Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục tiếng An hở Thái Lan hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 70 - 73)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Nhìn nhận về chính sách giáo dục tiếng An hở Thái Lan

3.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục tiếng An hở Thái Lan hiện nay

(1) Kiểm tra đánh giá kỹ năng nghe nói

Kiểm tra đánh giá là một trong những công cụ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành hành vi ngôn ngữ. Để giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp trong quá trình học thì kỹ năng nghe nói cũng cần phải được đánh giá và đưa vào cả bài kiểm tra đầu vào cho học sinh phổ thông cũng như bài thi năng lực tiếng Anh quốc gia đối với sinh viên đại học, thay vì chỉ kiểm tra ngữ pháp, đọc và viết. Hơn nữa, hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã và đang được áp dụng chỉ phù hợp để kiểm tra về ngữ pháp và kỹ năng đọc mà không thể áp dụng để đánh giá kỹ năng nói. Chính vì thế, những nhà giáo dục cần phát triển những hình thức kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh có chứa yếu tố nghe-nói nhằm khuyến khích người học và giáo viên ý thức hơn đến các kỹ năng nghe-nói trong quá trình dạy học. Mặc dù kiểm tra nghe-nói là tốn thời gian và đòi hỏi nhiều nguồn lực nhưng máy tính và công nghệ hoàn toàn có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình kiểm tra đánh giá này. Tuy nhiên, điều này cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên gia phần mềm và giáo viên được đào tạo về sư phạm ngoại ngữ và quan trọng hơn là các trường học cần có thêm ngân sách để phát triển việc kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người học với cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết.

(2) Chuyển mã trong lớp học tiếng Anh

Ở Thái Lan, tiếng Anh chủ yếu được dạy bởi các giáo viên người Thái, vì thế không tránh khỏi việc giáo viên sử dụng tiếng Thái để dạy tiếng Anh trên lớp học. Điều này không hề sai và thậm chí nó có thể giúp giảm sự căng thẳng cho học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Anh trong lớp học cũng cần được tối đa hóa nhằm tạo ra một môi trường tiếng Anh cho học sinh tham gia. Điều này sẽ giúp người học quen với giọng điệu và phát âm cũng như tiếp thu được những quy tắc ngữ pháp và cách dùng một cách tự nhiên từ các giáo viên của mình. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều giáo viên người Thái không đủ tự tin về khả năng nói tiếng Anh của họ, nhưng đây thực sự lại là một cơ hội tốt để giáo viên phát triển bản thân. Các giáo viên người Thái cần chuẩn bị bài dạy với nhiều hoạt động đa dạng cho người học và khuyến khích người học giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều hơn.

Đối với một số giáo viên cho rằng việc sử dụng tiếng Anh trên lớp học có thể không khả thi với đối tượng học sinh của họ thì giáo viên có thể chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Thái sao cho phù hợp. Điều này sẽ có hiệu quả nhất định đối với những học sinh có năng lực tiếng Anh thấp.

(3) Dạy tiếng Anh như là một ngôn ngữ quốc tế

Trước tiên, việc nâng cao nhận thức của giáo viên tiếng Anh trong việc coi tiếng Anh như là một ngôn ngữ quốc tế là thực sự cấp thiết, vì chỉ xét riêng trong phạm vi Đông Nam Á thì tiếng Anh cũng đã trở thành ngôn ngữ làm việc chính thức của các quốc gia thành viên. Giảng dạy tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế (English as International Language), thay vì là ngoại ngữ (English as a Foreign Language), được cho là một cách tiếp cận phù hợp hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bởi lẽ, dạy tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ không phù hợp với nhu cầu giao tiếp trong thời đại hội nhập, trong khi dạy tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế sẽ giúp thu hẹp sự phân biệt giữa những người nói tiếng Anh bản địa với những người không phải là bản địa (Boriboon, 2011, tr. 51). Theo đó, nếu phương pháp giảng dạy tiếng Anh tôn trọng các giá trị văn hóa-xã hội và tính cá nhân của người học thì không những kích thích việc học ngôn ngữ mà còn giúp người học nhận ra được sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, từ đó dẫn đến sự nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của các quốc gia.

Một ví dụ cụ thể trong việc dạy tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế đó là việc dạy phát âm. Theo Boriboon (2011), các giáo viên người Thái không nên quá coi trọng việc dạy phát âm tiếng Anh theo đúng giọng bản địa bởi vì điều này có thể cản trở học sinh học tiếng Anh hiệu quả. Thay vào đó, các giáo viên nên chỉ ra rằng sự khác nhau trong các giọng nói tiếng Anh là hoàn toàn có thể chấp nhận, vì thế giáo viên không nên ngăn cản học sinh nói tiếng Anh với giọng Thái. Ngoài ra, để thúc đẩy sự tự tin của học sinh, khi dạy phát âm các giáo viên cũng nên cho học sinh thấy những ví dụ tiêu biểu về những người Thái có thể giao tiếp tiếng Anh một cách hiệu quả và thành thạo ngay cả khi họ nói tiếng Anh với chính chất giọng Thái của họ. Có thể nói, việc phát âm tiếng Anh một cách phù hợp, không nhất thiết phải giống người bản ngữ hoàn toàn, nên được coi là vấn đề trọng tâm trong chiến lược dạy tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế.

(4) Trang bị cho học sinh kỹ năng học tập trong thế kỷ 21

Mục đích của việc giảng dạy tiếng Anh không chỉ giúp người học nâng cao năng lực tiếng Anh mà còn thay đổi thái đổi của người học và xây dựng các kỹ năng học tập trọn đời cho người học (Baker, 2008). Các nhà giáo dục đã chỉ ra những kỹ năng của thế kỷ 21 mà bất cứ một người học nào cũng cần phải đạt được bao gồm: tư duy phê phán và giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới, hiểu biết đa văn hóa, hợp tác và lãnh đạo, giao tiếp và truyền thông, máy tính và công nghệ thông tin, kỹ năng nghề nghiệp. Các giáo viên tiếng Anh nói riêng và những nhà giáo dục nói chung cần phải nhận thức được những kỹ năng thiết yếu này để giúp học sinh rèn luyện và phát triển trong quá trình học. Ví dụ, học sinh Thái Lan cần được khuyến khích khám phá sự đa dạng về văn hóa thông qua các tài liệu học tập như là sách giáo khoa tiếng Anh, sau đó so sánh đối chiếu với văn hóa Thái, từ đó học sinh được trang bị kiến thức về tính đa văn hóa và học cách thích nghi với điều đó. Ngoài ra, các khía cạnh khác của đời sống như kinh tế, xã hội, quyền công dân, v.v. nên được đưa vào chương trình học tập một cách phù hợp và hiệu quả để học sinh được giáo dục một cách toàn diện nhất. Để có thể thành công trong việc học tiếng Anh thì người học không những phải có kỹ năng ngôn ngữ tốt mà những kỹ năng học tập trọn đời cũng là những yếu tố vô cùng quan trọng, giúp người học phát triển năng lực tự học và trở thành những công dân toàn cầu trong thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ngôn ngữ về tiếng anh của thái lan và những gợi ý cho việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)