Chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp của đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 25 - 31)

huyện Quốc Oai

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Những thành tựu đó đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường đổi mới của Đảng và nhân dân ta, đồng thời là điều kiện góp phần đưa nông nghiệp nông thôn phát triển lên một bước.

Trong khi xác định phương hướng phát triển đối với các lĩnh vực chủ yếu, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đại hội đã nêu lên quan điểm và đề ra nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập niên 90, của thế kỷ XX là: đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Đại hội xác định rõ nội dung của nhiệm vụ quan trọng này là:

“Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa về sản lượng, tốt về chất lương, bảo đảm an toàn về lương thực cho xã hội đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa… phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp đô thị. Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông dân. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Hoàn thành căn bản việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân, điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nguồn vốn cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết khó khăn về vốn, về giá cả, vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm” [5, tr.87].

Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội VIII, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06/NQ-TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn

vào tháng 11/1998. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm và 6 mục tiêu về nông nghiệp, nông thôn, trong đó nhấn mạnh: phải coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn. Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển hàng hóa đa dạng, phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế HTX dần dần trở thành nền tảng hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiện khuyến khích mạnh kinh tế hộ gia đình, khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ nông thôn.

Nghị quyết số 06 của Bộ chính trị là một bước phát triển cao hơn, đầy đủ hơn về nội dung chủ trương, đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã mở ra những cơ chế và chính sách mới để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm lực về đất đai, rừng, biển và lao động nông thôn. Lần đầu tiên vấn đề kinh tế trang trại được sử dụng trong Nghị quyết của Đảng, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, làm giàu chính đáng.

Trên cơ sở Nghị quyết số 06 của Bộ chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới để khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Nghị quyết số 03/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại, Nghị quyết số 09/NQ - CP ngày 15/6/2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý có ý

nghĩa rất quan trọng để các ngành các cấp đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế trang trại đúng hướng, có hiệu quả, đồng thời phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại. Chính sách đất đai cũng ngày càng được hoàn thiện để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

Tỉnh ủy Hà Tây cũng đã nhanh chóng triển khai thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng tại Đại hội VIII. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII (4/1996) đã nhấn mạnh: “tiến hành CNH, HĐH ở tỉnh ta trong những năm 1996 - 2000 phải rất coi trọng mặt trận nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tạo ra nông sản hàng hóa có chất lượng, đạt hiệu quả có giá trị trên đơn vị diện tích ngày càng cao” [59, tr.26]

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện là:

Phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học công nghệ sinh học vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, mở rộng diện tích canh tác, phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ngô, cây lương thực có năng suất và chất lượng cao, đồng thời bố trí lại mùa vụ, quy

hoạch và sử dụng hợp lý đất đồi gò, đất bãi, đất vườn để phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả thích ứng với từng vùng.

Phát triển đa dạng chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn giá trị nông nghiệp. Đến năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ngày 01/10/1996, Tỉnh ủy Hà Tây ra Nghị quyết số 01 – NQ/TU về tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo

hướng CNH, HĐH đến năm 2000. Nghị quyết nêu rõ phương hướng chung là:

“Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất đa dạng” [58, tr.2]. Nghị quyết cũng đề ra 6 giải pháp chính về giống; về quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; về tăng cường cơ sở hạ tầng; về phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; về HTX nông nghiệp.

Quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TW, Thông tri số 09-TT/TW của Ban bí thư và kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quốc Oai lần thứ XVIII diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8/3/1996. Đại hội đề ra phương hướng mục tiêu tổng quát đến năm 1996 - 2000 đối với nông nghiệp là phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa. Đại hội đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2000: "đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 12% trở lên. Thu nhập bình quân đạt 350 - 400 USD/người/năm. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2000 đạt 6 vạn tấn, giữ vững mức bình quân lương thực 400kg/người/năm. Đẩy mạnh sản xuất vụ đông đạt 70% diện tích canh tác, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 45% giá trị nông nghiệp" [13,tr. 16].

Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cho chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện trong giai đoạn 1996 - 2000 như sau:

“Tập trung đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh áp dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các giống cây con đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nghiêm pháp lệnh bảo vệ thực vật, và pháp lệnh thú y. Khai thác đầu tư mọi nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất, bố trí hợp lý các cây trồng và con gia súc, thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp trong trồng trọt và chăn nuôi gắn với chế biến và dịch vụ ngành nghề nhằm bảo đảm an toàn lương thực, giải quyết việc làm bảo đảm sản xuất có hiệu quả cao trên từng vùng sinh thái.

Vùng ven đáy: Tiến hành xây dựng các tiểu dự án, tổ chức thực hiện có

hiệu quả dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế các xã trong vùng. Tổ chức thâm canh cây lúa bằng các giống có năng suất chất lượng và giá trị kinh tế cao, tập trung chuyên canh diện tích màu theo hướng xây dựng vùng cây ăn quả, chủ yếu nhãn, hồng…, rau sạch, trồng hoa, cây cảnh, chú trọng phát triển cây công nghiệp như mía, dâu ở một số diện tích đất cát già và tiếp tục phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc…, gắn với chế biến nông sản thực phẩm. Quy hoạch xây dựng vùng sản xuất các loại giống lúa, ngô, lạc để chủ động cung cấp cho vùng và các địa phương. Đẩy nhanh đàn lợn hướng nạc, bò lai - sin, bò sữa, giống gia cầm có chất lượng để tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường Hà Nội và khu vực.

Vùng trong đồng: Xúc tiến xây dựng dự án phát triển kinh tế tổng thể,

phát huy thế mạnh là vùng lúa chủ lực, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất lúa và màu có chất lượng và giá trị hàng hóa cao. Mở rộng diện tích vụ đông, bảo đảm 60 - 70% diện tích canh tác, chủ yếu nâng cao sản lượng ngô lai và đậu tương, phát triển mạnh lợn hướng nạc, gia cầm giống mới, mở rộng và phát triển thủy đặc sản, kết hợp phát triển ngành nghề dịch vụ đa dạng.

Vùng bán sơn địa: Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm tự cân đối lương thực, kiểm kê và quy hoạch bố trí hợp lý đất đai vùng đồi gò, gắn phát triển kinh tế với dịch vụ du lịch, văn hóa cảnh quan và môi trường sinh thái. Đề nghị với Tỉnh, thông qua Xí nghiệp chè Long Phú có thể liên doanh tổ chức chế biến chè. Trồng thêm diện tích cây ăn quả chủ yếu cây vải, nhãn, mơ, na dai…, cải tạo vườn tạp. Triển khai thực hiện dự án xây dựng làng nông lâm nghiệp, dịch vụ Phú Cát (thuộc chương trình 327 đã được phê duyệt, coi trọng phát triển chăn nuôi, đặc biệt là phát triển nhanh đàn bò lai - sin, bò sữa, phát triển nuôi dê, gia cầm có chất lượng cao, phục vụ tiêu dùng nội địa và khu công nghiệp du lịch Xuân Mai - Hòa Lạc.

Về quản lý đất đai: Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm quán triệt

thực hiện nghiêm túc luật đất đai, bảo đảm diện tích lúa và các loại đất trồng cây lương thực, tiếp tục làm tốt việc điều tra nắm chắc các loại đất, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và nâng cao hệ số sử dụng đất trong nông nghiệp. Kiên quyết sử lý nghiêm túc mọi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Trên cơ sở quy hoạch từng vùng, khắc phục tình trạng đất đai manh mún trong địa phương, bố trí lại mùa vụ, chuyển bớt diện tích trồng cây lương thực năng xuất thấp, thu hoạch bấp bênh sang nuôi trồng cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Quy hoạch một số vùng sản xuất các loại lúa gạo đặc sản có giá trị cao.

Đổi mới các hình thức hoạt động của bộ máy quản lý HTX nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lãnh đạo, điều hành, đẩy mạnh các hình thức dịch vụ, phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tới hộ nông dân, mở rộng các hình thức hợp tác trong nông nghiệp.

Cơ quan nông nghiệp huyện và các ngành dịch vụ, phục vụ đổi mới về tổ chức hoạt động, tập trung hướng dẫn, chỉ đạo sát cơ sở. Kịp thời chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tổ chức tốt các dịch vụ, phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm" [15, tr.18-20].

Trên cơ sở những nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Constructing a rating scale for the final English writing exam of the second-year non-majored students at FPT University (Trang 25 - 31)