Đặc trƣng và những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại quận Đồ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 50)

2.1.1 .Điều kiện tự nhiên

2.3. Đặc trƣng và những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại quận Đồ Sơn

Đồ Sơn là một quận ven biển, nằm phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.Hiện nay, điều kiện về mạng lƣới quan trắc khá phát triển, các dữ liệu tại Đồ Sơn đƣợc sử dụng dữ liệu tại trạm Hòn Dấu.

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu (bao gồm biến đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa, xoáy thuận nhiệt đới, mực nƣớc biển) trên quận Đồ Sơn có một số đặc điểm sau (Theo số liệu quan trắc thuđƣợc tại các trạm Hòn Dấu):

2.3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Nhiệt độ

Hình 2.4. Biến thiên nhiệt độ trung bình giai đoạn 1984-2017 tại quận Đồ Sơn

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Nhiệt đô tăng khoảng 0,5ᵒC từ năm 1984-2017. Nhiệt độ cao nhất rơi vào các năm 1990,2015. Xu hƣớng nhiệt độ ngày càng tăng, tăng nhanh vào thập kỷ gần đây.

Nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng lên. Nhiệt độ trung bình tháng 7 trong thời kỳ (2000-2017) tăng hơn 0.2ᵒC so với thời kỳ trƣớc (1984-2000). Giữa 2 thời kỳ thì nhiệt độ thấp nhất rơi vào 1994 là 27.9ᵒC và năm 2014 là 28.3ᵒC. Nhiệt độ cao nhất giữa 2 thời kỳ năm 1999 là 30.2ᵒC và năm 2007 là 30.3ᵒC. Mùa hè ở khu vực đang đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Các đợt nóng kéo dài hơn và nhiệt độ ngày càng cao.

Hình 2.5. Nhiệt độ trung bình tháng 7 giai đoạn 1984-2017

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ năm 1984-2017 đang tăng lên.Mùa đông ở Đồ Sơn cũng nhƣ khu vực ngày càng rút ngắn thƣờng đến muộn và kết thúc sớm hơn.Nhƣng cƣờng độ các đợt không khí lạnh ngày càng giảm nhiệt độ thấp nhất trong cả giai đoạn năm 2011 là 13,9ᵒC.

Hình 2.6. Nhiệt độ trung bình tháng 1 (1984-2017)

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Hình 2.7. Tổng lƣợng mƣa năm giai đoạn 1985-2017

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Lƣợng mƣa tại khu vực nghiên cứu trong thời gian từ năm 1985-2017 tăng khoảng gần 700 mm. Trong thời gian trở lại đây các đợt mƣa càng kéo dài và lƣợng mƣa tăng lên đáng kể so với thập kỷ trƣớc.

Hình 2.8. Tổng lƣợng mƣa tháng 7 giai đoạn 1985-2017

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Lƣợng mƣa tháng 7 tăng lên khoảng 50mm trong khoảng thời gian từ năm 1985-2017. Tuy những năm gần lại đây vào mùa mƣa không có lƣợng mƣa cao nhƣ thời kỳ trƣớc nhƣng lƣợng mƣa giữa các năm không chênh lệch nhiều.Trung bình lƣợng mƣa thời kỳ 2001-2016 nhiều hơn so 10mm so với thời kỳ trƣớc.Về cƣờng độ nhiều và thời gian mƣa kéo dài hơn so với thời kỳ trƣớc.

Lƣợng mƣa tháng 12 cũng tăng lên nhƣng không nhiều khoảng 10mm. Lƣợng mƣa mùa khô (mùa đông) ngày càng ít đi trong vài năm trở lại đây. Thời gian không mƣa kéo dài, độ ẩm trong không khí rất thấp là sự biểu hiện điển hình trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Hình 2.9. Tổng lƣợng mƣa tháng 12 giai đoạn 1985-2017

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Nƣớc biển dâng

Hình 2.10. Mực nƣớc trung bình qua các năm giai đoạn 1985-2017

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Mực nƣớc trung bình năm có xu hƣớng tăng 6mm/năm trong thời kỳ 2001- 2017. Mực nƣớc biển cao nhất năm có xu hƣớng 16 mm/năm, mực nƣớc biển thấp nhất năm 2,15 mm/năm. So với thời kì gần đây (2001-2017) với thời kỳ trƣớc

tăng 16cm, mực nƣớc biển thấp nhất năm tăng 2.5 cm.  Hiện tƣợng thời tiết cực đoan

