Tai biến trƣợt lở đất Việt Nam cũng mới đƣợc quan tâm nghiên cứu từ những năm 1990. Viện Địa chất, Viện Địa lý (Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trung tâm Dự báo Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia, Viện Địa chất và Khoáng sản, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trƣờng Đại học Mỏ Địa chất... là những trung tâm hàng đầu trong nghiên cứu lĩnh vực này.
Trƣớc năm 2000, các hƣớng nghiên cứu tập trung vào phân tích hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ở các khối trƣợt điển hình hoặc tại những khu vực cụ thể nhƣ các điểm dân cƣ miền núi, công trình xây dựng lớn: nghiên cứu trƣợt lở đất tại thị xã Sơn La, nghiên cứu phòng chống hiện tƣợng nứt - trƣợt đất tại khu vực đồi Khau Cả và đồi Khí Tƣợng, đề xuất biện pháp phòng chống và xử lý nứt - trƣợt đất ở thị xã Sơn La, nghiên cứu và dự báo trƣợt lở, sụt đất thị xã Sơn La phục vụ quy hoạch phát triển... [7]. Một số công trình khác liên quan đến các nhiệm vụ đột xuất nhƣ công tác
di dân tái định cƣ khỏi những khu vực tai biến nguy hiểm hay xác định các vùng có nguy cơ trƣợt lở đất làm cơ sở khoa học cho các giải pháp phòng tránh hữu hiệu, kế hoạch di dời dân của một số tỉnh Tây Bắc, các khu vực có điểm trƣợt lớn trên các tuyến quốc lộ [25].
Sau năm 2000, các hƣớng nghiên cứu tập trung vào trƣợt lở đất đá dọc theo các quốc lộ, các tuyến đƣờng mới đƣợc xây dựng hoặc mở rộng. Theo hƣớng này, các công trình tập trung vào phân tích nguyên nhân về địa chất, địa mạo và nhân sinh tác động đến trƣợt lở đất, đồng thời đề xuất một số giải pháp phòng tránh, khắc phục. Các phƣơng pháp nghiên cứu địa chất - địa mạo truyền thống đƣợc áp dụng nhƣ khảo sát thực địa theo lát cắt và khảo sát chi tiết tại điểm đặc trƣng, phân tích bản đồ địa hình, phân tích đặc điểm địa chất,... Tiêu biểu theo hƣớng này là các công trình nghiên cứu trƣợt lở tuyến đƣờng Sa Pa - Bắc Hà và các giải pháp phòng chống [34], hiện trạng tai biến trƣợt lở đất trên một số tuyến đƣờng giao thông ở tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận [16], đánh giá nguy cơ tai biến trƣợt lở dọc quốc lộ 4D trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất và địa hình [22].
Nhìn chung, nghiên cứu tai biến trƣợt lở đất trên các tuyến đƣờng có những đặc thù riêng khác với nghiên cứu cho một vùng, thƣờng yêu cầu tính, định lƣợng và dự báo ở mức độ cao hơn, do chịu tác động nhiều của yếu tố nhân sinh. Các nghiên cứu trƣớc đã sử dụng phƣơng pháp phân vùng dự báo trên dạng diện, kết quả nghiên cứu thƣờng ở tỷ lệ nhỏ (l:500.000) và ở một số vùng nghiên cứu ở tỷ lệ lớn (1:50.000) nhƣng thƣờng chỉ là làm dày tuyến khảo sát để phục vụ cho phát hiện hiện trạng tai biến. Hệ quả là không phát triển thêm về mặt phƣơng pháp và cách tiếp cận trong nghiên cứu tai biến đổi với một lãnh thổ quy mô nhỏ với bản đồ nghiên cứu ở tỷ lệ lớn đến chi tiết. Ngoài ra, quy hoạch phòng ngừa tai biến đối với một vùng cụ thể chƣa đánh giá đƣợc tác động của con ngƣời đối với tai biến trƣợt lở. Nghiên cứu tai biến dọc một tuyến đƣờng yêu cầu thực hiện ở tỷ lệ chi tiết hơn, do các sƣờn dốc đã có sự tác động của con ngƣời thƣờng là các yếu tố tác động tích cực đến trƣợt đất (taluy, đập giữ nƣớc,...), làm rõ bản chất và nguyên nhân, đặc biệt đối với các tai biến có khả năng gây tổn thất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (trƣợt lở đất, lũ quét). Do vậy, cần xác định rõ những yếu tố trực tiếp và gián tiếp các yếu tố kích hoạt gây ra những tai biến chủ yếu của tuyến đƣờng [11].
