Cũng nhƣ nứt đất, động đất, núi lửa… trƣợt lở đất đá là một trong các dạng tai biến địa chất nguy hiểm không chỉ gây nên những tổn thất to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, tính mạng con ngƣời, mà nhiều khi còn gây nên sự bất ổn định trong đời sống tinh thần của ngƣời dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hƣớng nghiên cứu tai biến trƣợt lở đất trên thế giới đã đƣợc các nhà khoa học Nga (Liên Xô trƣớc đây), các nhà nghiên cứu Pháp, Đức và Thụy Sỹ… quan tâm với các hƣớng nghiên cứu liên quan đến vùng núi Himalaya, An-pơ, Kacpat, các vùng khí hậu lục địa khô hạn nhƣ Trung Á, các vùng hoang mạc Bắc Phi và Bắc Mỹ, Trung Mỹ. Trên cơ sở các công trình công bố, những kết luận ban đầu về cơ chế hoạt động cũng nhƣ những nguyên nhân phát sinh của các dạng tai biến này đã đƣợc xác định. Các công trình đã phân tích bản chất vật lý, mô hình cơ học, sự phân bố và những tác hại khủng khiếp của trƣợt lở đất qua hàng loạt ví dụ cụ thể. Những kết luận về cơ chế hoạt động của dạng tai biến này đến nay vẫn còn nguyên giá trị: điều kiện tiên quyết để xảy ra điển hình là phải có lƣợng vật liệu vụn phong phú để khi mƣa với cƣờng độ lớn có cơ hội trƣợt - lở ồ ạt vào dòng nƣớc lũ. Những điều kiện nhƣ vậy thƣờng gặp trong các miền khí hậu lục địa bán khô khan hoặc khô khan và các vùng giàu băng tích. Song,
cần nhận xét thêm rằng tất cả đều dừng lại ở những kết luận về bản chất quá trình, về cảnh báo nguy cơ tai biến, cũng hoàn toàn bỏ ngỏ khâu dự báo. Chính vì vậy, cho đến nay dạng tai biến này vẫn hoàn toàn bất ngờ đối với các nạn nhân trên toàn thế giới, các điểm dân cƣ vẫn cứ tiếp tục bị tàn phá nặng nề, thậm chí bị vùi lấp hoàn toàn, mà hầu nhƣ không đƣợc báo trƣớc.
Từ những năm cuối thế kỷ XX, những dạng tai biến nói trên lại bùng phát trên khắp các châu lục, gây tổn hại lớn về ngƣời và tài sản. Đó là lý do tại nhiều nƣớc Tây Âu cũng nhƣ Bắc Mỹ đã hình thành một bộ môn khoa học mới nghiên cứu “Tai biến thiên nhiên” (“Natural hazards” trong tiếng Anh và “Risques Naturels” trong tiếng Pháp), trong đó tập trung mô tả bản chất và mức độ thiệt hại. Sự kiện quan trọng nhất là Liên Hiệp Quốc công bố thập niên 1990-2000 là Thập niên Quốc tế Giảm thiểu Tai biến Thiên nhiên (IDNDR). Ngoài ra, có nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu về Trƣợt lở đất đƣợc thành lập nhƣ Nhóm Nghiên cứu Trƣợt lở Đất Quốc tế (1993), Hội Địa kỹ thuật Quốc tế... Hàng năm, Ủy ban Kiểm kê và Đánh giá Tai biến Trƣợt lở đất (thuộc UNESCO) công bố các báo cáo về hiện trạng tai biến trƣợt lở đất trên phạm vi toàn thế giới [11]. Đặc biệt là từ năm 2000 đến nay, hàng năm có rất nhiều hội thảo quốc tế về tai biến thiên nhiên tổ chức ở nhiều nƣớc trên thế giới. Các hôi thảo này đã trình bày nhiều thông tin và phƣơng pháp nghiên cứu mới trong việc phòng chống và giảm nhẹ tai biến thiên nhiên nhƣ: lũ lụt, trƣợt lở, xói lở bờ sông bờ biển, về sóng thần, hạn hán, cháy rừng nhiễm mặn.... về biến đổi khí hậu và tai biến liên quan... Do tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác nghiên cứu tai biến địa chất, hàng năm tổ chức quốc tế nghiên cứu tai biến thiên nhiên thuộc Liên hiệp quốc thƣờng tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế và có những tập san, tuyển tập chuyên đề về tai biến thiên nhiên, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ mới. Các tác giả có các công trình đƣợc đánh giá cao là: Einstein (1988), Ketrilz (1992), Innocenti (1992), Montgomery D.R và Dietrich Carrara W.E. et al, (1994); Jade và Sarkar, (1993); Chung and Fabbri (2001), v.v. Đáng kể đến là các mô hình nghiên cứu trƣợt lở điển hình của trƣờng ITC (Hà Lan), trên cơ sở mã nguồn của phần mềm ILWIS, đƣợc thể hiện bằng mô hình GISIZ, xây dựng trên quan điểm tiếp cận địa lý - địa mạo; mô hình SINMAP lại đƣợc xây dựng theo quan điểm địa chất công trình …
Các nghiên cứu tập trung nghiên cứu cơ chế, vận động, tác động, phân vùng, cảnh báo, các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và các công nghệ mới ứng dụng trong việc nghiên cứu nhƣ GIS, viễn thám:
Định lƣợng và phân vùng tai biến trƣợt lở đất cho vùng núi (D. Anbalagan, 1992),
Mô hình vật lý về dòng bùn nông do trƣợt lở đất ở phạm vi lƣu vực (Bathurst J. C., Burton A., 1998),
Đặc trƣng của trƣợt lở đất và áp dụng GIS để mô phỏng tính bất ổn định độ dốc vùng Lantau, Hong Kong (F.C. Dai, F.C. Lee, 2002),
Phân vùng ngƣỡng mƣa – trợ giúp đánh giá tai biến trƣợt lở đất (Crosta G., 1998),
Ƣớc lƣợng tai biến trƣợt lở đất gây ra do mƣa thời gian thực (Liritano G. Và nnk, 1998),
Định lƣợng tai biến trƣợt lở đất – tổng quan về công nghệ hiện tại và ứng dụng để nghiên cứu ở các tỷ lệ khác nhau cho miền trung Italia (Fausto G. Và nnk, 1999),
Trƣợt lở đất và mối tƣơng quan với tham số mƣa – tiếp cận theo công nghệ GIS và viễn thám (D.P. Kanungo, S. Sarkar, 2006), ứng dụng GIS phân vùng tai biến trƣợt lở đất (C.J. van Westen, 1993), …