Qúa trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 31 - 48)

các phòng ban liên quan xây dựng các kế hoạch, đề án, các chương trình hành động, tích cực đổi mới sản xuất nông nghiệp nhằm đưa kinh tế nông nghiệp phát triển ngang tầm với nhiệm vụ của ngành nông nghiệp trong thời kỳ mới.

1.3. Qúa trình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai huyện Quốc Oai

1.3.1. Phát triển các ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.3.1.1. Ngành trồng trọt

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những nội dung căn bản thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và là phương hướng phát triển nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, Nghị quyết số 06 - NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông

nghiệp và nông thôn (tháng 11/1998) Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu: chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là nông phẩm qua chế biến tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong kinh tế nông thôn.

Nghị quyết số 01 - NQ/TW, ngày 01/10/1996, về tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH

đến năm 2000 của Tỉnh ủy Hà Tây cũng định rõ phương hướng chung là:

“Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa đa dạng” [59, tr.2]. Nghị quyết cũng đề ra 6 giải pháp chính về giống; về quy hoạch sản xuất hàng hóa; về tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; về HTX nông nghiệp và một số vấn đề chính sách.

quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ XVIII. Huyện ủy đã đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trước hết là về giống:

Trước thực tế nhiều hộ nông dân quen trồng các loại giống cũ như CR203 (năm 1997 tỷ lệ ấy giống lúa CR203 chiếm 33,5% diện tích, năng xuất chưa đạt 50 ta/ha), việc đưa vào sử dụng các loại giống mới chưa được đẩy mạnh. Huyện ủy đã chủ trương chuyển một phần diện tích giống CR203 sang các giống lúa Trung Quốc như: X21, C70, C71, Q5, Khang Dân.

Để mở rộng diện tích lúa lai, Huyện ủy đã chủ trương làm tốt công tác tư tưởng cho người nông dân đồng thời thực hiện được mô hình thí điểm tốt, tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con chuyển đổi giống lúa, đồng thời chủ trương sản xuất các giống lúa mới ở hầu khắp các HTX và chương trình cấp 1 hóa giống lúa trên địa bàn huyện. Năm 1996 năng suất lúa đạt 38,4 tạ/ha, năm 2000 đạt 51,6 ta/ha. Tổng sản lượng lương thực năm 1996 đạt 50,3 tấn, năm 1999 đạt 65,1 tấn.

Nhằm phá vỡ thế độc canh cây lúa diện tích vụ đông được mở rộng trên cả 3 vùng nhất là vùng nội đồng, diện tích ngô bình quân các năm được duy trì từ 1500 - 1800ha bằng 50% diện tích vụ đông, giống ngô lai chiếm 100% diện tích.

Để có đủ giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt bảo đảm cho toàn bộ diện tích gieo trồng, Huyện ủy đã tổ chức tốt việc sản xuất, dịch vụ giống tại chỗ là chính, xác định cơ cấu cho từng vụ, phù hợp với từng vùng, từng địa phương để làm cơ sở cho các HTX chủ động chuẩn bị giống trước khi bước vào mùa vụ.

Huyện ủy chỉ đạo Phòng NN & PTNT làm tốt những việc sau:

+ Chỉ đạo các HTX thực hiện chương trình sản xuất giống lúa mới và chương trình cấp 1 hóa giống lúa trên địa bàn huyện.

+ Tổng kết đánh giá các giống lúa mới có năng xuất cao, áp dụng kỹ thuật thâm canh, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên từng vùng, từng loại đất. Chủ động nhập các giống cây trồng mới có năng xuất cao, chất lượng tốt.

