Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống

Hệ thống có thể đƣợc hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tƣơng tác để thực hiện một mục tiêu xác định [11]. Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động [24].

Cách tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng nhằm giúp tác giả có nhãn quan hệ thống trong xem xét các mối quan hệ giữa các phần tử trong cùng một hệ thống sinh kế, hệ

thống nông nghiệp của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Bởi vì, cộng

đồng dân cƣ sinh sống trong vùng đệm VQG Xuân Sơn chủ yếu làm nghề nông. Do đó, cách tiếp cận hệ thống và dựa trên hệ thống nông nghiệp (Hình 2.1) sẽ giúp tác giả xác định những cản trở, thách thức và tìm ra phƣơng án can thiệp hiệu quả nhất.

Hình 2.1. Mô hình hệ thống nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1989)[49]

Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái

Cách tiếp cận liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái cùng với cách tiếp cận hệ thống là cách tiếp cận chính cho các nghiên cứu về PTBV và BĐKH

Cách tiếp cận dựa trên HST (do Công ƣớc ĐDSH đề xuất) là một chiến lƣợc quản lý tổng hợp TNTN (đất, nƣớc và sinh vật). Gần đây, cách tiếp cận này đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, khi đặt con ngƣời và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST [23].

Theo quan niệm hiện đại, con ngƣời đã trở thành trung tâm của HST (HST xã hội), với hai nghĩa: i) Con ngƣời là nhân tố tác động vào HST một cách mạnh mẽ nhất, và ii) Các hoạt động bảo tồn HST cuối cùng vẫn phải hƣớng tới và đem lại phúc lợi cho con ngƣời (MEA, 2005). Con ngƣời, một mặt, sống nhờ vào HST thông qua các vai trò dịch vụ của nó, gồm: (i) Vai trò dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nƣớc..; ii) Vai trò dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nƣớc, dịch bệnh…); iii) Vai trò dịch vụ văn hóa- tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác, và iv) vai trò dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dƣỡng, chu trình sinh địa hóa, dòng năng lƣợng…). Mặt khác, con ngƣời lại tác động vào hệ sinh thái thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thoái các HST/ĐDSH. Cần nhấn mạnh rằng mối tƣơng tác giữ con ngƣời và HST có sự thay đổi giữa/ và chịu sự tác động của các cấp: địa phƣơng, quốc gia và quốc tế (Hình 2.2).

Nhƣ vậy, cách tiếp cận dựa trên HST đặt con ngƣời và thực tế sử dụng tài nguyên của họ là trung tâm của khung hoạch định chính sách. Để khai thác các lợi ích từ các dịch vụ HST, con ngƣời đã đƣa ra các lựa chọn hay quyết định (trade off) về quản lý liên quan đến các HST, làm thay đổi chức năng và vai trò dịch vụ mà HST cung cấp. Hay nói cách khác, đây là một chiến lƣợc, một cách thức để quản lý tổng hợp TNTN nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ ngƣời dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trƣờng, trong đó có BĐKH [23].

Bản chất của PTBV là bền vững HST. PTBV cũng chính là tăng cƣờng và duy trì sức khỏe của các HST và sự thịnh vƣợng của ngƣời dân. Các HST chính là hệ thống hỗ trợ cơ bản cho sự thịnh vƣợng đó. Vì vậy, cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST thƣờng đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến PTBV, và trong nghiên cứu này, nó đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những cách tiếp cận chính để có thể phân

tích và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững của hoạt động sinh kế cho ngƣời dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Từ dưới lên/ Bottom-up) và sự kết hợp giữa

tiếp cận Từ trên xuống (Top-down).

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những ngƣời sử dụng tài nguyên cũng phải là ngƣời quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lƣợc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.

Tuyên ngôn của Hội nghị thƣợng đỉnh RIO+10 tại Johannesburg (2002) đã ghi nhận “người bản địa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính ĐDSH của

Trái Đất”. Nhƣng thật không may, kinh nghiệm của miền núi ở khắp mọi nơi trên thế

giới cho thấy, sự lệ thuộc là hậu quả phổ biến nhất khi quyền kiểm soát việc quản lý tài nguyên và các quy định về phƣơng hƣớng phát triển vƣợt ra khỏi tầm tay của ngƣời dân địa phƣơng [28].

Hình 2.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ HST và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng [23], [64]

Hình 2.3. Sơ đồ cách tiếp cận liên ngành phục vụ phát triển bền vững [64]

Năm 2009, nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Elinor Ostrom đã nhận đƣợc giải Nobel Kinh tế vì công trình phân tích quản lý kinh tế, các nghiên cứu này chỉ ra rằng: “các cộng đồng địa phƣơng có thể tự mình quản lý tài sản công tốt hơn so với các quyền lực áp đặt từ bên ngoài”.

