Bản đồ căng thẳng tài nguyên nƣớc theo kịch bản A2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 100 - 111)

3.4. Định hƣớng, một số giải pháp nhằm giảm nhẹ căng thẳng tài nguyên nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với việc tham khảo các nguồn thông tin khác nhau liên quan đến các giải pháp ứng phó với ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, luận văn đề xuất định hƣớng và một số giải pháp giảm nhẹ tình hình căng thẳng tài nguyên nƣớc tỉnh Quảng Nam nhƣ sau:

- Trong ngành nông nghiệp, nhằm giảm áp lực nhu cầu sử dụng nƣớc, tỉnh Quảng Nam cần áp dụng những giống cây trồng có khả năng chịu hạn và chất lƣợng cao trong sản xuất. Để ứng phó lại những khó khăn do thời tiết mang lại, tỉnh Quảng Nam có thể sử dụng một số giống lúa mới chịu hạn cao nhƣ SH2 và tăng diện tích trồng lúa có chất lƣợng gạo cao nhƣ HBO2, đây là giống lúa mới với thời gian sinh trƣởng chỉ 72 ngày vì thế sẽ tránh đƣợc những bất lợi của thời tiết và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 73 hồ chứa, 194 trạm bơm điện, 602 đập dâng tuy nhiên, nhiều công trình kể trên hiện đang xuống cấp. Theo thiết kế, tổng lƣợng nƣớc trữ của 73 hồ chứa (nằm trên địa bàn 12/18 huyện) khoảng 500 triệu m3 (trong đó hồ Phú Ninh lớn nhất có dung tích 340 triệu m3, hồ Vĩnh Trinh và Việt An đạt dung tích hơn 10 triệu m3) với diện tích tƣới là 38.000 ha tuy nhiên diện tích tƣới thực tế của các hồ chứa hiện nay chỉ đạt khoảng 20.000 ha (đạt 53,0% so với thiết kế). Nhƣ vậy, hầu hết các hồ chứa có quy mô nhỏ, diện tích tƣới ít và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc tƣới cho cây trồng. Vì thế, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục phát triển các hệ thống các hồ chứa phục vụ tƣới cho ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Tăng cƣờng kiểm tra và xây dựng phƣơng án chống hạn cho từng vùng thông qua phối hợp với các nhà máy thủy điện trên thƣợng nguồn xây dựng và thực hiện các quy chế xả nƣớc phát điện hợp lý để bổ sung dòng chảy cho hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn nhằm đảm bảo nguồn nƣớc cho các trạm bơm hoạt động và phục vụ cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân ở vùng hạ lƣu. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cần ƣu tiên phát triển hệ thống cấp nƣớc tập trung phục vụ các trung tâm huyện thị có cụm dân cƣ tập trung, các khu công nghiệp ở các huyện đƣợc đánh giá có mức độ căng thẳng TNN ở mức cao và rất cao nhƣ thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình, huyện Phú Ninh và huyện Quế Sơn… ví dụ hệ thống cấp nƣớc cho các khu công nghiệp An Hòa – Nông

Sơn 80.000m3/ngày.đêm lấy nƣớc từ sông Thu Bồn, cho thị trấn huyện Đại Lộc và các khu công nghiệp nhỏ với công suất 10.000m3/ngày.đêm lấy từ sông Thu Bồn [14].

- Rừng có vai trò điều hòa khí hậu và nguồn nƣớc, góp phần chống biến đổi khí hậu. Vì thế việc bảo vệ rừng là hết sức quan trọng. Quảng Nam vẫn còn hiện tƣợng rừng nguyên sinh bị đốt phá để lấy đất sản xuất. Năm 2015, theo thống kê, tỉnh Quảng Nam có 432 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích hơn 4.242ha, chủ yếu tập trung trong rừng phòng hộ Phú Ninh với 3.566ha. Trƣớc những thực tế đó, cần thiết phải siết chặt biện pháp ngăn chặn phá rừng thông qua việc huy động toàn dân của địa phƣơng tham gia vào công tác bảo vệ rừng, trấn áp lâm tặc. Đồng thời tổ chức kiểm tra, di chuyển số dân di cƣ tự do đang cƣ trú, phá rừng trái phép tại các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, đến những khu đã đƣợc quy hoạch. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cũng cần tập trung vào triển khai mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn có giá trị kinh tế cao hơn. Diện tích và sản lƣợng gỗ rừng trồng hiện nay của tỉnh Quảng Nam chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ và ván ép. Vì thế, kinh doanh rừng gỗ lớn một mặt cho giá trị kinh tế cao, mặt khác sẽ giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng do đó sẽ giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, trồng lại rừng và giúp điều tiết nguồn nƣớc tốt hơn.

- Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nhƣ sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng còn chƣa cao. Chiến lƣợc lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nƣớc sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lƣợc ngắn hạn là sử dụng những phƣơng pháp xử lý nƣớc đơn giản tại hộ gia đình nhƣ lọc nƣớc, đun sôi nƣớc bằng nhiệt lƣợng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nƣớc, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp – từ quy mô nhỏ đến lớn – phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nƣớc thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trƣờng.

- Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nƣớc cần đƣợc làm mạnh mẽ hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Luận văn “Đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nƣớc dƣới tác động biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam” bao gồm 02 mục tiêu (1) tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nƣớc theo kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam; và (2) xây dựng đƣợc các bản đồ căng thẳng tài nguyên nƣớc cho tỉnh Quảng Nam trên cơ sở kết quả đã tính toán đƣợc.

Luận văn đã xác định khoảng thời gian tính toán là mùa cạn vì số tháng mùa cạn thƣờng kéo dài từ 2/3 đến 3/4 số tháng trong năm và là khoảng thời gian hay xảy ra căng thẳng TNN do có nguồn nƣớc cấp nhỏ nhất trong năm. Để tiến hành tính toán, dự báo các tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc mặt tỉnh Quảng Nam, luận văn sử dụng mô hình MIKE-NAM cụ thể là tính toán tài nguyên nƣớc mùa cạn cho lƣu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM với chỉ tiêu Nash -Sutcliffe đạt trên 85%. Lƣợng dòng chảy trung bình mùa cạn của tỉnh Quảng Nam đều có xu thế giảm nhƣng ở tất cả các kịch bản biến đổi khí hậu. Dòng chảy mùa cạn có khả năng giảm từ 5,55% (thời kỳ 2080-2099 kịch bản B1) đến 8% (thời kỳ 2080- 2099 của kịch bản A2). Bên cạnh đó, luận văn sử dụng mô hình Cropwat để tính toán nhu cầu sử dụng nƣớc tƣới cho ngành nông nghiệp ở hiện tại và theo các kịch bản biến đổi khí hậu. Đến cuối thế kỷ nhu cầu sử dụng nƣớc tƣới cho nông nghiệp đến cuối thế kỷ, theo kịch bản B1 tăng 22,61%; kịch bản B2 tăng 26,52% và kịch bản A2 tăng 32,53% so với kịch bản nền.

Dựa trên kết quả của 02 mô hình MIKE NAM và Cropwat, mức độ sẵn có của nguồn số liệu và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, luận văn lựa chọn 03 chỉ số để tính toán mức độ căng thẳng TNN cho các huyện/thành phố của tỉnh Quảng Nam, cụ thể là chỉ số về số lƣợng nƣớc (WQT), chỉ số về chất lƣợng nƣớc (WQL) và chỉ số về áp lực phát triển nguồn nƣớc (DP).

Từ các kết quả tính toán chỉ số căng thẳng TNN và đánh giá mức độ căng thẳng cho tỉnh Quảng Nam theo thời kỳ nền và theo thời kỳ của các kịch bản BĐKH có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:

So với kịch bản nền, đa số các chỉ số đều có giá trị cao hơn (vào giai đoạn cuối thế kỷ 21 phạm vi chỉ số theo kịch bản A2 là 0,17 ÷ 0,70) và số huyện có mức độ căng thẳng tài nguyên nƣớc tăng lên theo các kịch bản BĐKH (số huyện

có mức độ căng thẳng TNN cao lên đến 02 huyện và rất cao là 04 huyện). Khu vực có chỉ số căng thẳng TNN lớn và mức độ căng thẳng TNN đƣợc đánh giá ở mức cao chủ yếu là các huyện đồng bằng, ven biển đặc biệt là các huyện chỉ có các nhánh sông suối nhỏ ven biển chảy qua nhƣ thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình, Phú Ninh và Quế Sơn.

Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu còn chƣa dài, luận văn mới sử dụng một số yếu tố để đánh giá căng thẳng thẳng tài nguyên nƣớc cho tỉnh Quảng Nam. Để phản ánh chính xác và đầy đủ hơn mức độ căng thẳng tài nguyên nƣớc cần bổ sung thêm các yếu tố khác có thể gây căng thẳng tài nguyên nƣớc.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là mở rộng nghiên cứu thêm khả năng tính toán tác động của biến đổi khí hậu đến khả năng gây căng thẳng tài nguyên nƣớc do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Báo cáo số 47/BC-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về Công tác chống hạn, chống nhiễm mặn đảm bảo nước

tưới cho sản xuất nông nghiệp năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2012, Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2009, Dự án đánh giá ngành nước - TA 4903-

VIE, Báo cáo cuối cùng;

4. Nghị Quyết số 18/2016/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam ngày 19 tháng 7 năm 2016 về việc Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch

sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Quảng Nam;

5. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2012; 6. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2014; 7. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2015;

8. Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyển, 2011, Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam;

9. Phùng Thị Thu Trang và nkk, 2015, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nghiên cứu

khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng bộ chỉ số xác định mức độ căng thẳng tài nguyên nước ở Việt Nam và vận dụng trong điều kiện cụ thể của vùng Nam Trung Bộ”;

10. Quyết định số 662/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc Kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh

Quảng Nam đến năm 2020;

11. TCXDVN 33:2006 tháng 3 năm 2006 của Bộ Xây dựng: Cấp nước - mạng

lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế.

12. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2011, Dân số học;

13. Trần Thanh Xuân, 2004, Các đặc trưng nước sông mùa cạn, Nhà xuất bản

14. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, 2011, Tác động của

biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng;

15. Vũ Thị Thu Lan và nnk, 2011, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến

các tai biến liên quan đến dòng chảy tại tỉnh Quảng Nam, Dự án Việt nam – Đan Mạch (P1 08VIE): Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và hoạt động kinh tế - xã hội tại Trung trung Bộ Việt Nam, Viện Địa Lý;

16. Vũ Thị Hƣơng, Hoàng Thị Vân Anh, 2016, Đánh giá tài nguyên nước ngầm

của TP. Hồ Chí Minh theo chỉ số áp lực nước WPI, Kỷ yếu hội thảo Viện

Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

Tiếng Anh:

17. Ethan Timothy Smith, 2004, Water Resources Criteria and Indicators. Universities Council On Water Resources, Water Resources Update, Issue

127, Pages 59-67, February 2004;

18. Firdaus Ali, 2010, Development of water stress index as a tool for the assessment of water stress areas in the Metropolitan Jakarta;

19. Frank R. Rijsberman, 2005, Water scarcity: Fact or fiction? Agricultural Water Management 80 (2006) 5–22; 20. http://www.globalwaterforum.org/2012/05/07/understanding-water-scarcity- definitions-and-measurements/. 21. http://www,epi2010,yale,edu/Metrics/WaterStressIndex; 22. http://maplecroft.com/about/news/water_stress_index.html; 23. https://www,climate,gov/news-features/featured-images/climate-change- increase-water-stress-many-parts-us; 24. http://www,ipcc,ch/ipccreports/tar/wg2/index,php?idp=180;

25. J-M, Faurès, Indicators for sustainable water resources development;

26. Wu Peilin, Han Xue, Zhou Jinghua, 2006, Regional Difference of Water Resource Stress in China: An Analysis Based on the Overall Well-Off Society Development Objective, School of Business Studies, Shandong

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả tính nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt trong mùa cạn theo các thời kỳ cho tỉnh Quảng Nam

TT Huyện/Tỉnh 2010 2020-2039 2040-2059 2059-2060 2080-2099 1 TP. Tam Kỳ 3,49 11,57 11,92 13,72 15,80 2 TP. Hội An 2,94 6,21 7,09 8,14 9,29 3 H. Tây Giang 0,24 0,59 0,82 1,11 1,50 4 H. Đông Giang 0,42 0,89 1,10 1,35 1,71 5 H. Đại Lộc 2,41 4,04 4,82 5,72 6,58 6 H. Điện Bàn 3,04 15,83 18,31 21,01 23,93 7 H. Duy Xuyên 2,14 3,75 4,29 4,92 5,57 8 H. Quế Sơn 1,33 2,58 2,82 3,19 3,52 9 H. Nam Giang 0,45 1,15 1,47 1,85 2,32 10 H. Phƣớc Sơn 0,44 0,78 0,96 1,16 1,40 11 H. Hiệp Đức 0,61 0,99 1,14 1,28 1,44 12 H. Thăng Bình 2,85 5,76 6,56 7,46 8,33 13 H. Tiên Phƣớc 1,13 1,78 1,98 2,18 2,40 14 H. Bắc Trà My 0,67 1,09 1,25 1,40 1,58 15 H. Nam Trà My 0,38 0,80 1,02 1,29 1,65 16 H. Núi Thành 2,19 3,90 4,57 5,44 6,22 17 H. Phú Ninh 1,19 2,13 2,56 3,10 3,59 18 H.Nông Sơn 0,46 1,04 1,22 1,38 1,54