Hình 2.11. Phân bố số lƣợng cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng từ 1985 -2015

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, 2017)

Trung bình hàng năm, thành phố Hải Phòng nói chung và quận Đồ Sơn nói riêng chịu ảnh hƣởng từ 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp, 3-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng gián tiếp. Thời kỳ bão đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng tập trung trong các tháng 7-9 với tần suất 78%, trong đó các cơn bão có cƣờng độ trên cấp 9 chiếm khoảng 70%.

Số lƣợng cơn bão trong thời kỳ từ 2000-2015 chiếm 59% tổng số cơn bão trong thời kỳ từ 1985-2015.

Hiện ở nhiều vùng ven biển nhƣ Đồ Sơn, Cát Hải đều có hiện tƣợng biển xâm thực nuốt bãi.Hiện “lƣỡi mặn” đã ngập nhập lên thƣợng lƣu của các cửa sông, cách bờ biển Hải Phòng tới 45km và độ mặn không ngừng tăng lên qua từng năm.Nguồn nƣớc mặt vùng cửa sông đang bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sản xuất và dân sinh. Cùng với đó, các hiện tƣợng nhiệt độ tăng, chế độ dòng chảy, độ mặn, lƣợng mƣa thay đổi, cộng với những hiện tƣợng thiên tai biển nhƣ dông, tố lốc, bão… cũng ngày càng khốc liệt và khó lƣờng đã và đang tác động không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái và nguồn lợi thủy sản của Hải Phòng.

Đặc biệt, 3 năm trở lại đây trên địa bàn TP.Hải Phòng, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn.Mùa mƣa bão bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn bình thƣờng. Mặc dù số lƣợng cơn bão xảy ra trong năm không thay đổi nhƣng cƣờng độ bão lớn hơn rất nhiều, có cả siêu bão, lốc xoáy gây thiệt hại lớn cho dân sinh thành

phố nhƣ vụ lốc xoáy ở An Lƣ (Thủy Nguyên), siêu bão Hải Yến (2013), siêu bão Rammasun (2014). Đặc biệt, sau cơn bão số 3 năm 2014, tại biển Đồ Sơn có hiện tƣợng dị thƣờng chƣa từng có, nƣớc biển dâng cao sau khi bão đổ bộ, kéo dài suốt 12 tiếng, độ cao sóng hơn 1 m.

2.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu

Nhiệt độ

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng (BTNMT-2016), về nhiệt độ của Hải Phòng sẽ tăng khoảng 4,2ᵒC trong thời gian 2016-2100 đối với kịch bản RCP4.5 và tăng khoảng 6,4ᵒC theo kịch bản RCP 8.5.

Nhiệt độ trung bình mùa đông theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ mức tăng phổ biến từ 0.4 đến 1.2ᵒC, đến khoảng năm 2046-2065 nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0.9 đến 2.1ᵒC, từ năm 2085-2099 nhiệt độ tăng trung bình khoảng 1.2 đến 2.6ᵒC.

Nhiệt độ trung bình mùa đông theo kịch bản RCP 8.5, vào đầu thế kỷ mức tăng phổ biến từ 0.6 đến 1.4ᵒC, đến giữa thế kỷ nhiệt độ trung bình tăng khoảng 1.3 đến 2.7ᵒC và đến cuối thế kỷ nhiệt độ trung bình tăng 2.4 đến 4.2ᵒC.

Nhiệt độ trung bình mùa hè theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ mức tăng phổ biến từ 0.4 đến 1.2ᵒC, đến khoảng năm 2046-2065 nhiệt độ tăng trung bình khoảng 1.0 đến 2.5ᵒC, từ năm 2085-2099 nhiệt độ tăng trung bình khoảng 1.6 đến 3.2ᵒC.

Nhiệt độ trung bình mùa hè theo kịch bản RCP 8.5, vào đầu thế kỷ mức tăng phổ biến từ 0.4 đến 1.4ᵒC, đến giữa thế kỷ nhiệt độ trung bình tăng khoảng 1.4 đến 3.1ᵒC và đến cuối thế kỷ nhiệt độ trung bình tăng 2.9 đến 4.9ᵒC.