+ Từng HTX khoanh vùng chuyên sản xuất giống cho các hộ có kinh nghiệm sản xuất giống, HTX chủ động làm dịch vụ các loại giống cho các hộ gia đình thông qua Công ty giống cây trồng Tỉnh, Trung ương và Viện sản xuất giống để cung cấp đủ giống cây trồng cho xã viên.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng:

Ngành trồng trọt đã tập trung sản xuất lương thực, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, đưa được các giống cây trồng có năng suất cao như: Giống lúa thuần Trung Quốc, lúa lai, thực hiện trương trình cấp 1 hóa giống lúa đạt 80% diện tích, giống ngô lai hơn 90%. Đẩy mạnh thâm canh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp những khâu trọng yếu như: chống hạn, chống úng, kiên cố hóa kênh mương, khuyến nông bảo vệ thực vật, cùng với những biện pháp đồng bộ và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất vụ đồng. Chú ý phát triển các cây màu, cây công nghiệp đem lại kết quả khá.

Về diện tích gieo trồng từ 14.761 ha (năm 1995) lên 15.550ha (năm 2000) tăng bình quân 1,05%. Trong đó diện tích cây lúa tăng bình quân 0,65% diện tích trồng cây vụ đông được ổn định và giữ vững từ 2.800ha đến 3.020ha, chiếm 46,3% diện tích canh tác chủ yếu là ngô lai, khoai lang, đậu tương, đậu trắng.

Năng suất cây trồng tăng dần qua từng năm, trong đó năng suất cây lúa bình quân cả năm từ 42,92 tạ/ha (năm 1995) lên 52,27tạ/ha đưa sản lượng quy thóc tăng từ 51.661 tấn (năm 1995) lên 66.400 tấn (năm 2000). Bình quân hàng năm tăng 5,2%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI đề ra (tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 6 vạn tấn).

Về sản xuất lâm nghiệp, ngành nông nghiệp đã triển khai kế hoạch trồng rừng, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng và diện tích cây ăn quả, hiện có theo Chương trình PAM và dự án 327. Song do tác động của chuyển dịch cơ

cấu kinh tế vùng đồi gò, một số diện tích rừng đã khai thác đến nay chỉ còn 464ha; Chỉ đạo trồng cây phân tán trồng được 492.000 cây góp phần cải tạo tiểu khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái

Thực hiện các chính sách khuyến nông:

Huyện ủy đã chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác khuyến nông bằng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn thăm quan các mô hình thâm canh tốt, giúp nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: tổ chức công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột, dùng nilon che ấm cho mạ trong mùa đông… Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật ngày càng được tổ chức thường xuyên và mở rộng, đa dạng về hình thức chuyên sâu về nội dung.

Huyện đã triển khai nhiều chương trình khuyến nông đúng kế hoạch, định hướng đạt hiệu quả nhằm phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện và tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Chương trình lúa lai chất lượng cao; Chương trình nhân giống đậu tương DT84 nguyên chủng…

Để thực hiện Chương trình Cấp 1 hóa giống lúa trên địa bàn, Tỉnh và Huyện đã hỗ trợ cho các hộ xã viên một phần tiền mua giống gốc giao cho từng HTX để nhân ra giống cấp 1. Vì vậy, năng suất và sản lượng lúa của huyện liên tục tăng, năm 1996 năng suất lúa đạt 38,48 tạ/ha, đến năm 2000 tăng lên 51,68 tạ/ha.

Công tác khảo nghiệm, ứng dụng các giống cây màu đặc biệt cây ngô đã được đưa vào sản xuất, các giống phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời vụ bảo đảm năng suất như giống: DK888, DK999, LVN4, LVN5, LVN10… cho năng suất cao hơn từ 30 - 50%. Khảo nghiệm ứng dụng đưa giống đậu tương vào sản xuất như: ĐK03, ĐK05, DT84, VX92… Ứng dụng chọn lọc đưa vào trồng các giống khoai tây có năng suất cao như: khoai tây lai, khoai tây Hà Lan.