Cách tiếp cận Từ dưới lên sẽ dùng phƣơng pháp quan sát và phân tích hệ thống nông nghiệp xem hệ thống mắc ở chỗ nào để tìm cách can thiệp, giải quyết các cản trở. Tiếp cận Từ dưới lên rất quan tâm tìm hiểu logic của nông dân vì theo lý luận kinh tế gia đình nông dân, thì ngƣời nông dân là một nhà tƣ bản tự bóc lột sức lao động của mình. Nếu không hiểu logic ra quyết định của nông dân, thì không thể để xuất các kỹ thuật nông dân có thể tiếp thu [2].

Do đó, chúng ta cần phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng cƣ dân vào việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển sinh kế; phải coi việc bảo tồn và phát huy những tri thức sinh kế bản địa của cộng đồng bản địa nhƣ một bộ phận quan trọng của hoạt động sinh kế bền vững.

Ngoài ra, sử dụng kết hợp giữa cách tiếp cận dựa vào cộng đồng/cách tiếp cận

Từ dưới lên (Bottom-up) và cách tiếp cận Từ trên xuống (Top-down) thông qua các

chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc (các cấp), các chiến lƣợc phát triển, quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành và địa phƣơng thì các giải pháp sinh kế đƣa ra sẽ có hệ thống, toàn diện, khả thi, hiệu quả và bền vững hơn.

Cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID

Khung sinh kế bển vững DFID là một công cụ trực quan hoá đƣợc DFID xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ XX nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích là giúp ngƣời sử dụng nắm đƣợc những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề khó khăn hay những yếu tố tạo cơ hội [59]. Khung sinh kế DFID bao gồm năm hợp phần chính: Bối cảnh tổn thƣơng; Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lƣợc, hoạt động sinh kế và các Kết quả sinh kế (Hình 1.2).

Khung sinh kế bền vững của DFID đƣa ra đƣợc nhiều giới học giả và các cơ

quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Khung phân tích này đƣợc trình bày chi tiết và có hệ thống trong Các bản hƣớng dẫn sinh kế bền vững (Sustainable livelihoods

Guidance Sheets) do DFID công bố vào năm 1999, để thúc đẩy các chính sách, hành động vì sinh kế bền vững và giảm nghèo. Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lƣợc sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) các quy trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài.

Việc sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững này sẽ “giúp chúng ta hiểu đƣợc việc con ngƣời sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo nhƣ thế nào, vì nó không chỉ minh họa các chiến lƣợc tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế” [44].

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá hoạt động sinh kế là một vấn đề tổng hợp của nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, xã hội, văn hóa và chính sách. Vì vậy, các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là:

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu thứ cấp gồm:

- Số liệu thống kê các cấp có liên quan từ UBND các xã Vùng đệm, Ban Quản lý (BQL) VQG Xuân Sơn, Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Các kết quả điều tra, nghiên cứu đã đƣợc công bố.

Phƣơng pháp này giúp tổng hợp và đánh giá đƣợc tổng quan vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa:

Phƣơng pháp khảo sát thực địa đƣợc tiến hành theo 3 đợt nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể là:

- Phương pháp phân tích sử dụng khung sinh kế bền vững: Dựa vào cách tiếp cận hệ

thống nông nghiệp và khung sinh kế bền vững của DFID (2001, 2007), cùng với những khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã xây dựng một khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững cho vùng đệm VQG Xuân Sơn nói riêng, và có tính ứng dụng để phân tích sinh kế nông hộ cho các khu vực vùng đệm khác trên cả nƣớc. Với mục tiêu để phân tích các loại vốn và các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.

- Phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0: Thu thập các thông tin dựa trên việc thiết kế hệ thống câu hỏi có thể thực hiện để phân tích thống kê (Phụ lục 1).

Đây là phƣơng pháp chính của nghiên cứu giúp đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. 90 phiếu điều tra bằng bảng hỏi đƣợc xử lý thống kê toán học với phần mềm SPSS 16.0. Kết quả của phƣơng pháp này là toàn bộ kết quả định lƣợng luận văn.

