được tác dụng, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nơi điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng được, không có giáo viên đủ năng lực và học sinh cũng không có đủ điều kiện tài chính để theo học các chương trình này.
CHƢƠNG 3
NHÌN NHẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TIẾNG ANH Ở THÁI LAN VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM
3.1. Nhìn nhận về chính sách giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan
3.1.1. Từ chính sách đến thực tiễn giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan hiện nay
Nhìn lại lịch sử giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan với những cải cách về chương trình giảng dạy, có thể thấy bất kỳ một chủ trương và kế hoạch được đưa ra đều nhằm phục vụ nhu cầu của đất nước ở thời điểm nhất định. Một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục tiếng Anh ở Thái Lan hiện nay là nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên kết quả đạt được lại không như mong đợi, năng lực tiếng Anh của học sinh Thái Lan được đánh giá ở mức rất thấp. Năm 2012, kết quả bài thi tiếng Anh trong kỳ thi ONET (đây là kỳ thi bắt buộc để xét chuyển cấp cho học sinh Thái Lan) của học sinh cuối cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt mức qua với tỷ lệ lần lượt là 38.4%, 30.5% và 21.8% (Choomthong, 2014). Năm 2013, học sinh Thái được đánh giá có điểm thi TOEFL (Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ) trung bình là 450 điểm, mức điểm thấp nhất ở Đông Nam Á (Choomthong, 2014). Ngoài ra, báo cáo xếp hạng năng lực Anh ngữ năm 2016 của tổ chức Education First đối với người trưởng thành ở 70 quốc gia trên thế giới đã đưa ra kết quả điểm trung bình của Thái Lan là 45.35, tương ứng với mức độ năng lực „Rất thấp‟ trong các mức độ đánh giá. Với mức điểm này, chỉ số năng lực tiếng Anh của Thái Lan đứng thứ 62 trong 70 quốc gia có trong bảng xếp hạng, đứng thứ 14 trong 16 quốc gia ở châu Á được đánh giá, còn ở khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan chỉ đứng trên Campuchia (39.15 điểm).
Trong nỗ lực cải thiện năng lực tiếng Anh cho học sinh và nâng cao chất lượng cho việc dạy và học tiếng Anh, Bộ giáo dục đã liên tục điều chỉnh các chương trình giảng dạy cho phù hợp. Tuy nhiên, giữa chính sách và thực tiễn vẫn tồn tại một khoảng cách với những vấn đề cản trở việc triển khai chính sách một cách hiệu quả. Có bốn vấn đề nổi bật dẫn đến những bất cập trong thực thi chính sách, đó là: sự phân quyền trong thực thi chính sách, năng lực hạn chế của giáo viên, hệ quả của các kỳ thi, và thời lượng hạn chế cho môn tiếng Anh trong chương tình học.
(1) Sự phân quyền trong thực thi chính sách
Điều 39 Luật giáo dục quốc gia 1999 quy định rằng Bộ giáo dục “thực hiện phân quyền trong các vấn đề quản lý giáo dục và vấn đề học thuật” (ONEC, 1999). Mặc dù quá trình phân quyền liên tục bị trì hoãn nhưng chính sách này tạo ra một tác động đến các trường khiến cho các trường được khuyến khích tự thiết kế chương trình riêng chiếm ít nhất 30% việc giảng dạy để đáp ứng được đặc điểm và nhu cầu học của địa phương mình (MoE, 2001b). Sau một thời gian, chính sách này mới được làm rõ rằng các trường được kỳ vọng tự thiết kế các tài liệu học tiếng Anh của riêng trường dựa vào nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên, nhu cầu tiếng Anh của các cộng đồng địa phương là không rõ ràng đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu vùng xa và giáo viên không có kỹ năng thiết kế được các tài liệu hiệu quả (Darasawang & Watson Todd, 2012). Chính sách phân quyền trong giáo dục của chính phủ Thái áp dụng đối với môn tiếng Anh trên thực tế đã tạo ra một „mớ lộn xộn của các học liệu được thiết kế kém chất lượng‟ (Darasawang & Watson Todd, 2012, tr. 6) và khiến cho ảnh hưởng của các học liệu khác trở nên không rõ ràng vì các trường cho rằng họ có quyền thực hiện chương trình riêng của họ (Darasawang & Watson Todd, 2012).
(2) Năng lực hạn chế của giáo viên
Mặc dù Chương trình giáo dục cơ bản 2008 và các chương trình kế hoạch khác trong chính sách giáo dục tiếng Anh của Thái Lan đều hướng đến mục tiêu học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh, nhưng kết quả đạt được lại không như mong đợi khi mà nhiều học sinh không thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đặc biệt ở môi trường bên ngoài lớp học. Một trong những nguyên nhân của kết quả này được cho là bắt nguồn từ chất lượng giáo viên ở Thái Lan. Karnnawakul (2004, tr.80) và Kimsuvan (2004, tr. 78) đã báo cáo kết quả nghiên cứu rằng phần lớn giáo viên ở Thái Lan sử dụng tiếng Thái làm phương tiện giảng dạy tiếng Anh, kỹ năng tiếng Anh thành thạo nhất của họ là đọc còn nghe nói là kỹ năng yếu nhất. Giáo viên rất ít khi sử