Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng

3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.2.1.1. Cơ sở khoa học

Bằng phƣơng pháp phân tích sinh kế dựa vào khung phân tích sinh kế nông hộ của cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Nghiên cứu đã chỉ rõ những yếu tố tác động

đến hoạt động sinh kế và ảnh hƣởng đến kết quả sinh kế. Một trong những mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất giải pháp nhằm cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm thiểu rủi ro và sử dụng bền vững tài nguyên. Đây cũng chính là mục tiêu của hoạt động sinh kế bền vững của cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần các giải pháp phù hợp tác động vào các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc sinh kế của các hộ gia đình (Hình 3.13).

Hình 3.10. Khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững

Các yếu tố nguồn lựchoạt động sinh kế đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn dựa trên khảo sát ý kiến của ngƣời dân. Khung phân tích sinh kế nông hộ bền vững cho cộng đồng cƣ dân vùng đệm VQG Xuân Sơn thể hiện đƣợc các yếu tố bên trong (Nông hộ, Nguồn vốn, Chiến lược sinh kế) và bên ngoài (Thể chế, chính

sách, và các Bối cảnh bên ngoài) tác động đến hoạt động sinh kế. Kết quả (đầu ra) của

họat động sinh kế vùng đệm đƣợc ƣu tiên theo các mục tiêu, bƣớc đầu cải thiện thu nhập,

ổn định cuộc sống để giảm áp lực lên rừng; Giảm thiểu rủi roSử dụng bền vững tài

nguyên. ĐẦU VÀO (NGUỒN LỰC) 1) Vốn tài chính 2) Vốn tự nhiên 3) Vốn con ngƣời 4) Vốn vật chất 5) Vốn xã hội ĐẦU RA (KẾT QUẢ) - Cải thiện thu nhập - Ổn định cuộc sống - Giảm thiểu rủi ro - Sử dụng bền vững TN -…. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ 1) Trồng trọt 2) Chăn nuôi 3) Chế biến CHIẾN LƢỢC SINH KẾ NÔNG HỘ (Chủ thể quyết định) - Tri thức bản địa - Kinh nghiệm sản xuất

BỐI CẢNH BÊN NGOÀI - Xu hƣớng tăng dân số - Các rủi ro (thị trƣờng, thiên tai, dịch bệnh) - THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH - Chính sách TW, địa phƣơng - Chính sách của các tổ chức NGOs - -

Nghiên cứu sử dụng Khung phân tích này để phân tích hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại vùng đệm VQG Xuân Sơn và nhận thấy rằng kết quả đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với mục đích nghiên cứu.

3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn (kết quả phân tích SWOT)

Từ những kết quả phân tích trên, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn trong việc phát triển sinh kế theo hƣớng bền vững hơn đƣợc thể hiện ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

- Hệ sinh thái đa dạng

- Môi trƣờng trong lành, khí hậu ôn hòa - Hệ thống đƣờng giao thông đã đƣợc nâng cấp và hoàn thiện

- Trình độ dân trí thấp, thiếu lao động có trình độ, chậm tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới

- Thiếu vốn để tái đầu tƣ sản xuất

- Chƣa chủ động trong phát triển kinh tế hộ gia đình

- Tiềm năng du lịch còn dàn trải, thiếu đầu tƣ quy hoạch thành những cụm du lịch hấp dẫn

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Chính sách ƣu đãi cho huyện nghèo, xã nghèo của Chính phủ

- Thu hút dự án của các tổ chức NGOs - Nằm trong quy hoạch tour Du lịch Tâm linh của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ

- Tăng dân số

- Tỷ lệ hộ nghèo cao và giảm nghèo chƣa bền vững

- Chƣa có giải pháp vĩ mô để hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Biến đổi khí hậu

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, các nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ vùng đệm đƣợc đề xuất. Các giải pháp đƣa ra để tăng cƣờng tính bền vững trong hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn phải đảm bảo đƣợc việc bảo tồn DDSH, sử dụng bền vững các loại tài nguyên đƣợc phép sử dụng mà không làm tổn hại đến HST trong KBT; tăng thu nhập cho các hộ gia đình, ổn định sinh kế, tận dụng tối đa lao động nhàn rồi và bảo tồn đƣợc tính đa dạng về văn hóa. Cụ thể nhƣ sau:

3.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường

3.2.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

* Một là, quy hoạch và xây dựng khu sản xuất và chế biến chè và tinh bột sắn ở các xã

vùng đệm. UBND huyện Tân sơn phải có quy hoạch tổng thể lại cơ cấu kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng nhằm cải thiện thu nhập, giải quyết đƣợc lao động nhàn rồi và góp phần giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, bằng cách khuyến khích xây dựng một nhà máy sản xuất tinh bột sắn, và một chế biến chè tại một trong 6 xã vùng đệm VQG Xuân Sơn. Mục đích là vừa để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, khuyến khích sản xuất và giải quyết đƣợc lao động thiếu việc làm tại địa phƣơng và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý hơn.