Cuộc điều tra lựa chọn các đối tƣợng ngẫu nhiên tại 2 xã vùng đệm (Xuân Đài) và vùng lõi (Xuân Sơn) thuộc phần quản lý hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tổng số phiếu khảo sát là 90 phiếu. Trong đó, số phiếu điều tra ở xã Xuân Đài chiếm 54,5%, xã Xuân Sơn chiếm 45,6% tổng số phiếu điều tra. Số lƣợng phiếu ở 2 xã có sự chênh lệch không đáng kể, mục đích là để phân tích đƣợc tƣơng quan giữa hai xã. Mẫu phiếu khảo sát trong 2 đợt đƣợc phân ra nhƣ sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu phiếu phân theo đợt khảo sát

STT Thời gian Địa điểm Tổng số phiếu

1 Đợt 2 xã Xuân Sơn 33

2 Đợt 3 xã Xuân Đài,

xã Xuân Sơn

67

(8 phiếu xã Xuân Sơn + 49 phiếu xã Xuân Đài) Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành dƣới sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phƣơng. Đối với đợt thực địa thứ 2 và thứ 3, tác giả đã có đƣợc sự giúp đỡ trực tiếp của cán bộ Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, Bí thƣ xã Xuân Sơn, Phó chủ tịch xã Xuân Đài, trong việc; 1) lựa chọn đối tƣợng khảo sát theo để đảm bảo tính khác quan nhất; 2) vận động ngƣời dân tham gia khảo sát; 3) cung cấp thông tin đa chiều về tình hình của địa phƣơng.

Cách thức tiến hành khảo sát và phỏng vấn diễn ra theo 3 hình thức: 1) tập trung tại nhà văn hóa xã; 2) tập trung thành từng nhóm nhỏ tại nhà dân; 3) đến từng hộ gia đình. Đối với mỗi cách thức này đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng. Do đó, tác giả cố gắng sàng lọc thông tin theo hƣớng khách quan, cố gắng kiểm chứng thông tin qua nhiều nguồn khác nhau để đƣa ra kết luận chính xác nhất.

- Phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) là một hoạt

bán cơ cấu, trong một thời gian ngắn. Hoạt động này thƣờng đƣợc thực hiện bởi một nhóm chuyên viên liên ngành và bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng [35].

Nghiên cứu này sử dụng 5 công cụ trong PRA (1) Khảo sát trực tiếp; 2) Phỏng vấn sâu có định hƣớng; 3) Hồ sơ lịch sử hiểm họa thiên nhiên (Historical Timeline); 4) Lịch thiên tai và mùa vụ (Seasonal Calendar); 5) Sơ đồ Venn (Venn Diagram); 6) Phân tích SWOT (Strengths – Weeks – Opportunity – Threarts) để thu thập thông tin thứ cấp từ cộng đồng cƣ dân và chính quyền địa phƣơng (Phụ lục 3). Qua đó đánh giá đƣợc các rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn, những tổn thất mà thiên tai gây ra cho cộng đồng và HST, thực trạng phát triển sinh kế và đánh giá vai trò của các bên liên quan trong công tác phòng chống thiên tai.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong đợt khảo sát thứ 2 tại xã Xuân Sơn. Nhóm nghiên cứu lựa chọn mẫu phiếu dƣới sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nhằm đảm bảo tính khách quan và đa dạng của đối tƣợng đƣợc khảo sát. Trong đó, nhóm ngƣời đƣợc khảo sát phải mang tính đại diện với đủ thành phần dân tộc, có trình độ văn hóa và sinh kế khác nhau. Nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc tập trung tại nhà văn hóa xóm Dù với toàn bộ đối tƣợng đƣợc khảo sát mà không có sự tham dự của chính quyền địa phƣơng. Mục đích để giúp cho ngƣời dân có thể thoải mái trình bày quan điểm của mình.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn

3.1.1. Các hoạt động sinh kế

Kết quả điều tra cho thấy, trong vùng đệm VQG Xuân Sơn đang tồn tại hai thành phần kinh tế chính là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, với 4 loại hình sinh kế chủ yếu: sinh kế nông nghiệp; sinh kế lâm nghiệp; sinh kế sản xuất tiểu thủ công nghiệp; và sinh kế dịch vụ du lịch.

3.1.1.1. Sinh kế nông nghiệp * Trồng trọt

- Tổng diện tích đất nông nghiệp cả vùng đệm và vùng lõi là 994,57 ha. Trong đó, diện tích đất ruộng lúa 1 vụ chiếm 30,5%; diện tích đất ruộng lúa 2 vụ chiếm 29,4 %; diện tích đất trồng màu chiếm 16,2%; và diện tích đất nƣơng rẫy chiếm 23,9%

(Phụ lục 2.6).

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nƣớc, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, những tháng mùa khô thƣờng xảy ra thiếu nƣớc nên diện tích lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.

- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất có độ dốc thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao.

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nƣớc.

* Chăn nuôi

Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò, 1 đến 2 con lợn, 5 - 8 con gà hoặc ngan, vịt (Phụ lục 2.4).

Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống địa phƣơng, tốc độ tăng trƣởng chậm. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon nhƣ lợn Mán, gà nhiều cựa, gà ri, vịt, ngan...

Dịch vụ thú y trong khu vực chƣa phát triển. Hầu hết các xóm chƣa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chƣa qua lớp đào tạo chính quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32)