Nghiên cứu về sự biến đổi lượng mưa và nhiệt độ và mối liên quan của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, yên châu, sơn laluận văn ths chuyên ngành biến đổi khí hậu (Trang 57 - 58)

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.6. Nghiên cứu về sự biến đổi lượng mưa và nhiệt độ và mối liên quan của nó

đến trượt lở đất

Có nhiều các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình trƣợt lở đất, bao gồm các đặc điểm khí hậu, các yếu tố địa chấn, các hoạt động của con ngƣời và cả các yếu tố phức hợp khác. Kết quả là, quan hệ giữa khí hậu và trƣợt lở đất chƣa bao giờ là đơn giản và là vấn đề còn phải bàn của nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong điều kiện phân bố về không gian và thời gian. Khí hậu có ảnh hƣởng nhƣ một tác nhân phức tạp đến mức độ và tần suất của trƣợt lở đất qua đƣờng phi tuyến hệ thống đất nƣớc. Bởi vậy việc kết hợp phân tích giữa vùng và khu vực là cần thiết để giảm thiểu tác động đƣa đến từ các nhân tố nhƣ địa chất, địa mạo và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhân tố khí hậu và trƣợt lở. Hơn nữa việc nắm vững cơ chế thủy động và cơ học là cơ sở cho việc đánh giá một cách định lƣợng về tác động, ảnh hƣởng của sự thay đổi khí hậu đến ổn định mái dốc.

Quan hệ giữa khí hậu - trƣợt lở đƣợc phân tích cho khoảng thời gian nào đó và tại một vài khoảng thời gian sẽ cố gắng xác định điều kiện khí hậu gây ra trƣợt lở. Qua những ngiên cứu, quan sát ở các nhiều nơi, có thể thấy mƣa là một yếu tố làm gia tăng hoặc gây nên trƣợt lở đất cùng với một số yếu tố khác nhƣ: sử dụng đất, các hoạt động kiến tạo [55].

Sự thay đổi nhiệt độ có thể tác động đến quá trình trƣợt lở đất ở vài khía cạnh. Thứ nhất, sự thay đổi nhiệt độ có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thảm thực vật, các thảm thực vật che phủ xanh tốt trƣớc đây có thể bị hủy hoại và chết. Thứ hai, sự thay đổi nhiệt độ có thể ảnh hƣởng tới mức nƣớc ngầm, bởi vì nƣớc ngầm có thể phải trải qua quá trình dãn nở nhiệt và chính quá trình dãn nở nhiệt này có thể làm cao độ nƣớc ngầm tăng lên. Nhƣ vậy, nhiệt độ tăng sẽ làm giảm độ ổn định của mái dốc và có thể là nguyên nhân gây trƣợt lở. Thứ ba, nhiệt độ tăng có thể là nhân tố làm cho đất bị khô hơn. Trong một vài trƣờng hợp độ ẩm tự nhiên thấp sẽ làm tăng sức kháng cắt của đất và là điều kiện tốt cho sự hút dính, ngƣợc lại nó làm giảm lực dính kết của đất, ví dụ nó gây ra sự rạn nứt đối với đất sét trầm tích. Các vết nứt này sẽ là điều kiện để nƣớc ngấm qua dễ dàng và sẽ làm suy giảm nhanh chóng độ ổn định của mái dốc. Điều này dẫn đến làm tăng nhanh các sự cố trƣợt lở tại các sƣờn dốc thiên nhiên.

Trong những năm gần đây, hiện tƣơng mƣa lớn kéo dài đã trở thành một điều kiện thời tiết bất thƣờng ở tỉnh Sơn La nói chung và huyện Yên Châu nói riêng. Các

vụ lở đất xảy ra trên quốc lộ 6, đoạn qua địa phận huyện Yên Châu cũng tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy có thể có một số mối liên hệ giữa sạt lở đất với điều kiện thời tiết bất thƣờng này. Sự thay đổi của thời tiết có thể là do biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn thế giới hay sự nóng lên toàn cầu. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến tần suất sạt lở đất ở khu vực. Vì vậy, cần phân tích các yếu tố khí tƣợng nhƣ lƣợng mƣa, nhiệt độ trong thời gian vừa qua để đánh giá tầm ảnh hƣởng của chúng tới trƣợt lở đất. Việc phân tích khẳng định rằng những thay đổi này có ảnh hƣởng rất lớn trên tần số vụ sạt lở đất trên quốc lộ 6.

Nghiên cứu các số liệu khí tƣợng thủy văn nhƣ: nhiệt độ và đặc biệt là lƣợng mƣa để xác định:

- Sự biến đổi của nhiệt độ; - Biến đổi lƣợng mƣa hàng năm; - Biến đổi lƣợng mƣa tháng;

- Biến đổi trận mƣa theo thời đoạn 1,3... ngày;

Trên cơ sở xem xét mối tƣơng quan giữa biến đổi lƣợng mƣa qua các thời kỳ của các dữ liệu lƣợng mƣa và hiện tƣợng trƣợt lở đất để xác định nguyên nhân, đánh giá mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu đến lƣợng mƣa và hiện tƣợng trƣợt lở đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới nguy cơ trượt lở đất đoạn quốc lộ 6, yên châu, sơn laluận văn ths chuyên ngành biến đổi khí hậu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)