1.3.1.2. Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn là thế mạnh của Quốc Oai. Trong toàn huyện đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi được duy trì và phát triển toàn diện cả gia súc, gia cầm và thủy sản. Hướng đi chủ yếu là tăng cường đầu tư để tăng nhanh tổng đàn và lượng đàn nhất là đàn trâu, bò và đàn lợn. Việc tạo đàn bò theo hướng Sin hóa đã tạo ra giống bò có tầm vóc và trọng lượng cao hơn bò địa phương từ 50 - 70 kg/con, tỷ lệ thịt tăng 12%. Năm 2000 toàn huyện có 7.050 con bò, trong đó tỷ lệ bò có máu Sin 1/2 là 60%.

"Phát triển mạnh đàn lợn theo hướng nạc hóa, chuyển từ lợn kiêm dụng nạc mỡ sang hướng nạc với tỷ lệ nạc đạt 45% trở lên, các giống lợn Yoocsai, Đại Bạch, Laidrac có tỷ lệ cao tăng trọng nhanh được nhân rộng ra các xã. Các HTX phát triển thêm biện pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở rộng, sản xuất lợn giống để phục vụ tốt trong chăn nuôi"[16, tr.22].

Đưa các giống gia cầm có năng suất cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi được tạo điều kiện phát triển như nuôi gà công nghiệp siêu trứng, chuyên thịt; các giống vịt siêu trứng, siêu thịt vào sản xuất, đồng thời tăng cường biện pháp thú y bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Sự chuyển dịch trong ngành chăn nuôi:

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII nền kinh tế huyện đã đạt được bước phát triển khá. Đã tạo được bước chuyển dịch quan trọng trong nền kinh tế với mức tăng trưởng bình quân đạt 6,3%/năm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong ngành nông nghiệp. Sản xuất bước đầu có sự chuyển dịch mới, từng bước tổ chức sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường.

Đàn trâu giảm bình quân 2,4%/năm do trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa khâu làm đất và vận chuyển, năm 2000 đàn trâu có 2.770 con, đàn bò tăng 2,6%/năm. Năm 2000 đàn bò có 6.768 con trong đó tỷ lệ bò lai Sin, chất

lượng cao có máu Sin 1/2 là 60%. Chăn nuôi trâu, bò phục vụ sản xuất thịt hàng hóa là chủ yếu nhất là bò thịt đã được chú ý phát triển theo hướng Sin hóa đàn bò.

Đàn lợn có xu hướng tăng nhanh năm 1996 có 43.493 con, đến năm 2000 có 64.088 con, tăng bình quân 7,5% năm, thịt hơi xuất chuồng hàng năm đạt từ 3.000 - 3.500 tấn. Điều này chứng tỏ đã có bước phát triển khá trở thành ngành sản xuất hàng hóa có thu nhập cao cho người nông dân.

Đàn gia cầm có 442.525 con tăng bình quân hàng năm là 7%. Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình với sản lượng ít, chưa có hộ gia đình nào chăn nuôi theo hướng trang trại. Đây là một hạn chế rất lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

Nuôi thả cá được chú ý thâm canh hơn nên sản lượng cá thịt hàng năm tăng năm 2000 đạt 300 tấn, gấp 2 lần so với năm 1995. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 81,5 tỷ tăng bình quân năm là 6,7%, chiếm 36% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Công tác thú y đã củng cố kiện toàn ban chăn nuôi thú y cơ sở ở 20/20 xã bảo đảm mạng lưới hoạt động dần đi vào nề nếp đúng pháp lệnh thú y. Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, triển khai và thực hiện đạt kết quả bước đầu về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm đã kịp thời xử lý những dịch bệnh phát sinh trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó Huyện chủ trương ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn hướng nạc theo mô hình hộ gia đình đã có hiệu quả kinh tế cao như các hộ gia đình ở xã: Sài Sơn, Cấn Hữu, Đông Yên… Thực hiện tốt chương trình Sin hóa đàn bò có tác dụng cải tạo đàn bò trong huyện cho sản lượng thịt cao. Khảo sát chọn lọc đưa vào chăn nuôi các giống gia cầm có năng suất cao như: giống ngan Pháp, gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, vịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi được chú ý đầu tư đem lại thu nhập kinh tế cao, cải thiện đáng kể đời sống cho người nông dân Quốc Oai. Đã có nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi trở thành ngành chính và trở thành những điển hình tiên tiến trong thi đua phát triển kinh tế giỏi của Huyện, đáp ứng nhu cầu thị trường trong huyện và cung ứng cho một số địa bàn lân cận.