Hiện nay, diện tích trồng chè và trồng sắn của ngƣời dân vùng đệm đủ để cung cấp cho nhà máy chế biến quy mô nhỏ. Đi kèm với giải pháp này là phƣơng án xây dựng thƣơng hiệu và tiếp thị sản phẩm ra thị trƣờng lân cận.

* Hai là, hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở vùng đệm. Địa phƣơngcần

có quy hoạch và hỗ trợ một số nông dân xây dựng trang trại theo mô hình có thể khai thác du lịch sinh thái. Dựa trên những lợi thế vốn có của địa phƣơng, có thể xây dựng trang trại theo kiểu Vƣờn – Ao – Chuồng (VAC) hoặc Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng (VACR) chăn nuôi những giống cây trồng vật nuôi bản địa, có giá trị kinh tế cao nhƣ cá trắm đen, gà nhiều cựa, lợn Mán, nuôi ong…

Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC hay VACR là mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọ, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khăng khít với nhau, tạo nên một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nƣớc và các tài nguyên khác để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tƣ thấp.

Kinh tế trang trại không chỉ giúp nông dân thoát nghèo mà còn góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.

* Ba là, thành lập hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mây, tre đan ở vùng đệm. Với lợi

thế về nguồn nguyên liệu mây, tre, nứa sẵn có, chính quyền địa phƣơng cần lựa chọn và thành lập một hợp tác xã chuyên sản xuất đồ thủ công truyền thống tại một thôn/ bản nào đó của tại 1 xã vùng đệm.

Để thực hiện đƣợc giải pháp này, chính quyền cần hỗ trợ chiến lƣợc nâng cao giá trị gia tăng dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của sản phẩm. Nghĩa là hợp tác xã vừa

tự tạo đƣợc nguồn cung ứng nguyên liệu, vừa sản xuất/ chế biến, vừa phân phối và tiếp thị sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

Hợp tác xã sản xuất đồ thủ công mây, tre, nứa đan vừa tạo công ăn việc làm, hỗ trợ ngƣời dân có thêm thu nhập, lại vừa giúp bảo tồn đƣợc nghề truyền thống của đồng bào DTTS. Sản phẩm của làng nghề này có thể theo hai hƣớng song song: một là sản xuất dụng cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt; hai là sản xuất những sản phẩm lƣu niệm, trang trí hay trƣng bày. Tạo thêm một điểm đến thu hút cho du khách khi đến thăm quan tại đây.

* Bốn là, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống cây trồng vật nuôi bản địa như gà chín cựa, lợn Mán, rau sắng… Đây là những loài có đặc sản có giá trị cao và sẽ dần trở thành sản phẩm thƣơng hiệu của vùng. Cần có những hoạt động tuyên truyền nân cao nhận thức cho ngƣời dân về lợi ích và những giá trị của cây/ con bản địa giúp ngƣời dân nâng cao thu nhập đồng thời góp phần bảo tồn tại chỗ những nguồn gen quý này bởi đây là những nguồn gen đã đƣợc chọn lọc tự nhiên và có sức chống chịu rất tốt với điều kiện địa phƣơng. Và việc bảo tồn nguồn gen này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.

Để thực hiện giải pháp này, phải có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình về cả vốn và kỹ thuật để hạn chế tối đa những rủi ro về dịch bệnh và thiên tai ảnh hƣởng đến bà con nông dân.

* Năm là, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản bản địa. Với nhiều sản

phẩm đặc trƣng và có chất lƣợng tốt nhƣ gà chín cựa, lúa nếp nƣơng, lợn Mán, thậm chí là chè hay tinh bột sắn…địa phƣơng hoàn toàn có thể tự gây dựng thƣơng hiệu riêng cho các sản phẩm của mình.

Tạo đƣợc thƣơng hiệu đặc sản riêng vừa góp phần thu hút du lịch, vừa gia tăng giá trị đƣợc sản phẩm nông sản tại địa phƣơng. Cán bộ khuyến nông địa phƣơng phải giữ vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến và nâng cao nhận thức giúp ngƣời dân hiểu đƣợc lợi ích của việc lƣu giữ những giống cây trồng, vật nuôi bản địa, vừa góp phần bảo tồn đƣợc nguồn gen quý, lại có thể cải thiện đƣợc sinh kế cho ngƣời dân nếu biết tận dụng đúng cách.

Bên cạnh đó, hạn chế và tiến tới nghiêm cấm sử dụng các giống lúa mới, cây trồng mới, đặc biệt các lọai cây lƣơng thực biến đổi gen, cho năng suất cao nhƣng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trƣờng và con ngƣời. Để tập trung xây dựng một nền

nông nghiệp truyền thống, nhỏ nhƣng chất lƣợng và có khả năng phục vụ hoạt động du lịch.

* Sáu là, tăng cuờng hỗ trợ người dân tiếp cận dễ dàng đối với các nguồn vốn tín

dụng để đầu tƣ vào sản xuất, tăng sản lƣợng, chất lƣợng và năng suất nông nghiệp.

Điều đó vừa có ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống nhân dân, vừa có ý nghĩa trong việc bảo tồn rừng và tài nguyên sinh vật rừng.

