Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 80 - 92)

Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Về ưu diểm

Trong giai đoạn 1996 đến tháng 7/2008, Đảng bộ huyện Quốc Oai đã từng bước quán triệt chủ trương đường lối của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp vào tình hình cụ thể của địa phương. Đảng bộ huyện Quốc Oai đã vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Do đó, nền kinh tế nông nghiệp của Huyện Quốc Oai đã đạt được những kết quả to lớn, và góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội chung của Huyện. Có thể đánh giá những thành tựu trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện trên những điểm sau:

* Thứ nhất: Đảng bộ huyện Quốc Oai nhất quán chủ trương đưa kinh

tế nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững.

Quán triệt chủ trương coi nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu, Đảng bộ Huyện luôn coi trọng chỉ đạo phát triển kinh tế, kịp thời đề ra các chỉ thị nghị quyết, chương trình về phát triển kinh tế nông nghiệp, hàng loạt các giải pháp chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả như: đổi mới mô hình quản lý, hoạt động của HTX nông nghiệp; phát huy vai trò của kinh tế hộ gia đình, khai thác tốt tiềm năng sử dụng đất; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; khuyến khích, ưu tiên phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống vật chất

tinh thần của người dân. Những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng ủy đã đáp ứng được yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới đất nước đặc biệt là đổi mới nền nông nghiệp truyền thống vốn mang tính chất phân tán, nhỏ lẻ, lạc hậu chủ yếu là tự cung tự cấp, mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ còn rất hạn chế, lao động phần lớn là làm nông nghiệp, có trình độ thấp, phụ thuộc vào mùa vụ sang xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Trong giai đoạn hơn 10 năm từ 1996 - 2008 nền kinh tế nông nghiệp Quốc Oai đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế nông nghiệp Quốc Oai có mức tăng trưởng khá, từ chỗ là một huyện thường xuyên thiếu lương thực thì đến nay đã từng bước giải quyết vẫn đề lương thực, căn bản xóa nạn đói giáp hạt cho nhân dân. Sản xuất lương thực của Huyện tăng trưởng ổn định, sản xuất cây ăn quả, trang trại chăn nuôi tăng nhanh góp phần tích cực vào tăng trưởng của kinh tế nông nghiệp và việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, dần đi vào nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng giá trị cơ cấu của nền kinh tế Quốc Oai từ năm 1996 đến năm 2007 có sự chuyển biến đáng kể: năm 1996 tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 67%, đến năm 2000 giảm xuống còn 57,6%, đến năm 2007 giảm xuống còn 37,5%. Ngay trong ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch về cơ cấu theo

hướng giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng sản phẩm nông nghiệp: năm 1995 trồng trọt chiếm 70% chăn nuôi chiếm 30%, đến năm 2007 ngành trồng trọt giảm xuống còn 50,2% chăn nuôi chiếm 49,8%.

Trong trồng trọt:

Trồng trọt trong hơn 10 năm qua của huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: từ một huyện độc canh cây lúa là chủ yếu sang đa dạng hóa các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành trồng trọt của huyện lúa là cây trồng chính và chủ yếu, trong những năm gần đây các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả có xu hướng tăng dần.

Trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp Huyện ủy luôn chú trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình canh tác, thâm canh tăng vụ, áp dụng các giống cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao và tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Các giống cây trồng mới có hiệu quả, năng suất cao, chất lượng tốt được trồng thử nghiệm và chọn lọc, được trồng đại trà trên diện rộng. Trong những năm gần đây mặc dù diện tích đất nông nghiệp suy giảm nhưng giá trị trong sản xuất của ngành trồng trọt vẫn tăng do UBND huyện, các HTX nông nghiệp thực hiện chương trình hỗ trợ cho nông dân về giống, phân bón, cấy đại trà các giống lúa nguyên chủng cho năng suất cao, đặc biệt là Huyện ủy chủ trương đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm với cây ngô và cây đỗ tương và khoai lang là cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập và góp phần giải quyết việc làm cho nông dân.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình sản xuất, Quốc Oai còn luôn quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp để chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp: hỗ trợ về giống, phân bón cho người nông dân; thường

xuyên triển khai mở các lớp tập huấn cho nông dân, triển khai chương trình IPM tiết kiệm thuốc trừ sâu, phân bón... cho cây trồng. Với hướng đi đúng đắn đó ngành nông nghiệp Quốc Oai trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

