Các hoạt động sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 39)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn

3.1.1. Các hoạt động sinh kế

Kết quả điều tra cho thấy, trong vùng đệm VQG Xuân Sơn đang tồn tại hai thành phần kinh tế chính là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, với 4 loại hình sinh kế chủ yếu: sinh kế nông nghiệp; sinh kế lâm nghiệp; sinh kế sản xuất tiểu thủ công nghiệp; và sinh kế dịch vụ du lịch.

3.1.1.1. Sinh kế nông nghiệp * Trồng trọt

- Tổng diện tích đất nông nghiệp cả vùng đệm và vùng lõi là 994,57 ha. Trong đó, diện tích đất ruộng lúa 1 vụ chiếm 30,5%; diện tích đất ruộng lúa 2 vụ chiếm 29,4 %; diện tích đất trồng màu chiếm 16,2%; và diện tích đất nƣơng rẫy chiếm 23,9%

(Phụ lục 2.6).

- Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nƣớc, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, những tháng mùa khô thƣờng xảy ra thiếu nƣớc nên diện tích lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.

- Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất có độ dốc thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao.

- Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nƣớc.

* Chăn nuôi

Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò, 1 đến 2 con lợn, 5 - 8 con gà hoặc ngan, vịt (Phụ lục 2.4).

Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống địa phƣơng, tốc độ tăng trƣởng chậm. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon nhƣ lợn Mán, gà nhiều cựa, gà ri, vịt, ngan...

Dịch vụ thú y trong khu vực chƣa phát triển. Hầu hết các xóm chƣa có cán bộ thú y hoặc cán bộ chƣa qua lớp đào tạo chính quy.

* Trồng cây công nghiệp

Sản lƣợng cây công nghiệp còn rất thấp, diện tích manh mún chủ yếu là cây chè, đậu tƣơng, lạc phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống trong gia đình hàng ngày.

* Thuỷ sản

Trong thời gian gần đây, có một số hộ gia đình đã xây dựng đập, đào ao thả cá. Tuy nhiên, số hộ này không nhiều. Ao cá chỉ đƣợc làm tạm bợ, kỹ thuật chăn nuôi theo lối quảng canh; chƣa đầu tƣ thâm canh.

Điều kiện tự nhiên trong khu vực cho phép phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Nhiều khu vực có thể trở thành đồng cỏ, có nguồn cung cấp thức ăn, đủ nguồn nƣớc để phát triển nuôi cá.

3.1.1.2. Sản xuất lâm nghiệp

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ và trồng rừng

Trƣớc đây, lâm sản chính đƣợc ngƣời dân khai thác từ rừng là gỗ, và các loài động vật. Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên cho đến nay, hiện tƣợng săn bắt động vật và khai thác gỗ không còn diễn ra. Các sản phẩm lâm nghiệp ngƣời dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây, sa nhân, lá cọ, các loài cây thuốc....

Ngoài ra, ngƣời dân xã Xuân Sơn, Kim Thƣợng và Tân Sơn còn tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do Ban quản lý Vƣờn quốc gia triển khai. Hiện nay, mỗi xã kể cả vùng lõi và vùng đệm đều có lực lƣợng bảo vệ rừng hợp đồng với Ban quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng.

Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý VQG đã làm tốt công tác tuyên truyên giáo dục đến các hộ dân cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Ngƣời dân ký cam kết với Ban quản lý tham gia nhiều lĩnh vực nhƣ hợp đồng bảo vệ rừng, phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm để tuần tra, kiểm soát rừng, trồng rừng, phòng chống lửa rừng... Do đó, diện tích trƣớc đây là nƣơng rẫy hoặc đất trống có cây gỗ rải rác, nay đã phục hồi thành rừng.

Về kết quả trồng rừng giai đoạn 2002 – 2012, diện tích rừng đã trồng mới là 1.184 ha, với tổng vốn đầu tƣ là 5.705 triệu đồng.

- Bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp của cả nƣớc nói chung và các xã trong khu vực Vƣờn quốc gia. Quản lý bảo vệ rừng song

song với công tác xây dựng vốn rừng, là nhiệm vụ không chỉ riêng của Kiểm lâm nhƣ quan niệm trƣớc đây mà còn là nhiệm vụ và nghĩa vụ của mọi ngƣời và toàn xã hội. Do đó, công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay, đã đƣợc nhân dân và các cấp chính quyền quan tâm nhiều hơn.