Hiện nay, với quỹ đất không nhiều, ngƣời dân chủ yếu muốn lựa chọn tái đầu tƣ cho chăn nuôi nhỏ lẻ, nhƣng chi phí lại cao hơn là tái đầu tƣ cho trồng trọt. Vì vậy, có cơ chế hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình là điều rất cần thiết giúp tăng cƣờng sinh kế cho ngƣời dân.

* Bảy là, quy hoạch và xây dựng xã Xuân Sơn thành làng bảo tồn văn hóa dân tộc

Nhà nƣớc cần có chính sách riêng, hỗ trợ cho cộng đồng cƣ dân đang sinh sống trong vùng lõi VQG Xuân Sơn nói riêng và các VQG và KBT nói chung để giảm thiểu áp lực lên tài nguyên rừng, đất và nƣớc. Nếu chƣa thể có chính sách di dời ngƣời dân ra khỏi khu vực bảo tồn nghiêm ngặt thì phải có cơ chế phù hợp để xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện cho ngƣời dân ổn định cuộc sống. Với hiện trạng tỷ lệ hộ nghèo xã Xuân Sơn là 50,60%, chính sách hỗ trợ phải đạt đƣợc mục tiêu xóa bỏ nghèo đói hoàn toàn và đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc chia sẻ lợi ích từ các hoạt động bảo tồn, du lịch là cần thiết để tránh đƣợc những nguy cơ xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Bởi vậy, quy hoạch xã Xuân Sơn trở thành nơi bảo tồn văn hóa truyền thống phục vụ hoạt động du lịch là điều cần thiết. Kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng để tận dụng hết những lợi thế của địa phƣơng. Xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp để tạo đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng khi thực hiện kế hoạch này. Dần dần từng bƣớc giảm tối đa tỷ trọng của ngành nông nghiệp (hiện vẫn là ngành chính), tạo cơ hội để ngƣời dân có thể sống bằng hoạt động du lịch của địa phƣơng dựa vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Do đó, cần có một kế hoạch cụ thể và dài hạn, vạch ra lộ trình để đƣa xã Xuân Sơn trở thành một địa điểm du lịch văn hóa, cộng đồng và sinh thái hấp dẫn khách du lịch. Bằng các bƣớc cụ thể:

- Nghiên cứu và khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc ngƣời Mƣờng, ngƣời Dao sinh sống tại xã Xuân Sơn. Bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

- Đồng thời, có cơ chế khuyến khích ngƣời dân tự nguyện tham gia vào du lịch cộng đồng thông qua những lớp tập huấn để nâng cao nhận thức hoặc có thể lựa chọn những hộ gia đình có tiềm năng đi học tập kinh nghiệm tại những địa phƣơng khác, nơi có truyền thống làm du lịch cộng đồng nhƣ Mai Châu, Hòa Bình.

- Nghiên cứu và hỗ trợ khôi phục và khuyến khích tập trung vào sản xuất các giống cây trồng và vật nuôi bản địa nhƣ gà nhiều cựa, lợn Mán. Đây là loài có giá trị kinh tế cao, có thể trở thành thƣơng hiệu của địa phƣơng.

* Tám là, quy hoạch phát triển du lịch và xúc tiến đẩy mạnh quảng bá du lịch.

UNBD huyện Tân Sơn cần có quy hoạch tổng thể để tận dụng đƣợc lợi thế sẵn có của địa phƣơng phục vụ cho phát triển du lịch. Đi kèm với đó là chiến lƣợc xúc tiến đẩy mạnh quảng bá du lịch hợp lý để thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho ngƣời dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở xòm Dù, là trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thƣơng mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch. Hiện nay, số lƣợng khách thăm quan chƣa tƣơng xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

+ Chƣa có hệ thống tổ chức quản lý, hƣớng dẫn và dịch vụ phụ trợ nhƣ: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí...

+ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chƣa phát triển.

+ Sản phẩm du lịch chƣa đa dạng, lực lƣợng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở để thúc đẩy hoạt động du lịch bằng cách có quy hoạch tổng thể về hệ thống cơ sở lƣu trú (nhà nghỉ hiện đại ở vùng đệm và Homestay ở vùng lõi), cơ sở kinh doanh dịch vụ, quy hoạch các tuyến điểm du lịch theo từng mục đích khác nhau.

Với truyền thống văn hóa lâu đời và di sản văn hóa phong phú: văn hóa vật thể (nhà sàn, trang phục, các đồ thổ cẩm, đan lát…) và văn hóa phi vật thể (Đâm Đuống, múa Mỡi, hát Sắc bùa, các tín ngƣỡng dân gian….) nhƣng hiện đang dần bị mai một. Việc kết hợp các chính sách khuyến khích bảo tồn và các chính sách quy hoạch hợp lý sẽ tạo điều kiện cho địa phƣơng phát triển theo hƣớng đa dạng ngành nghề, hạn chế các ngành nghề phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và góp phần phát triển kinh tế theo hƣớng bền vững hơn.

VQG Xuân Sơn có địa hình đa dạng, nhiều cảnh đẹp với trên 30 hang động, trong đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn nhƣ hang Lạng, hang Lun, hang Na, hang Thổ Thần... thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng. Bên cạnh còn có cộng đồng các dân tộc hiện vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)