Từ năm 1996 đến năm 2007 sản xuất trong ngành trồng trọt có những chuyển biến đáng kể trong cơ cấu cây trồng và giá trị sản xuất. Cây lương thực luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng, trong giai đoạn từ 1996 - 2000 diện tích cây lương thực tương đối ổn định, năm 1996 diện tích trồng cây lương thực là 13.648ha, năm 1998 là 13.536 ha đến năm 2000 tăng lên 13.758ha. Sang giai đoạn từ 2001 - 2007 có giảm về diện tích, năm 2003 là 12.572ha giảm xuống còn 12.045ha và đến năm 2007 giảm xuống còn 11.225ha. Mặc dù cơ cấu giá trị giảm dần nhưng do hệ số sử dụng đất tăng, tích cực đưa những giống mới ngắn ngày có năng suất cao nên sản lượng lương thực quy thóc vẫn tăng lên đáng kể: năm 1996 sản lượng đạt 51.661 tấn, năm 2001 đạt 55.726 tấn năm 2007 tăng lên 60.267 tấn.

Trong giai đoạn từ 2001 đến 2007 diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện tương đối ổn định: năm 2001 diện tích trồng lúa là 10.075,5ha, năm 2005 là 10.025,3ha, năm 2007 là 10.158,5ha. Tuy diện tích trồng lúa tương đối ổn định nhưng sản lượng lúa lại không ngừng tăng lên, năm 1996 năng suất lúa đạt 41,4 tạ/ha, năm 2003 năng suất đạt 53,14 tạ/ha đến năm 2007 đạt 58,41 tạ/ha. Một số giống lúa có năng suất cao qua khảo nghiệm đã được triển khai rộng rãi trên toàn huyện đặc biệt là các xã Phú Cát, Nghĩa Hương, Cấn Hữu... Bên cạnh đó các cây trồng vụ đông ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng của huyện. Tổng diện tích cây vụ đông năm 2005-2006 là 5.966,1ha, năm 2006-2007 toàn huyện là 5.982ha, năng suất đạt 8,5 triệu đồng/ha.

phương các cấp đã có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời đưa ra các cơ chế, chính sách hợp lý, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là các tiến bộ về giống đồng thời có các cơ chế chính sách khuyến khích, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là kiên cố hóa kênh mương, xây dựng hệ thống trạm bơm tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời từng bước đổi mới cơ chế quản lý, phương thức hoạt động của các HTX nông nghiệp, có các cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó trong giai đoạn 1996 đến 2008, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

Trong chăn nuôi:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực trồng trọt, thành quả đạt được trong lĩnh vực chăn nuôi cũng rất lớn. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi Quốc Oai đã có những chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao 13,6%, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp, năm 1995 chiếm 30% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng lên 36% năm 2000, năm 2005 tăng lên 45,4%, và đến năm 2007 là 49,8%. Các loại vật nuôi chủ yếu như: lợn, gà, vịt, bò và các loại thủy sản, đàn trâu có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2005 toàn huyện có 2.753 con trâu và 8247 con bò, đến năm 2007 toàn huyện còn 2.413 con trâu và 9.747 con bò. So với năm 2000 đàn trâu giảm 11,4%, đàn bò tăng 6,9 %, trong đó tỷ lệ Sin hóa đàn bò đạt 65%. Đàn lợn năm 2007 là 86.270 con tăng 93,8% so với năm 1996 và so với năm 2000 tăng 34,6%, trong đó tỷ lệ lợn nạc, hướng nạc chiếm 90%. Có nhiều hộ chăn nuôi lợn theo hướng trang trại có quy mô lớn từ 50-200 con/trại. Cho thu nhập cao từ 80 - 120 triệu đồng/trại/năm như ở các xã Cấn Hữu, Thạch Thán, Sài Sơn... Đàn gia cầm

trong huyện từ 1996 - 2007 tăng nhanh: năm 1996 là 285.512 con tăng lên 442.500 con và đến năm 2007 là 1.012.000 con gấp 3,5 lần so với năm 1996. Trong những năm gần đây có nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia cầm đặc biệt là gà theo hướng trang trại tập trung quy mô lớn: 3000 -5000 con/trại cho hiệu quả kinh tế cao tập trung chủ yếu ở các xã: Hòa Thạch, Đông Yên, Cấn Hữu, Phú Cát... Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2007 là 570ha tăng gấp 2,5 lần năm 1996 về diện tích và gấp 3 lần về sản lượng.

