Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 48 - 55)

NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 7/2008

2.1. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quốc Oai Quốc Oai

2.1.1. Chủ trương chung của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà tây về phát triển kinh tế nông nghiệp

Năm 2001, là năm có ý nghĩa quan trọng, tính đến thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991- 2000) và 15 năm đổi mới.

Trước thời điểm có tính chất quan trọng ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong hơn 10 năm (2001 - 2010), tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược nêu rõ sự cần thiết và khả năng rút ngắn quá trình CNH, HĐH, tư tưởng được nhấn mạnh là phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh đường lối tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian tới sẽ là “chuyển đổi nhanh sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn

nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết công - nông nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [8, tr.276].

Để thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, tại Hội nghị ngày 18/3/2002, BCH Trung ương Đảng Khóa IX đã ra Nghị quyết số 15 – NQ/W về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm toàn diện về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trong tình hình hiện nay, đồng thời Đảng ta đưa ra những chủ trương đẩy mạnh hơn nữa con đường phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của nền nông nghiệp nước ta là: “xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dựng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hiện đại” [10, tr.96] .

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X, tháng 7/2008 tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. "Trong quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn tiếp tục giữ vị trí vai trò chiến lược là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ nông nghiệp, nông dân, và nông thôn thì nông dân chính là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới, gắn với xây dựng cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô

thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt” [12, tr.2].

Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2005 của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh là: “Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của trung ương, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân (…) chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững”. [67, tr.37]

Đảng bộ tỉnh Hà tây xác định vấn đề nông nghiệp ở Tỉnh trong những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Do vậy, để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, Đại hội đã đề ra chủ trương: “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH trọng tâm là áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [67, tr.37]

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII đề ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra thông báo số 40- TB/TU, ngày 14/5/2001 về triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa ổn định và bền vững. Đồng thời Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 50 - CT/TU ngày 14/9/2003 về chỉ đạo các địa phương xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Để đưa ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển hơn nữa, ngày 05/5/2006, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây (khóa XIV), Tỉnh ủy Hà Tây đã ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/TU, về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010, với chủ trương: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông

nghiệp theo hướng phát huy lợi thế ven đô, sản xuất hàng hóa, đạt giá trị kinh tế cao và bền vững, xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô xanh, sạch, chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề của nông dân gắn với phát triển kinh tế công nghiệp thương mại, du lịch, phát triển đô thị và gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của văn hóa làng xã” [74, tr.2]

Những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Trung ương Đảng và Đàng bộ tỉnh Hà Tây đã có những chủ trương chính sách và những giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế một nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa ổn định và bền vững theo hướng CNH, HĐH. Đây chính là cơ sở, nền tảng giúp Đảng bộ và nhân dân huyện Quốc Oai tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo đề án mới phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đồng thời góp phần vào thực hiện những mục tiêu chung của kinh tế nông nghiệp cả nước.

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Quốc Oai

Thực hiện Chỉ thị số 54/CT - TW ngày 22/5/2000 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 75/CT - TU ngày 3/7/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về tiến hành Đại Hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oại lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2001 - 2005 được tiến hành trong 2 ngày (từ ngày 01/12/2000 đến ngày 02/12/2000), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện. Trên tinh thần dân chủ, Đại hội thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, nghiêm khắc tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 1996 - 2000), Đại hội phân tích rõ những thành tựu, tồn tại, hạn chế trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 1996 - 2000; trên cơ sở đó Đại hội đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong nhiệm kỳ tới (2001 - 2005).

Về kinh tế nông nghiệp trong nhiệm kỳ 1996 - 2000 luôn được coi là mặt trận hàng đầu hàng năm. Huyện ủy đã chỉ đạo kịp thời, sản xuất nông nghiệp đã đạt được kết quả toàn diện, tạo ra bước chuyển dịch mới về tổ chức chi đạo, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý tích cực đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước định hướng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế từng vùng được hình thành và xác định rõ hơn đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh mỗi vùng. Đại hội nhận định: "sản xuất nông - lâm nghiệp trong 5 năm qua đã có bước phát triển từng bước chuyển hướng sản xuất đem lại giá trị hàng hóa và tiếp cận thị trường. Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp đạt: 233.900 triệu đồng (giá CĐ năm 1994), mức tăng trưởng bình quân 4,8% chiếm tỷ trọng 57,6% GDP, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện..." [29, tr.3].

