1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.2. Quốc lộ 6 đoạn qua huyện Yên Châu và các hoạt động giao thông quan
điểm của tỉnh Sơn La là huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn. Có trục Quốc lộ 6 chạy qua, đặc biệt có 47 km đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc bạn Lào tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Châu phát triển kinh tế cửa khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện [33].
1.3.2. Quốc lộ 6 - đoạn qua huyện Yên Châu và các hoạt động giao thông quan trọng trọng
Quốc lộ 6 là con đƣờng huyết mạch của vùng Tây Bắc nối liền Hà Nội với Sơn La và Lai Châu trên chiều dài 500km, theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Quốc lộ 6 nằm trùng với hƣớng của hệ thống đứt gãy, trong đó có nhiều đứt gãy đang hoạt động và nằm trong vùng phát sinh động đất Tuần Giáo, Lai Châu, Điện Biên, quốc lộ 6 nằm trong hoàn cảnh kiến tạo địa động lực nhƣ vậy nên sự cố trƣợt lở đã xảy ra mãnh liệt gây thiệt hại mỗi năm tới hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Đoạn quốc lộ 6 qua huyện Yên Châu có lý trình từ Km 212+000 đến Km 260+000, đoạn tuyến chủ yếu chạy trên địa hình núi cao, trung bình, uốn nếp, khối tảng bóc mòn có thành tạo địa chất là cát, bột, sét kết màu nâu đỏ của hệ tầng Yên Châu. Cũng giống nhƣ xu thế chung của toàn tuyến quốc lộ 6, cùng với hoạt động
địa chất, vào mùa mƣa đoạn tuyến quốc lộ 6 qua Yên Châu thƣờng xảy ra hiện tƣợng trƣợt lở tại nhiều vị trí, gây thiệt hại đặc biệt nặng nề cho ngành giao thông.
Hình 1.10. Vị trí khu vực nghiên cứu dọc theo tuyến quốc lộ 6 đoạn Yên Châu, Sơn La
Quốc lộ 6, là đƣờng giao thông huyết mạnh nối giữa hai vùng kinh tế lớn của miền bắc nƣớc ta đó là các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc. Đoạn thành phố Hoà Bình – thành phố Sơn La có chiều dài khoảng 256 km.
Khối lƣợng hàng hoá vận chuyển 6 tháng đầu năm 2007 ƣớc đạt 2.392,2 nghìn tấn, khối lƣợng hàng hoá luân chuyển ƣớc đạt 221.313 nghìn tấn-km. So với cùng kỳ năm 2006 khối lƣợng hàng hoá vận chuyển tăng 14,5%, khối lƣợng hàng hoá luân chuyển tăng 10,5% [27].
Có thể nói quốc lộ 6 là tuyến đƣờng quan trọng nhất nối các tỉnh Tây Bắc với phần còn lại của đất nƣớc. Lƣợng hành khách và hàng hoá vận chuyển qua tuyến đƣờng này luôn rất lớn, đặc biệt là từ khi khởi công dự án nhà máy thuỷ điện Sơn La. Tuy nhiên hoạt động giao thông ở đây có thể đóng vai trò cƣờng hóa các tai biến trƣợt đá, đặc biệt là sự vận hành của các phƣơng tiện có tải trọng lớn.
Trong khu vực nghiên cứu, dân cƣ sống tập trung tại một số điểm dân cƣ chính – chủ yếu là các thị trấn nhỏ hoặc các điểm dân cƣ riêng rẽ dọc theo quốc lộ 6,... Ngoài ra đôi nơi cũng có một số lƣợng đáng kể các hộ gia đình sống riêng lẻ hai bên đƣờng.
động xây dựng. Đặc biệt là việc mở rộng đƣờng quốc lộ 6 làm cho sƣờn dốc bị cắt bạt có thể đạt tới độ dốc lý tƣởng cho phá hủy. Tƣơng tự là hoạt động cắt sẻ sƣờn dốc để lấy đất định cƣ ở một số điểm dọc theo đƣờng giao thông và chặt phá thực vật ở sƣờn dốc nếu không tính toán kỹ lƣỡng sẽ tạo ra các điều kiện kích thích sự phát triển của trƣợt đá.
Hình 1.11. Quốc lộ 6 qua Yên Châu và nguy cơ trượt lở