Lƣợng mƣa

Về lƣợng mƣa theo kịch bản RCP4.5 có xu hƣớng tăng ở hầu hết cả nƣớc vào đầu thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5:15%, riêng các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lƣợng mƣa có thể tăng trên 20%. Đối với Hải Phòng, theo kịch bản RCP 4.5 lƣợng mƣa tăng khoảng 85% và theo kịch bản RCP 8.5 tăng 89.5 % trong khoảng thời gian từ 2016-2100.

Mực nƣớc biển dâng

Vào cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển dâng tại khu vực Móng Cái- Hòn Dấu ( Đồ Sơn), Hòn Dấu – Đèo Ngang là 53 cm (32cm:75cm) theo kịch bản RCP 4.5, còn

Đèo Ngang là 72 cm (49cm:101cm). Mực nƣớc biển dâng do bão đƣợc ghi nhận tại khu vực Hải Phòng cũng đã đƣợc ghi nhận trong lịch sử năm 1989, nƣớc biển dâng do bão Dot gây ra tại Đồ Sơn là 2,2 m, năm 2005 có 2 cơn bão gây ra nƣớc dâng do bão khá cao là cơn bão số 2 và cơn bão số 7 xảy xa đúng vào lúc triều cƣờng nên gây thiệt hại lớn thại Hải Phòng, đặc biệt là khu vực Đồ Sơn, theo dự báo nƣớc biển dâng do bão cao nhất có thể xảy ra 490 cm tại khu vực Hải Phòng. Và nguy cơ ngập vì nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu đối với Hải Phòng nếu mực nƣớc biển tăng 50cm thì Hải Phòng sẽ mất khoảng 5.14% tổng diện tích toàn thành phố, còn tăng lên 100cm thì Hải Phòng sẽ mất 30,2% tổng diện tích toàn thành phố.

2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 của quận Đồ Sơn đã xác định rõ quy mô, vị trí các loại đất trên địa bàn với các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể.

Là một quận có thế mạnh là du lịch, dịch vụ và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, việc chuyển đổi cơ cấu, tăng hệ số sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn quận đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của ngƣời dân trong quận.

Tuy nhiên, một số loại đất đạt chỉ tiêu thấp nhƣ đất sản xuất kinh doanh, đất có mục đích công cộng đạt 60.5% so với chỉ tiêu đƣợc duyệt, do kinh phí đầu tƣ xây dựng còn hạn chế.Việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào trong quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn này chƣa đƣợc thể hiện trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Đồ Sơn với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các nguồn tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và du lịch.

Qua số liệu điều tra ta thấy diện tích đất nông nghiệp của quận chiếm 40.9% tổng diện tích tự nhiên. Quận Đồ Sơn là quận ven biển nên nhiều lao động nông dân sinh sống bằng nghề biển hoặc vào làm công nhân tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp …. nên áp lực thiếu đất để sản xuất nông nghiệp là không lớn và vẫn đảm bảo cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Đất nông nghiệp phân bố tƣơng đối đồng

đều trên địa bàn quận.

Hiệu quả sử dụng đất phi nông nghiệp

Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả của quận Đồ Sơn. Các loại đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ đang có chiều hƣớng ngày càng tăng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Tuy nhiên, chất lƣợng các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, văn hóa phúc lợi công cộng, đã và đang bị xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng. Đặc biết đất phục vụ du lịch biển ngày càng bị hu hẹp do hiện tƣợng nƣớc biển dâng và xói lở bờ biển.

2.4. Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất

2.4.1. Các công ước quốc tế và văn bản luật liên quan

Việt Nam đã tham gia vào một số công ƣớc quốc tế liên quan đến việc bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu nhƣ công ƣớc Viena về Bảo vệ tầng Ozon (1985), Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (1994), Nghị định Kyoto (2002) trong đó, có các yêu cầu về phƣơng pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc lập các chính sách, quy hoạch, kế hoạch.

Năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định 2139 về việc thông qua Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu, trong đó cũng nêu rõ cần điều chỉnh, lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch. Cụ thể hơn, trong Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020 (Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012) đã đƣa ra mục tiêu đến 2020 là để chủ động ứng phó với BĐKH cần “ điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn,….

Các quy định việc Lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu vào chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch còn đƣợc ghi trong chƣơng 5, Luật khí tƣợng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015, và Thông tƣ 08/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 quy định về đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu trong đó quy định việc đánh giá tác động của BĐKH đến các loại tài nguyên gồm đánh giá tác động đến tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên rừng.

Bên cạnh các văn bản luật trong nƣớc và quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, kế hoạch, riêng trong

quản lý đất đai, có thể kể tới Luật đất đai năm 2013, trong đó riêng chƣơng IV, từ điều 35 đến điều 51 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã nêu rõ căn cứ lập Quy hoạch SDĐ cần dựa trên hai yếu tố liên quan gần với BĐKH là (i) Điều kiện tự nhiên và (ii) Tiềm năng đất đai. Ngoài ra một số văn bản hƣớng dẫn nhƣ Nghị định 43/2014/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013 và Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT về “Quy định chi tiết việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” cũng quy định rõ trách nhiệm lập, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có một số nội dung cần phân tích, đánh giá về BĐKH đến việc sử dụng đất trong quá trình xây dựng QHSDĐ

2.4.2. Nguyên tắc và nội dung lồng ghép vấn đề BĐKH vào xây dựng phương án QHSDĐ

Nguyên tắc

+ Lồng ghép (hay gắn kết, tích hợp) các biện pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo tính phát triển bền vững trong việc hoạch định và thực thi QHSDĐ.

+ Lồng ghép ứng phó với BĐKH phải là một phần trong chiến lƣợc phát triển và chính sách chung của địa phƣơng và Nhà nƣớc.

+ Việc lồng ghép BĐKH phải đƣợc thực hiện qua sự phối hợp nhiều ngành, lĩnh vực và có sự tham gia của cộng đồng

+ Cần có những nghiên cứu và dẫn chứng khoa học để xác định các nguy cơ và mức độ BĐKH lên địa phƣơng trong tƣơng lai để phù hợp với thời gian trong tiến trình quy hoạch.

+ Khi lồng ghép cần có sự hài hòa và cân đối giữa hai nhóm giải pháp phi công trình và giải pháp công trình trong việc lồng ghép.

Nội dung (vận dụng Luật Khí tƣợng thủy văn 2015)

- Sử dụng thông tin, dữ liệu khí tƣợng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong việc đánh giá điều kiện tự nhiên môi trƣờng của khu vực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá những biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trƣờng, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên

lĩnh vực nhằm xác định các mục tiêu lâu dài của QHSDĐ.

- Sử dụng kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của QHSDĐ.

2.4.3. Thực trạng xây dựng quy hoạch sử dụng đất tại Đồ Sơn

Các bƣớc quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất tại quận Đồ Sơn đến năm 2025 tuân theo các quy định hiện hành về xây dựng quy hoạch sử dụng đất với 7 bƣớc nhƣ sau:

Hình 2.12. Các bƣớc xây dựng quy hoạch sử dụng đất

Trong các nội dung thực hiện này, nội dung ở bƣớc 2 và bƣớc 4 cần đƣợc lồng ghép với các chiến lƣợc thích ứng với biến đổi khí hậu.Trên thực tế, các bƣớc QHSDĐ tại Đồ Sơn chỉ là các phần trong quy hoạch xây dựng đô thị và tập trung cho sự phát triển kinh tế.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Dự tính các tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất dụng đất

3.1.1. Tác động của nước biển dâng

Căn cứ vào kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam mà Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng và công bố về nƣớc biển dâng cho Hải phòng thì nếu mực nƣớc biển dâng 50 cm thì Hải Phòng mất khoảng 5.14% tổng diện tích toàn thành phố và mực nƣớc biển tăng lên 100cm thì sẽ có khoảng 30.2% diện tích Thành phố bị mất. Sự gia tăng dân số trong khi diện tích đất đai lại giảm đi thực sự là thách thức to lớn, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn thành phố. Là quận ven biển, nguy cơ vùng đất ngập nƣớc ven biển sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng, thiên tai bão lũ gia tăng. Làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)