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, kinh tế địa phương vẫn chủ yếu là thuần nông, chưa có nhiều nông sản hàng hóa. Trong khi đó, tiềm năng lao động, đất đai, ao hồ… chưa được tận dụng khai thác. Bên cạnh đó, Ban quản lý HTX nông nghiệp tuy đã được chuyển đổi theo Luật HTX nhưng hoạt động vẫn còn lúng túng, chậm thích ứng với Luật HTX. Một số HTX còn buông lỏng quản lý và công tác dịch vụ, phụ vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu giống, bảo vệ thực vật, phân bón, điều hành sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và công tác hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế… dẫn tới tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh về nông nghiệp của địa phương.

Từ những nhận xét đánh giá trên, Đại hội đã đưa ra phương hướng mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong 5 năm tới (2001 - 2005) là: "phát triển nông nghiệp toàn diện, tập trung đổi mới cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, coi trọng sản xuất hàng hóa; tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 70 ngàn tấn. Giữ mức bình quân lương thực 450 kg/người, đẩy mạnh sản xuất vụ đông, mở rộng diện tích, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính chiếm 40% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện" [29,tr.6].

Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai khóa XIX: nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu tiên phát triển toàn diện, phương hướng chung trong lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn là đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao; khai thác thế mạnh của các vùng sinh thái, tạo ra sự tăng trưởng nhanh, bền vững; đổi mới cơ cấu giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất kỹ thuật cho sản xuất, đảm bảo chủ động tưới tiêu, phòng trừ dịch bệnh. Đổi mới quản lý HTX nông nghiệp, mở rộng các hình thức hợp tác tự nguyện, hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân. Phát triển nông nghiệp toàn diện, trồng trọt, chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ ngành nghề gắn với bảo vệ môi trường.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010, trên cơ sở quán triện thực hiện Nghị quyết TW5 khóa IX của Đảng, chương trình số 24 của Tỉnh ủy Hà Tây khóa XIII về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001 - 2010, ngày 10/7/2002 Huyện ủy Quốc Oai đã đề ra Chương trình số 02 - CTr/HU về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Quốc Oai từ năm 2001 - 2010, và Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện Quốc Oai đến năm 2010 theo hướng hiệu quả và bền vững đã xác định mục tiêu tổng quát cho chương trình phát triển nông nghiệp là: “Quy hoạch chuyển

đổi cơ cấu nông nghiệp cho các vùng sinh thái của huyện đến năm 2010: xây dựng phương án bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp hợp lý, mang lại hiệu quả cao, bền vững về sinh thái, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa với giá trị sản xuất bình quân trên 50 triệu đồng/ha đất nông nghiệp; Xây dựng chiến lược sản xuất hàng hóa cho một số mặt hàng chủ yếu của huyện, chủ động tiêu thụ trong nội bộ huyện; Xây dựng các chương trình và đề xuất các dự án ưu tiên để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến năm 2020 phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của các tiểu vùng theo hướng tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái” [78, tr.49]

Để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Huyện ủy đã đưa ra một số giải pháp:

Thứ nhất: Huy động nguồn vốn và các chính sách đầu tư. Để thực hiện

các chương trình kinh tế - xã hội nhu cầu về vốn là rất lớn, cần huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư sản xuất: nguồn vốn từ ngân sách; vốn từ các doanh nghiệp và huy động trong nhân dân; vốn tín dụng liên doanh, liên kết…

Thứ hai: Mở rộng thị trường, quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa

thực hiện CNH, HĐH gắn liền với quá trình mở rộng thị trường.

Thứ ba: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và giải quyết tốt vấn đề

môi trường.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thông qua việc giải quyết

thủy lợi và bố trí cây trồng hợp lý, tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích vụ Đông, khai thác đưa vào sử dụng diện tích đồi gò, ruộng trũng, khai thác thâm canh có chiều sâu, tăng độ phì cho đất, tạo giá trị cao trên một đơn vị diện tích.

Khai thác, phát huy thế mạnh của các vùng trong huyện, Huyện ủy chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng vùng như: vùng sản xuất lương

thực, vùng trồng cây công nghiệp, vùng trồng cây ăn quả. Khuyến khích chuyển một số diện tích trồng cây nông nghiệp có năng xuất thấp, bấp bênh sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 48 - 55)