Giai đoạn 2002-2012, tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 110.746 ha với tổng số vốn đầu tƣ là 11.429,5 triệu đồng.

Giai đoạn 2002 – 2012, tổng diện tích rừng giao khoán chăm sóc là 2.815 ha với tổng số vốn đầu tƣ là 1.342,8 triệu đồng.

Giai đoạn 2002 – 2012, tổng diện tích đất khoanh nuôi là 13.817 ha với tổng số vốn đầu tƣ là 2.113,7 triệu đồng.

3.1.1.3. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp trong vùng chƣa phát triển, mới chỉ có ít hộ sản xuất nhỏ lẻ. Các ngành chính là chế biến nông lâm sản, sản xuất đồ dùng gia dụng nhƣ nghề mộc, đan lát… và một số ít các hộ còn giữ đƣợc nghề làm thổ cẩm truyền thống.

- Xã Xuân Đài: Toàn xã có 15 máy xay sát, 4 hiệu may mặc, 2 xƣởng chế biến gỗ, 3 xƣởng cơ khí, 3 máy chế biến chè tƣ nhân. Nhìn chung, tốc độ phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp chƣa cao, nhƣng bƣớc đầu đã mở ra hƣớng phát triển tốt tạo đƣợc việc làm và có thu nhập cho ngƣời dân [52].

- Xã Xuân Sơn: Có 4 hộ còn giữ đƣợc nghề làm thổ cẩm truyền thống và hầu hết các hộ đều biết đan lát những vật dụng sinh hoạt và sản xuất bằng mây, tre, nứa [53].

3.1.1.4. Dịch vụ du lịch

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc sạch sẽ, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22OC - 23OC. Xuân Sơn có địa hình và phong cảnh đa dạng, với trên 30 hang động, trong đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn nhƣ hang Lạng, hang Lun, hang Na, hang Thổ Thần... Đây là lợi thế của Vƣờn quốc gia Xuân Sơn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng. Bên cạnh đó, địa phƣơng cũng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái – nhân văn do cộng đồng các dân tộc hiện vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong trang phục, lễ hội nhƣ và đời sống sinh hoạt hàng ngày nhƣ đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rƣợu hoẵng, cơm lam.... Nằm trong thế chân kiềng của tổng thể cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Tam Đảo - Ba Vì - Xuân Sơn.

Trong trục tâm linh của truyền thuyết lịch sử Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu; Sơn Tinh - Thủy tinh; Vua Hùng. Tất cả những yếu tố này góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch ở VQG Xuân Sơn.

Tuy nhiên hiện nay, doanh thu từ hoạt động du lịch ở Vƣờn quốc gia Xuân Sơn là không đáng kể. Các loại hình kinh doanh dịch vụ đi kèm gồm có: hình kinh doanh cơ sở lƣu trú, ăn uống, dịch vụ mua sắm và hƣớng dẫn. Nhƣng các dịch vụ này đều thiếu về cả số lƣợng và chất lƣợng. Về cơ sở lƣu trú, chƣa có hệ thống nhà nghỉ hay khách sạn phục vụ khách du lịch, ngoại trừ một vài hộ gia đình ở xóm Dù kinh doanh theo mô hình homestay. Việc ăn nghỉ của khách chỉ ở nhà dân hoặc do các hãng lữ hành tổ chức cắm trại tại xóm Dù. Hoặc một số đoàn khách lƣu lại đêm ở trong rừng thì họ mang theo đồ ăn hoặc mua từ các nhà dân và tự chế biến. Nhƣ vậy, dịch vụ ăn uống ở đây cũng chƣa đầy đủ và có hệ thống. Về dịch vụ mua sắm và vui chơi giải trí, hệ thống bán hàng lƣu niệm ở đây chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, chủ yếu khách mua sắm mặt hàng nông sản mang tính đặc sản của địa phƣơng nhƣ: măng, cây cảnh, hoa, quả rừng… Nhìn chung, còn thiếu các sản phẩm mang tính đặc trƣng riêng có của địa phƣơng. Dịch vụ vui chơi giải trí hầu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách thăm quan du lịch.

