Dòng chảy mùa cạn trên sông tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 32 - 34)

Yếu tố Nông Sơn- Thu Bồn (3.155 km2)

Thạnh Mỹ - Vu Gia (1.850 km2) Mùa kiệt Q (m3/s) 117 64 M (l/s/km2) 37,1 34,4

Thời gian xuất hiện 1-8 1-8

Yếu tố Nông Sơn- Thu Bồn (3.155 km2) Thạnh Mỹ - Vu Gia (1.850 km2) 3 tháng nhỏ nhất Q (m3/s) 96 56 M (l/s/km2) 30,4 30,5

Thời gian xuất hiện 3-5 2-4

% so với năm 2,8 3,7 Tháng nhỏ nhất Q (m3/s) 72 46 M (l/s/km2) 22,7 24,8

Thời gian xuất hiện 7 4

% so với năm 2,1 3,0

Tƣơng tự nhƣ tình trạng khô hạn của khí hậu, dòng chảy nhỏ nhất trên sông suối tỉnh Quảng Nam thƣờng xảy ra 2 lần trong năm, lần thứ nhất vào tháng 3, tháng 4 và lần 2 vào tháng 7, tháng 8. Mặt khác, dòng chảy mùa cạn của sông ngòi có sự biến động rất lớn qua các năm (hệ số biến sai dòng chảy mùa cạn tại Nông Sơn là 0,35 và Thạnh Mỹ là 0,36). Trên sông Thu Bồn tại Nông Sơn, lƣợng dòng chảy trong mùa cạn chỉ chiếm 27,6% tổng lƣợng dòng chảy năm. Tháng có tổng lƣợng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 7 và chỉ đạt 2,1% tổng lƣợng nƣớc cả năm. Trên sông Vu Gia tại Thạnh Mỹ, lƣợng dòng chảy trong mùa cạn chiếm 33% tổng lƣợng dòng chảy năm. Tháng có tổng lƣợng dòng chảy nhỏ nhất trên sông Thu Bồn là tháng 4, chiếm 3% tổng lƣợng chảy năm.

Các giá trị trên cho thấy tính cực đoan của lƣu lƣợng dòng chảy trong mùa cạn ở khu vực nghiên cứu, tài nguyên nƣớc trong mùa cạn đã ở trạng thái suy kiệt, hiện tƣợng khan hiếm nƣớc đã đến mức trầm trọng, cụ thể: Theo tài liệu thống kê từ năm 1990 trở lại đây, hầu nhƣ năm nào Quảng Nam xảy ra hạn hán với các mức độ khác nhau và xu thế ngày càng tăng [15], gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những lĩnh vực bị tác động nghiêm trọng nhất là nông nghiệp vì hạn hán thƣờng xảy ra vào thời kỳ lúa Đông Xuân và Hè Thu làm đòng, trổ bông. Những năm hạn hán nặng nhất vụ mùa, đó là 1952, 1969, 1983, 1993, 1998, 2001, 2009 và 2010; hạn vụ đông xuân thì có các năm 1970, 1984, 2010. Theo báo cáo về công tác chống hạn, chống nhiễm mặn đảm bảo nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp năm 2013, mùa mƣa lũ năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng lƣợng mƣa chỉ đạt khoảng 60% so với TBNN, nguồn nƣớc các hồ chứa nƣớc thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng. Theo thống kê của Trung tâm Khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Nam, trong mùa mƣa năm 2014, tỷ trọng phân bố

mƣa vùng đồng bằng chỉ đạt 60-65% so với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm, vùng núi chỉ đạt 50-55% so với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm. Có khoảng 5- 7 đợt nắng nóng tập trung ở tháng 7 đến đầu tháng 9 năm 2014. Theo đó, diện tích bị thiếu nƣớc do nắng hạn khoảng 1.279ha (Quế Sơn 190ha, Phú Ninh 100ha, thành phố Tam Kỳ 155ha... Riêng huyện Duy Xuyên 738ha). Mặt khác, hạn hán cũng tác động nghiêm trọng đến nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt, đặc biệt năm 2001, số dân thiếu nƣớc sinh hoạt lên đến 410.000 ngƣời. Những thiệt hại do hạn hán ở Quảng Nam từ năm 1999-2014, đƣợc liệt kê trong Bảng 1.9 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu đến quảng nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)