Mối liên hệ giữa trượt lở đất và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, yên châu, sơn laluận văn ths chuyên ngành biến đổi khí hậu (Trang 33 - 35)

Biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề toàn cầu, Việt Nam theo dự đoán là một trong số ít các quốc gia chịu hậu quả tác động nặng nề của biến đổi khí hậu [14].

Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn [8]. Hiện nay khái niệm “ biến đổi khí hậu” và sự nóng lên toàn cầu không còn xa lạ nữa, ngƣợc lại nó đƣợc nhìn nhận nhƣ là sự tiềm ẩn của nhiều nguy cơ do hậu quả tác động của nó [8] .

Biến đổi khí hậu đã tác động đến môi trƣờng tự nhiên, kinh tế - xã hội và có những biểu hiện chính sau:

- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thƣờng của thời tiết và khí hậu tăng lên;

- Lƣợng mƣa thay đổi [14]; các sự kiện mƣa lớn tăng lên ở nhiều vùng làm gia tăng thiên tai lũ lụt [8];

- Mực nƣớc biển dâng lên do sự tan băng ở các cực, các đỉnh núi cao và dãn nở nhiệt;

- Các thiên tai và hiện tƣợng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với tần suất, độ bất thƣờng và có thể cả cƣờng độ tăng lên [14].

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về mối liên quan giữa nguy cơ tai biến trƣợt lở đất và biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu này tập trung xem xét về sự biến đổi về nhiệt độ, về lƣợng mƣa, sự tan băng.... và tìm ra mối liên quan đến tần suất và quy mô, mức độ sạt lở đất tại các khu vực cụ thể nào đó. Bên cạnh đó một số nghiên cứu còn sử dụng mô hình hoàn lƣu chung (GCMs) và dùng phƣơng pháp Downscaling để dự báo đƣa ra kịch bản về sự biến đổi về lƣợng mƣa cho khu vực nghiên cứu trong tƣơng lai và qua đó đƣa ra các đánh giá, dự báo về tình trạng trƣợt lở đất cho khu vực [46], [48].

Biến đổi khí hậu toàn cầu có tác động làm gia tăng tần suất sạt lở đất trên toàn thế giới và sẽ tiếp diễn nhƣ vậy trong tƣơng lai [55].

Ở một số nghiên cứu khác Collisona và cộng sự (2000) cho rằng biến đổi khí hậu và sự tăng nhiệt độ toàn cầu làm thúc đẩy quá trình băng tan và nó là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tai biến trƣợt lở đất và đá đổ [36].

Theo Malaka Rodrigo (2012), chúng ta đang trải qua các đợt mƣa lớn tập trung trong các thời gian nhất định, điều này đƣợc cho là có mối liên quan đến biến đổi khí hậu vì vậy chúng ta đang hƣớng đến thời kỳ sẽ có nhiều vụ sạt lở đất [49].

Theo Đỗ Minh Đức (2006), một hiện tƣợng tự nhiên rất dễ ghi nhận là các mái dốc đất tàn tích thƣờng duy trì đƣợc ổn định trong một thời gian dài nhất định và bị phá hủy trong các trận mƣa lớn [9].

Theo Trần Trọng Huệ và nnk (2004), mƣa là yếu tố trực tiếp gây nên trƣợt lở và thúc đẩy quá trình trƣợt lở phát triển [15].

Nghiêm Hữu Hạnh (2009) cho rằng, cùng với mƣa lớn, hiện tƣợng trƣợt lở phát triển mạnh mẽ. Nhiều vụ trƣợt lở vùng núi nƣớc ta liên quan tới các trận mƣa lớn [12]. Các nghiên cứu của Đỗ Minh Đức và nnk, T. D. Rathnaweera và nnk, Daniel Matsche [9,10,39,55], cũng đã chỉ ra các mối liên quan giữa mƣa lớn và tai biến trƣợt lở.

Theo hƣớng nghiên cứu về ngƣỡng mƣa đƣa ra cảnh báo về trƣợt lở đất, các tác giả A.F. Chleborad, R.L. Baum, J.W. Godt [35] đã sử dụng tài liệu lịch sử của 577 vụ trƣợt lở đất trong 26 năm (1978-2003) tại vùng Seattle (Washington), cùng tài liệu của 17 trạm đo mƣa trong vùng của thời kỳ đó. Các tác giả dựa vào 91 vụ trƣợt lở đất điển hình đã tìm ra ngƣỡng của lƣợng mƣa gây trƣợt lở đất của vùng này. Ngƣỡng đó mới xác định là dƣới nó chƣa có trƣợt lở đất xảy ra, còn trên mức đó lƣợng mƣa gây trƣợt lở đất cho từng điểm cụ thể là rất khác nhau; ở châu Âu cũng có những nghiên cứu theo hƣớng này, N.Casagli, A.I. Benedetti và M. Palmieri (2003) [50] đã tiến hành xây dựng đƣờng cảnh báo R-D (lƣợng mƣa và thời gian mƣa) tại khu vực Enilia-Romagna, Italy và thông báo đã tiến hành kiểm tra cụ thể thấy có 75/100 trƣờng hợp trƣợt lở đất vƣợt ngƣỡng đƣờng cảnh báo đó.

Biến đổi khí hậu đã làm biến đổi về lƣợng mƣa. Không giống nhƣ xu thế ấm lên khá đồng nhất của nhiệt độ, lƣợng mƣa lại có sự tăng giảm khá khác nhau theo khu vực. Trong thời kỳ 1901-2005 xu thế biến đổi của lƣợng mƣa rất khác nhau giữa các khu vực, và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng khu vực. Tuy nhiên, tần số mƣa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lƣợng mƣa có xu thế giảm đi [8].

Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), lƣợng mƣa năm trung bình toàn cầu đƣợc đánh giá là tăng lên trong thế kỷ XXI [23]. Số sự kiện mƣa lớn hoặc tỷ lệ mƣa lớn trong tổng lƣợng mƣa tăng lên ở hầu hết các vùng [14].

Nhƣ vậy có thể nhận thấy các nghiên cứu về mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và trƣợt lở đất đều có kết luận rằng: biến đổi khí hậu ở khía cạnh này hay khía cạnh khác là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai biến trƣợt lở đất tại các khu vực có nguy cơ. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu đó là “lượng mưa

thay đổi, các sự kiện mưa lớn tăng lên”, và đây chính là một trong các yếu tố tác động

quan trọng góp phần làm gia tăng tai biến trƣợt lở đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, yên châu, sơn laluận văn ths chuyên ngành biến đổi khí hậu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)