Do vậy, đóng góp từ hoạt động du lịch vào thu nhập các hộ gia đình là không đáng kể, chỉ tập trung vào một vài hộ có vốn đầu tƣ, có hiểu biết kinh doanh nhà trọ, ăn uống ở xóm Dù, xã Xuân Sơn. Cụ thể:

- Ở xã Xuân Đài: Có tổng 40 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Ô tô có tổng 30 chiếc (6 xe khách, 5 xe con, còn lại là xe tải hạng nhẹ) [52].

- Ở Xuân Sơn: Có tổng 4 hộ mở dịch vụ kinh doanh ăn uống, nghỉ trọ phục vụ nhu cầu khách thăm quan du lịch tại địa bàn và từ nơi khác đến lƣu trú tại địa phƣơng. Trong đó, tập trung ở bản Dù và đa số đều là các hộ gia đình của cán bộ xã (Chủ tịch UBND xã, Bí thƣ Đảng ủy xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã) [53].

3.1.2. Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID

3.1.2.1. Đặc điểm về mẫu khảo sát

Cuộc điều tra lựa chọn các đối tƣợng ngẫu nhiên tại 2 xã vùng đệm (Xuân Đài) và vùng lõi (Xuân Sơn) thuộc phần quản lý hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú

Thọ. Tổng số phiếu khảo sát là 90 phiếu. Trong đó, số phiếu điều tra ở xã Xuân Đài chiếm 54,5%, xã Xuân Sơn chiếm 45,6% tổng số phiếu điều tra. Ở từng xã, địa bàn nghiên cứu chính đƣợc lựa chọn theo các xóm là xóm Dù, xóm Lạng, xóm Cỏi, xóm Lấp (xã Xuân Sơn), và xóm Đồng Dò, xóm suối Bồng, xóm Dụ, xóm Vƣợng (xã Xuân Đài) (Hình 3.1).

Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm đối tƣợng tham gia trong mẫu nghiên cứu

với tỷ lện nữ giới là 22,4 %, ít hơn nhiều so với tỷ lệ nam giới (75,5%). Về cơ cấu nhóm tuổi, những ngƣời tham gia cuộc khảo sát chủ yếu là trong độ tuổi từ 18 đến 60 (chiếm 65,5%), còn lại là những ngƣời trong độ tuổi từ 60 trở lên phân bố đều trong các gia đình hạt nhân (50%) và các gia đình mở rộng (50%).

Về thành phần dân tộc, địa bàn các xã vùng đệm VQG là nơi tập trung phần lớn

đồng bào ngƣời DTTS (chiếm trên 80% tổng dân số), đặc biệt xã vùng lõi Xuân Sơn thì tỷ lệ này lên tới 99,7 %. Những ngƣời tham gia khảo sát chủ yếu là dân tộc Mƣờng (73,3%); còn lại là các dân tộc khác là Dao (21,1%), Tày (1,1 %), và Kinh (4,4 %). Ngoài ra, hầu hết trong số họ đều là ngƣời bản địa chiếm 92,2 %. Tỷ lệ ngƣời từ nơi khác chuyển đến là 7,8 %, đều là vì mục đích kết hôn, và chuyển đến từ sau năm 2000 nên việc phân tích tƣơng quan giữa các nhóm dân tộc hay các nhóm dân bản địa và dân mới chuyển đến về cơ bản là không có ý nghĩa.

Về trình độ học vấn, tỷ lệ những ngƣời tham gia vào cuộc khảo sát đã tốt nghiệp

hoặc học đến bậc trung học cơ sở (THCS) là đông nhất (50%), trong khi những ngƣời

0 5 10 15 20 25 Lấp Lạng Cỏi Đồng Dò Suối Bồng Dụ Vƣợng 1,1 14,4 18,9 11,1 11,1 0,0 22,2 11,1 T lệ % Thôn/xóm

có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp (12,2%). Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ ngƣời dân chỉ học đến bậc tiểu học, thậm chí còn nhiều ngƣời có khả năng đọc hiểu và viết rất chậm (Hình 3.2).

Ở một khía cạnh khác, khi tìm hiểu về nghề nghiệp chính của đối tƣợng nghiên cứu hƣớng tới, thống kê cho thấy chiếm số lƣợng cao nhất là thành phần những ngƣời làm nông nghiệp chiếm 85,6%. Các đối tƣợng còn lại là cán bộ công chức nhà nƣớc (chủ yếu là giáo viên và cán bộ xã) chiếm 11,1 % và các hộ buôn bán, kinh doanh dịch vụ chiếm 3,3%.