1.3.2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý kinh tế nông nghiệp

Một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết định đến phát triển sản xuất nông nghiệp là đổi mới công tác quản lý, trong đó cốt lõi là chuyển đổi HTX nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội huyện lần thứ XVIII chủ trương: Đổi mới các hình thức hoạt động của bộ máy quản lý HTX nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lãnh đạo điều hành, đẩy mạnh các hình thức dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tới hộ nông dân, đồng thời mở rộng các hình thức hợp tác trong nông nghiệp thực hiện Luật HTX theo Nghị định 16-NĐ/CP của Chính Phủ, Nghị quyết số 43/CP ngày 29/4/1997 của Chính Phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Chỉ thị số 20 - CT/TU, ngày 1/4/1997 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây, Đề án số 28-ĐA/BKT của Ban kinh tế Tỉnh ủy góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi HTX nông nghiệp sang mô hình hoạt động theo luật HTX. Kinh tế nông nghiệp huyện Quốc Oai đã có sự chuyển biến tích cực.

Năm 2000 đã có 42 HTX trong huyện được chia thành ba loại với biện pháp chuyển đổi phù hợp:

Loại 1 là những HTX có Ban quản trị tổ chức quản lý hiệu quả, cán bộ nhiệt tình, hăng hái công tác, vốn công quỹ còn lớn, tiếp tục chứng tỏ kinh tế hợp tác. Với HTX loại 1 Huyện ủy chủ trương đổi mới theo hướng mở rộng phạm vi dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, tiến tới cổ phần hóa, hoặc tích cực tác động để tạo ra những phương thức hợp tác làm ăn mới như hình thức chuyên khâu ở những khâu thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp; quản lý

tài sản cung cấp thủy điện, thủy lợi vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ thủy nông… Sau đó tiến tới cho các hộ và nhóm hộ đấu thầu, các chuyên khâu tự hạch toán kinh tế, phần quản lý vẫn do Ban quản trị điều hành.

Với những HTX có điều kiện cơ sở vật chất, vốn quỹ thấp hơn loại 1, huyện chủ trương chuyển đổi theo hướng kiện toàn, đổi mới bộ máy và phương thức quản lý, mở rộng các khâu dịch vụ, quá trình chuyển đổi có sự quản lý chặt chẽ, nếu không đáp ứng được yêu cầu huyện sẽ tiến hành giải thể như loại thứ 3.

Những HTX còn lại (loại 3) hoạt động đình đốn, vốn quỹ cạn kiệt, phần lớn xã viên không còn gắn bó với hoạt động của tập thể. Huyện chủ trương giải thể trên cơ sở bàn bạc dân chủ, thống nhất với tập thể xã viên.

Quá trình chuyển đổi mô hình HTX được tổ chức thí điểm ở một số HTX, sau đó đánh giá đúc rút kinh nghiệm để triển khai mở rộng trên địa bàn Huyện, công tác chuyển đổi được tổ chức thực hiện từng bước chặt chẽ, gắn với tổ chức của Đảng và chính quyền cơ sở, bố trí cán bộ nâng cao năng lực quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ cấp xã và trưởng thôn.

Có thể nói, quá trình chuyển đổi HTX theo tinh thần Luật HTX đã thu được kết quả bước đầu khá khả quan. Tháng 4/1998 toàn huyện có 42/42 HTX nông nghiệp chuyển đổi theo luật và đi vào hoạt động theo điều lệ, đề án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 31 - 48)