Trong phát triển chăn nuôi của Quốc Oai trong những năm gần đây là các hộ gia đình đã chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung hoặc bán công nghiệp, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là đã quy hoạch, xây dựng được một số khu chăn nuôi tập trung theo hướng hiện đại như trang trại chăn nuôi lợn tập trung ở xã Sài Sơn, Cấn Hữu; chăn nuôi gà ở Cấn Hữu, Phú Cát... Ngoài ra có một số hộ gia đình ở Hòa Thạch, Phú Cát phát triển chăn nuôi trang trại gà theo hình thức liên doanh với công ty CP của Thái Lan, ổn định về đầu vào và đầu ra của sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao.

Ngành chăn nuôi đạt được những thành tựu trên là do: Trong những năm gần đây Đảng bộ huyện Quốc Oai luôn chú trọng vào việc chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng đổi mới về giống, tạo điều kiện về cơ chế chính sách khuyến khích các hộ nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài những trang trại chăn nuôi tập trung huyện còn chú trọng phát triển các trang trại vừa và nhỏ gắn với kinh tế hộ gia đình nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong huyện mà còn cung cấp cho Thủ đô và các huyện lân cận. Trên địa bàn huyện hiện nay tỷ lệ Sin hóa đàn bò; nạc hóa đàn lợn; các loại gia cầm siêu trứng, siêu thịt ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi đã và đang đẩy mạnh áp dụng các phương pháp chăn nuôi

hiện đại để giảm nhân công, rút ngắn thời gian chăn nuôi, cho năng suất cao, đồng thời tăng cường công tác phòng dịch. Vì vậy, ngành chăn nuôi của huyện có tốc độ phát triển nhanh và đóng góp ngày càng lớn trong tỷ trọng của toàn ngành nông nghiệp: năm 1995 chiếm 30%, tăng lên 36% năm 2000 và năm 2007 chiếm tới 49,8% và dần trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai: Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp

Huyện ủy luôn chú trọng đến công tác đổi mới mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Sau Nghị định số 64/CP của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp (9/1993); và Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý đất nông nghiệp (4/1998). Các hộ gia đình đã được nhận ruộng lâu dài do vậy đã yên tâm đầu tư tăng gia sản xuất, tiến hành khai hoang phục hóa. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, hộ gia đình được xác định vừa là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị tiêu dùng. Kinh tế hộ đã phát huy được vai trò tự chủ của mình trong phát triển kinh tế khi từng bước đưa nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, nhưng còn ở quy mô nhỏ.

Sự phát triển năng động sáng tạo của kinh tế hộ gia đình, đã xuất hiện nhiều mô hình; nhân tố mới trong phát triển sản xuất, kinh doanh, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngay sau khi Huyện ủy có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển kinh tế trang trại đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy chỉ trong thời gian ngắn kinh tế trang trại ở Quốc Oai phát triển nhanh chóng. Tính đến tháng 7/2008 toàn huyện có 225 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm và trang trại tổng hợp. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển. Nhằm đưa sản xuất chăn nuôi theo hướng sản

xuất hàng hóa, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Chủ trương phát triển kinh tế trang trại là bước đi đúng đắn của Đảng bộ huyện Quốc Oai trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại đã khẳng định được ưu thế hơn hẳn so với cấy lúa và trồng các loại rau màu khác về khai thác sử dụng đất, giải quyết việc làm, huy động vốn... Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho năng suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện, ngoài ra còn cung cấp cho Thủ đô và các huyện lân cận.

Bên cạnh đó Đảng bộ huyện Quốc Oai cũng chú trọng đến đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp. Sau khi thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2003, hiện Huyện có tổng số 51 HTX với 60.710 xã viên, trong đó có 49 HTX nông nghiệp; 01 HTX sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Đại Thành; 01 HTX kinh doanh và sản xuất rau an toàn. Có 10 HTX quy mô toàn xã, 03 HTX quy mô liên thôn, 36 HTX quy mô thôn và 02 HTX cá thể. Các HTX tham gia hoạt động ở ba khâu dịch vụ: dịch vụ thủy nông; bảo vệ thực vật và giống. Công tác chuyển đổi HTX đã phát huy được vai trò của các xã viên trong các hoạt động chung của HTX, ổn định về quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)