Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 71)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn

3.1.4. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế

Dựa trên một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2007) [59], [60], [69]. Có thể phân chia tính bền vững ở các cấp độ: (1) chƣa bền vững; (2) bền vững ở mức thấp; (3) bền vững ở mức trung bình; và (4) bền vững ở mức cao. Ta có thể sơ bộ đánh giá nhƣ sau:

Bảng 3.15 .Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế theo từng lĩnh vực

Lĩnh vực Tiêu chí đánh giá Thực hiện (năm 2015) Đánh giá

Kinh tế - Tăng thu nhập - Thu nhập bình quân đầu ngƣời:

+ Xã vùng lõi: 10 triệu đồng/ ngƣời/ năm. + Xã vùng đệm: 18 triệu đồng/ngƣời/ năm

+ So với Chỉ tiêu Nông thôn mới (theo Quyết định 342/QĐ-TTG năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ), thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc là 18 triệu đồng/ngƣời/năm + So với trung bình cả nƣớc là 45 triệu vnđ/ ngƣời/ năm.

- Vùng lõi chƣa bền vững

- Vùng đệm bền vững ở mức trung bình

Xã hội - Tạo việc làm - Tỷ lệ thiếu việc làm: Đa số ngƣời dân làm nông nghiệp

nên đều thiếu việc làm vào những lúc nông nhàn. Tỷ lệ này rơi vào xã vùng lõi Xuân Sơn. Đặc biệt khi diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu ngƣời thấp hơn so với cả nƣớc:

+ Xã vùng lõi: 0,14 ha/ngƣời; + Xã vùng đệm: 1,19 ha/ngƣời; +Cả nƣớc: 0,25 ha/ngƣời.

- Giảm nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo cao: + Xã vùng lõi: 52,6 % + Xã vùng đệm: 37,0 % + Cả nƣớc: 4,5 % - Chƣa bền vững - Đảm bảo an ninh lƣơng thực

- Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời: + Vùng lõi: 350 kg/ngƣời/năm

+ Vùng đệm: 403 kg/ ngƣời/ năm + Cả nƣớc: 600 kg/ ngƣời/ năm

- Tuy nhiên, khi xét đến 4 yếu tố của an ninh lƣơng thực gồm: (i) Tính sẵn có của lƣơng thực; (ii) Khả năng tiếp cận (mức giá hợp lý nằm trong khả năng chi trả, khả năng tiếp cận với nguồn TNTN và tài sản sở hữu khác để tạo ra lƣơng thực); (iii) tính ổn định (ít gặp phải những rủi ro thiếu lƣơng thực do thay đổi khí hậu, thiên tai, khủng hoảng); (iv) việc sử dụng (phân bổ lƣơng thực trong các hộ cho gia đình đồng đều, chất lƣợng lƣơng thực đảm bảo)

- Bền vững ở mức trung bình

- Cải thiện phúc lợi - Y tế:

+ Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cao so với cả nƣớc (21% ở Xuân Sơn, và 17,7 % ở Xuân Đài, so với 14,5 %.

Bền vững ở mức trung bình

+ Công tác chăm sóc sức khỏe, tiêm chủng thực hiện tốt. - Giáo dục: Nâng cao cơ sở vật chất và chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

- Phúc lợi khác: Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội đối với những gia đình chính sách; đổi thẻ, cấp thẻ bảo hiểm y tế miến phí cho các hộ ngƣời DTTS, nghèo, cận nghèo và các hộ chính sách.

Môi trƣờng - Sử dụng bền vững các nguồn TN đất, nƣớc, rừng

- TN đất, rừng và nƣớc tiếp tục suy giảm - Chƣa bền vững

- Không gây ô nhiễm môi trƣờng

- Ít gây ô nhiễm môi trƣờng - Bền vững ở mức

trung bình - Có khả năng thích

ứng trƣớc những tổn thƣơng và cú sốc bên ngoài

- Hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Là khu vực VQG nên đƣợc bảo tồn.

- Bền vững ở mức cao

Thể chế - Hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ

- Thiếu chính sách riêng cho cộng đồng dân cƣ sinh sống trong vùng lõi.

- Quản lý chồng chéo: Tài nguyên ĐDSH do Bộ TN & MT quản lý; VQG lại do Bộ NN & PT NT quản lý

- Chƣa bền vững

- Quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của ngƣời dân

- Chƣa có sự tham gia của ngƣời dân vào việc xây dựng chính sách;

- Tuy nhiên, đã tiến hành giao đất, giao rừng cho ngƣời dân quản lý và bảo vệ

- Bền vững ở mức thấp

- Các cơ quan/ tổ chức ở khu vực công hoạt động hiệu quả

- Chƣa đạt hiệu quả cao:

+ Tỷ lệ đồng thuận ngƣời dân cho rằng chính quyền địa phƣơng và các tổ chức NGOs có ảnh hưởng nhiều là 12,2%, có ảnh hưởng bình thường là 15,5 %; có ảnh

hưởng ít là 35,6%; và không có ảnh hưởng là 36,7%.

- Bền vững ở mức thấp - Các tổ chức ở khu vực tƣ hoạt động có hiệu quả - Thể chế, chính sách thúc đẩy sinh kế đƣợc cải thiện

Nhƣ vậy, đánh giá toàn diện tính bền vững của hoạt động sinh kế của cộng đồng cƣ dân VQG Xuân Sơn với 12 tiêu chí trong 4 lĩnh vực, kết quả nhƣ sau: Tổng cộng có 5 tiêu chí chƣa bền vững (2 tiêu chí lĩnh vực thể chế, 1 tiêu chí lĩnh vực môi trƣờng và 2 tiêu chí lĩnh vực xã hội); 2 tiêu chí bền vững ở mức thấp (thuộc lĩnh vực thể chế); 3 tiêu chí bền vững ở mức trung bình (2 tiêu chí xã hội, 1 tiêu chí lĩnh vực môi trƣờng); 1 tiêu chí bền vững ở mức cao (lĩnh vực môi trƣờng); 1 tiêu chí có sự khác biệt giữa vùng lõi và vùng đệm, đối với vùng đệm bền vững ở mức trung bình, đối với vùng lõi là chƣa bền vững (tiêu chí lĩnh vực kinh tế). Với 7/12 tiêu chí bền vững từ mức thấp đến cao, bƣớc đầu tạo đà để thúc đẩy phát triển bền vững trong những năm tới.

Bảng đánh giá dựa trên các tiêu chí trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thể đánh giá và giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cần có một bộ tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững thống nhất trong cả nƣớc.

Hơn nữa, trong bối cảnh BĐKH toàn cầu hiện nay, sinh kế thích ứng hay sinh kế chống chịu đƣợc coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với BĐKH và tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ. Về cơ bản, đó phải là sinh kế có khả năng chống chịu với các tác động từ thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra và phát huy đƣợc các mặt có lợi do BĐKH mang lại cũng nhƣ giảm phát thải khí nhà kính. Ở Việt Nam, các tiêu chí để đánh giá một mô hình, giải pháp sinh kế thích ứng, bền vững hiện nay là: (i) Thích ứng với BĐKH, (ii) Có thể giảm phát thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả và bền vững về môi trƣờng, về kinh tế và xã hội, và (iv) có khả năng nhân rộng [8].

Tuy nhiên, trong phạm vi VQG Xuân Sơn, chƣa có mô hình sinh kế nào đƣợc ứng dụng thực hiện. Do đó, trong tƣơng lai cần xây dựng những mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH để hỗ trợ ngƣời dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)