Trƣớc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hay việc lồng ghép trong các bản quy hoạch sử dụng đất tƣơng lai, hƣớng nghiên cứu tai biến thiên nhiên nói chung, nghiên cứu trƣợt lở đất tập trung vào các khu vực rộng lớn hơn nhƣ các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp vùng. Tác giả đã kết luận trong những năm gần đây tại các tỉnh miền núi phía Bắc, dạng tai biến này diễn ra ngày càng nguy hiểm hơn với 12/16 tỉnh nằm trong vùng có nguy cơ trƣợt - lở cao. Hầu hết các công trình đƣợc thực hiện với những nguồn kinh phí lớn với khu vực nghiên cứu chủ yếu là miền núi. Theo hƣớng này, phải kể đến các công trình nghiên cứu điều tra đánh giá sự cố môi trƣờng quan trọng và kiến nghị giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc [34], nghiên cứu đánh giá tại biến trƣợt lở đất đá các tỉnh miền núi phía Bắc [20], nghiên cứu đánh giá tai biến trƣợt lở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và các giải pháp phòng tránh [21], nghiên cứu tai biến trƣợt lở ở Việt Nam 2000 (Dự án UNDP VIE/97/2002) [19], nghiên cứu và dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình [26]. Một số công trình khác tập trung nghiên cứu tính chu kỳ của trƣợt lở đất hoặc tai biến tổng hợp nhƣ nghiên cứu tính chất chu kỳ của hiện tƣợng dịch chuyển các khối đất đá ở một số nơi thuộc miền núi Bắc Bộ, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi Bắc Bộ [15].
Một hƣớng nghiên cứu hiện nay đang đƣợc phát triển, có vai trò hỗ trợ hiệu quả trong phân tích và đánh giá tai biến là ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám, cũng nhƣ sử dụng các mô hình thực nghiệm. Có thể phân biệt hai nhóm phƣơng pháp, mô hình nghiên cứu trƣợt lở: (i) nhóm phƣơng pháp vật lý dựa trên các phƣơng trình toán lý mô phỏng bản chất vật lý của quá trình trƣợt; và (ii) nhóm phƣơng pháp thống kê dựa trên quan hệ thống kê giữa các điểm trƣợt lở và các yếu tố đƣợc cho là nguyên nhân gây nên trƣợt lở [26], ứng dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu dự báo trƣợt lở đất tại Mƣờng Lay trong đó dựa trên cơ sở phƣơng pháp chuyên gia trong GIS để đánh giá các lớp thông tinh ảnh hƣởng đến trƣợt lở và ứng dụng công nghệ viễn thám để phân tích các yếu tố dạng tuyến (lineament) [17]. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay, tập thể các nhà khoa học Địa mạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố nhiều công trình áp dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu tai biến nói chung và tai biến trƣợt lở đất nói riêng: nghiên cứu, đánh giá tai biến trƣợt lở đất và lũ lụt, trong đó tích hợp các thông tin về cấu trúc địa chất, địa mạo và lớp phủ đƣợc trình bày là cơ sở quan trọng cho việc giảm thiểu tai biến do
trƣợt lở đất trên toàn bộ lƣu vực sông [2]; nghiên cứu trƣợt lở đất tỉnh Lào Cai dựa trên quan điểm địa lý tổng hợp và GIS, trong đó trình bày các bƣớc đánh giá đơn tính và đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình tai biến và thành lập bản đồ nhạy cảm tai biến trƣợt lở tỉnh Lào Cai [13]. Qua các công trình nghiên cứu trên các khu vực khác nhau, nhóm tác giả đã thống nhất quan điểm đánh giá tai biến trƣợt lở đất bằng GIS và viễn thám trên cơ sở địa mạo và địa lý tổng hợp thể hiện rất rõ trên các maket bản đồ mà vai trò của khoa học địa mạo đƣợc nhấn mạnh rất rõ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu hầu hết thuộc những đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp tỉnh hoặc cấp viện. Trong số này phần lớn là những công trình “Nghiên cứu hiện trạng,…”, “…bƣớc đầu xác định các nguyên nhân,…” và “… đề xuất cơ sở khoa học cho các giải pháp giảm thiểu tác hại…”.
Đóng góp của những công trình này cho thấy những nguyên nhân mang tính đặc thù cho các khu vực cụ thể. Nhờ vậy, các nghiên cứu này đều đã đƣa ra đƣợc một số khuyến nghị có giá trị trong việc tiếp tục nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp giảm thiểu tai biến.
Cho đến nay số lƣợng các nhà khoa học Việt Nam tham gia nghiên cứu tai biến trƣợt lở đất là khá lớn; đã cung cấp nhiều thông tin khoa học về hiện trạng, nguyên nhân chung của những vụ tai biến lớn đƣợc nêu trong các công trình nghiên cứu và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng [11].