3.1.2.2. Phân tích các nguồn vốn * Vốn tự nhiên

Theo Krantz (2001), Vốn tự nhiên bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc, không khí, khí hậu, nguồn nƣớc, nguồn gen, v.v.) và các dịch vụ môi trƣờng phục vụ cho hoạt động sinh kế. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng tới sinh kế, đặc biệt là sinh kế ngƣời nghèo. Bởi vì, vốn tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời [65].

- Vùng đệm:

Đất là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, đối với những khu vực thuần nông nhƣ

31,1%

50,0% 6,7%

8,9% 3,3%

Hình 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng tham gia khảo sát (Tỷ

lệ: %) Tiểu học THCS THPT TC, dạy nghề CĐ, ĐH

các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn thì đất đai là yếu tố sản xuất chính, quyết định đến sản lƣợng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Bảng 3.1. Diện tích các loại đất ở vùng đệm VQG Xuân Sơn năm 2015

(đơn vị: ha)

Loại đất loại rừng Diện

tích (ha) Phân theo xã Đồng Sơn Tân Sơn Lai Đồng Xuân Đài Kim Thƣợng Xuân Sơn Tổng diện tích tự nhiên 15.048,0 1.128,8 455,4 26,4 2.817,4 4.060,0 6.560,0 A. Đất nông nghiệp 14.929,9 1.122,1 455,4 26,4 2.790,1 4.043,7 6.492,2 I. Đất SX nông nghiệp 312,4 28,0 - - 45,6 68,6 170,2

II. Đất lâm nghiệp 14.617,5 1.094,1 455,4 26,4 2.744,5 3.975,1 6.322,0

1. Đất có rừng 12.715,3 892,4 450,6 26,4 2.598,0 3.228,0 5.519,9

a. Rừng tự nhiên 10.498,8 871,4 430,1 26,4 1.192,3 2.512,6 5.466,0

b. Rừng trồng 2.216,5 21,0 20,5 - 1.405,7 715,4 53,9

2. Đất chƣa có rừng 1.902,2 201,7 4,8 - 146,5 747,1 802,1

- Không có cây gỗ tái sinh 596,5 39,4 - - 62,6 211,5 283,0

- Có cây gỗ tái sinh 1.305,7 162,3 4,8 - 83,9 535,6 519,1

B. Đất phi N.nghiệp 118,1 6,7 - - 27,3 16,3 67,8

C. Đất chƣa sử dụng - - - -

Nguồn: Vườn Quốc gia Xuân Sơn [51], [53]

Diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 14.929,9 ha, bình quân là 1,19 ha/ngƣời và 2,02 ha/lao động. Trong đó, diện tích trồng lúa là 595,57ha (nhƣng có tới 49,1% diện tích chỉ cấy đƣợc 1 vụ lúa), đất trồng hoa màu và nƣơng rẫy là 399 ha và còn lại là đất trồng cây công nghiệp lâu năm (xem Phụ lục 2.6). Tuy nhiên, sản lƣợng cây công nghiệp còn rất thấp, diện tích manh mún chủ yếu là cây chè, đậu tƣơng, lạc phục vụ sinh hoạt và cải thiện đời sống trong gia đình hàng ngày.

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nƣớc, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do đặc điểm khí hậu ở vùng nghiên cứu có thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, nên thời gian sinh trƣởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nƣớc tƣới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng

trong mùa khô thƣờng xảy ra thiếu nƣớc, nên diện tích lúa nƣớc ít, chủ yếu canh tác 1 vụ. Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sƣờn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lƣợng chƣa cao. Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... đƣợc trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nƣớc.

Kết quả điều tra các hộ gia đình cho thấy tỷ lệ diện tích các loại cây trồng trong cơ cấu sử dụng đất có sự phân hóa rõ nét (Hình 3.3 ). Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng từ 50,1-100% diện tích đất của hộ gia đình cho mục đích trồng lúa nƣớc là 42,9%; rừng trồng là 35,9%; cây lâu năm là 5,6% và hoa màu là 4%.

- Vùng lõi:

Ở xã Xuân Sơn, diện tích đất nông nghiệp là 166,16ha (chiếm tỷ lệ quá thấp, chƣa đến 3%), trong khi diện tích đất lâm nghiệp rất lớn 5.423,69 ha (chiếm tỷ lệ đến 82,68 %). Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 20 ha chiếm 0,3 %, còn lại toàn bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 39)