Phụ lục 2. Kết quả tính nhu cầu tƣới cho nông nghiệp trong mùa cạn theo kịch bản BĐKH cho tỉnh Quảng Nam TT Huyện BL B1 B2 A2 1980-99 2020-39 2040-59 2060-79 2080-99 2020-39 2040-59 2060-79 2080-99 2020-39 2040-59 2060-79 2080-99 1 TP. Tam Kỳ 19.04 19.90 20.50 20.70 21.00 19.29 21.12 21.28 22.35 20.48 21.23 22.17 24.07 2 TP. Hội An 7.51 8.27 8.78 9.30 9.92 8.37 8.99 9.70 10.20 8.37 8.98 9.84 10.78 3 H. Tây Giang 17.25 18.34 18.36 19.46 20.39 18.52 18.76 19.89 21.28 18.76 19.22 20.46 21.96 4 H. Đông Giang 15.57 16.58 17.51 18.72 19.00 16.95 17.97 19.12 19.89 17.29 17.91 19.37 20.91 5 H. Đại Lộc 81.06 89.11 93.14 103.73 106.71 90.26 97.01 104.67 110.11 90.27 96.85 106.18 116.32 6 H. Điện Bàn 105.72 114.50 124.50 133.06 136.23 117.72 126.53 136.51 143.60 117.73 126.31 138.48 151.70 7 H. Duy Xuyên 73.53 84.38 85.22 93.26 96.98 83.73 87.99 94.94 99.88 84.31 87.83 96.29 105.50 8 H. Quế Sơn 64.66 68.53 70.66 70.72 71.22 69.32 72.24 72.00 72.52 69.50 72.07 73.00 75.30 9 H. Nam Giang 23.18 24.64 24.80 26.03 27.29 24.86 25.18 26.68 28.35 24.80 25.78 27.43 29.41 10 H. Phƣớc Sơn 7.68 9.10 9.91 10.98 11.43 9.25 10.57 11.51 12.40 9.28 10.56 11.67 12.96 11 H. Hiệp Đức 11.92 13.71 14.63 16.01 16.97 14.10 15.81 17.22 17.70 14.12 15.80 17.51 19.43 12 H. Thăng Bình 134.33 142.31 147.30 151.16 153.10 143.94 150.04 152.99 155.20 144.33 149.68 154.84 158.81 13 H. Tiên Phƣớc 20.40 22.93 25.71 27.84 28.51 24.08 26.95 29.34 30.24 24.18 26.93 29.85 33.11 14 H. Bắc Trà My 12.05 13.50 15.60 16.63 17.58 14.46 16.47 17.93 18.13 13.70 16.45 18.20 20.21 15 H. Nam Trà My 9.14 10.23 12.42 13.51 13.53 11.07 12.59 13.85 13.86 10.37 12.70 14.03 15.60 16 H. Núi Thành 64.56 68.45 69.83 70.39 70.99 69.23 70.69 71.71 72.24 69.41 71.25 72.70 73.70 17 H. Phú Ninh 61.50 65.17 67.77 69.67 70.94 65.91 68.70 70.66 71.88 66.09 68.53 71.61 72.85 18 H.Nông Sơn 11.60 13.02 14.90 16.00 16.39 13.79 15.56 16.93 17.30 13.20 15.54 17.21 19.10

Phụ lục 3. Diện tích các khu công nghiệp và cụm công nghiệp và nhu cầu sử dụng nƣớc cho công nghiệp mùa cạn tại tỉnh Quảng Nam

TT Huyện KCN Điện Nam - Điện Ngọc KC N Thu ận Yên KCN Đông Quế Sơn KCN Phú Xuân Khu KKT mở Chu Lai KCN Hà Lam -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)