Mức độ tăng độ dài mùa hạn do biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 35 - 37)

Kịch bản Do nhiệt độ tăng Do lƣợng mƣa tăng Tổng hợp 2020 2050 2100 2020 2050 2100 2020 2050 2100 Kịch bản phát thải trung bình 7 17 34 0 -1 -2 7 16 32 Kịch bản phát thải cao 12 26 67 0 -1 -3 12 25 65 Nguồn: [15]

Từ các phân tích ở trên có thể thấy rằng cùng với sự gia tăng dân số và dƣới các tác động của biến đổi khí hậu nhƣ với gia tăng nhiệt độ trung bình, thay đổi lƣợng mƣa và đặc biệt là tăng độ dài mùa hạn [15], sẽ gia tăng sức ép đến nhu cầu sử dụng nƣớc trên địa bàn tỉnh cụ thể là nhu cầu sử dụng nƣớc trong sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Do đó, Quảng Nam đang đứng trƣớc các thách thức về tình trạng khan hiếm, mức độ căng thẳng về nƣớc. Điều này đặt ra vấn đề cần thiết phải có kế hoạch quản lý TNN một cách tổng hợp. Để phục vụ công tác quản lý tổng hợp TNN và hỗ trợ việc ra quyết định, cần định lƣợng hóa đƣợc các áp lực tác động lên TNN, từ đó định hƣớng đƣợc các giải pháp nhằm giảm sức ép đến TNN. Việc định lƣợng hóa này có thể đƣợc thể hiện thông qua bộ chỉ số đánh giá.

1.2.5. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu

1.2.5.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây

Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và những biến đổi phức tạp của thời tiết, khí hậu, hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các loại thiên tai diễn ra hết sức phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ mức độ khốc liệt. Biến đổi khí hậu tại Quảng Nam thể hiện qua sự thay đổi của các yếu tố khí tƣợng nhƣ sự thay đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, của các loại hình thiên tai nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét…. Để đánh giá để đánh giá sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ và mƣa, luận văn sử dụng những trạm quan trắc có số liệu từ 30 năm trở lên, cụ thể là 2 trạm khí tƣợng là trạm Tam Kỳ và Trà My (có tài liệu quan trắc từ năm 1979 đến nay).

a. Thay đổi nhiệt độ

Để đánh giá sự biến đổi của các yếu tố khí tƣợng luận văn sử dụng độ lệch chuẩn và biến suất để đánh giá. Công thức tính toán cụ thể nhƣ sau:

Công thức tính độ lệch chuẩn

Công thức tính biến suất

Với chuỗi số liệu nhiệt độ thực đo: Trạm Tam Kỳ từ năm 1979 - 2014, trạm Trà My từ năm 1978 - 2014, tính toán đƣợc độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trong các tháng tiêu biểu (tháng I, IV, VII, X) và năm lần lƣợt biến đổi trong khoảng 0,03 -1,24oC; 0,34 - 0,55oC; 0,38 - 0,44oC ; 0,53 - 0,64 oC; 3,02 - 8,36oC và biến suất tƣơng ứng là 0,02 - 0,06%; 0,01 - 0,02%; 0,01 - 0,02%; 0,02 - 0,03% và 0,01 - 0,03% (Bảng 1.11).

Bảng 1.11. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (SoC) và biến suất (Sr%) nhiê ̣t đô ̣ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trạm Yếu tố I IV VII X Năm

Tam Kỳ S ( oC) 0,03 0,34 0,44 0,64 3,02 Sr (%) 0,02 0,01 0,02 0,03 0,01 Trà My S ( oC) 1,24 0,55 0,38 0,53 8,36 Sr (%) 0,06 0,02 0,01 0,02 0,03

Mức độ biến đổi theo nửa thập kỷ

Diễn biến nhiệt độ từ nửa thập kỷ này sang nửa thập kỷ khác là khác nhau giữa nhiệt độ trung bình mùa đông với nhiệt độ trung bình mùa hè và nhiệt độ trung bình năm.

 Nhiệt độ trung bình tháng 1

Trong tháng 1, tháng tiêu biểu cho mùa đông, diễn biến của nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ nhƣ sau: nhiệt độ cao nhất trong 3 nửa thập kỷ 1985-1990, 1996-2000 và 2001-2005 và đến thập kỷ 1991-1995 và 2006-2010 nhiệt độ có xu thế giảm nhẹ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất trong nửa thập kỷ 2010 –

2014.

 Nhiệt độ trung bình tháng 7

Trong tháng 7, tháng tiêu biểu cho mùa hè, nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ không có sự khác biệt rõ rệt nhƣ trong mùa đông do nhiệt độ mùa hè ít biến đổi hơn. Nhiệt độ thấp nhất đều rơi vào một trong ba nửa thập kỷ: 1979- 1984, 1985-1990, 1991-1995. Nhiệt độ vào thập kỷ 1996-2000 và 2001-2005 có xu thế tăng lên, tuy nhiên nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế giảm nhẹ trong nửa thập kỷ 2006-2010. Đến nửa thập kỷ 2010-2014, nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế tăng lên.

 Nhiệt độ trung bình năm

Nhiệt độ trung bình năm có sự khác biệt nhƣ sau. Nhiệt độ trung bình nửa thập kỷ thấp nhất rơi vào 3 nửa thập kỷ: 1979-1984, 1985-1990, 1991-1995 và cao nhất thuộc một trong ba nửa thập kỷ gần đây: 2001-2005, 2006-2010, và 2010-2014 (Bảng 1.12).

Diễn biến của nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ có những đặc điểm sau đây:

- Nhiệt độ mùa đông, cũng nhƣ mùa hè và nhiệt độ năm của các nửa thập kỷ gần đây cao hơn các nửa thập kỷ trƣớc.

- Nửa thập kỷ 2001 - 2005 đƣợc coi là có nhiệt độ cao nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)