.Chỉ số nhạy cảm của các loại hình sử dụng đất của các phƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 64 - 68)

PHƢỜNG

CHỈ SỐ NHẠY CẢM CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHƢA TÍNH TRỌNG SỐ LUA HNK CLN RPH NTTS PNN BCS Tổng Ngọc Xuyên 0,00 0,05 0,05 0,07 0,32 0,67 1,00 2,16 Ngọc Hải 0,00 0,00 0,00 0,24 0,03 1,00 0,54 1,81 Vạn Hƣơng 0,00 0,04 0,01 0,02 0,01 0,66 1,00 1,73 Vạn Sơn 0,00 0,04 0,08 0,04 0,00 1,00 0,03 1,19 Minh Đức 0,99 0,09 0,01 0,00 0,60 1,00 0,00 2,68 Bàng La 0,00 0,19 0,58 1,00 0,17 0,53 0,02 2,49 Hợp Đức 1,00 0,08 0,04 0,00 0,27 0,80 0,00 2,19

Sau khi phân tích tính dễ bị tổn thƣơng, dựa trên cơ sở đó để phân chia trọng số cho các loại hình sử dụng đất để tìm đƣợc độ nhạy cảm của từng phƣờng (Bảng 3.5) bằng cách lấy chỉ số nhạy cảm chƣa tính trọng số của từng loại hình sử dụng đất trên địa bàn từng phƣờng nhân với trọng số học viên đã phân chia ở Chƣơng 1 để tìm ra chỉ số nhạy cảm của các loại hình sử dụng đất đã tính trọng số.

Bảng 3.5. Chỉ số nhạy cảm của các loại hình sử dụng đất của các phƣờng đã tính trọng số PHƢỜNG CHỈ SỐ NHẠY CẢM CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ TÍNH TRỌNG SỐ LUA (0.2) HNK (0.05) CLN (0.1) RPH (0.3) NTTS (0.3) PNN (0.05) BCS (0) TỔNG ĐIỂM NgọcXuyên 0.00 0.00 0.01 0.02 0.10 0.03 0.00 0.16 NgọcHải 0.00 0.00 0.00 0.07 0.01 0.05 0.00 0.13 VạnHƣơng 0.00 0.00 0.00 0.01 0.00 0.03 0.00 0.04 VạnSơn 0.00 0.00 0.01 0.01 0.00 0.05 0.00 0.07 Minh Đức 0.20 0.00 0.00 0.00 0.18 0.05 0.00 0.43 Bàng La 0.00 0.01 0.06 0.30 0.05 0.03 0.00 0.45 HợpĐức 0.20 0.00 0.00 0.00 0.08 0.04 0.00 0.33

Dựa trên số liệu Bảng 3.5 ta thấy đƣợc phƣờng Bàng La có độ nhạy cảm cao nhất với số điểm 0.45, sau đó đến phƣờng Minh Đức (0.43), phƣờng Hợp Đức (0.33), phƣờng Ngọc Xuyên (0.16), phƣờng Ngọc Hải (0.13), phƣờng Vạn Sơn (0.07), phƣờng Vạn Hƣơng (0.04). Hai phƣờng có chỉ số thấp nhất là phƣờng Vạn Sơn và Vạn Hƣơng với loại hình sử dụng đất chủ yếu là đất phi nông nghiệp và đất bằng chƣa sử dụng với đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản gần nhƣ là không có cho nên khả năng thích ứng với BĐKH cao hơn so với các phƣờng còn lại. Đối với các phƣờng Minh Đức, Hợp Đức thì loại hình sử dụng đất chính tại các khu vực này là đất chuyên trồng lúa nƣớc và đất nuôi trồng thủy sản nên khả năng thích ứng với BĐKH kém hơn so với các phƣờng. Phƣờng Bàng La có chỉ số nhạy cảm cao là do diện tích rừng ngập mặn chiến 1/3 tổng diện tích của toàn phƣờng, do tính chất đặc thù của rừng ngập mặn vừa là vùng đệm và có tác động làm giảm tác động của BĐKH vào sâu phía trong nhƣng nó cũng chịu tác động xấu do biến đổi khí hậu.Hai phƣờng còn lại là Ngọc Xuyên và Ngọc Hải có chỉ số nhạy cảm trung bình so với toàn quận vì diện tích chủ yếu của hai phƣờng là đất phi nông nghiệp và đất bằng chƣa sử dụng.

Dựa vào kết quả tính chỉ số độ nhạy cảm của các loại hình sử dụng đất cho thấy, đất nuôi trồng thủy sản và đất chuyên trồng lúa nƣớc là hai loại hình chịu tác động mạnh của BĐKH.Nên trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cần phải chú ý đến hai loại hình sử dụng đất này đặc biệt là những vị trí gần biển, nơi có địa hình thấp, nơi có hệ thống đê điều yếu. Về loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn cần phải duy trì và mở rộng diện tích đất trồng do rừng ngập mặn phân bố ở ngoài đê nên chịu tác động của nƣớc biển dâng, xoáy lở bờ biển. Đối với đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm thì việc quy hoạch cần chú trọng đến hiện tƣợng xâm nhập mặn, hạn hán…. Còn với đất phi nông nghiệp tuy khả năng chống chịu cao nhƣng cũng cần phải chú ý đến những diện tích nằm ngay sát ven biển, nơi có địa hình thấp và hiện tƣợng xoáy lở bờ biển. Tất cả các loại hình sử dụng đất đều bị ảnh hƣởng bởi tác động của BĐKH, nhƣng do mục đích sản xuất, khoa học kỹ thuật, do tính chất của các loại hình sử dụng khác nhau nên mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến chúng cũng khác nhau. Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải quan tâm đến vấn đề BĐKH để có thể hạn chế tác động xấu của BĐKH hay dựa vào tác động đó để thay đổi các loại hình sử dụng đất cho thích hợp nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời dân.

Hình 3.1. Bản đồ chỉ số nhạy cảm các loại đất của các phƣờng trên quận Đồ Sơn

3.3. Nhận thức của ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng về thích ứng với BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất

Quan điểm của chính quyền địa phƣơng và nhân dân khu vƣc nghiên cứu về biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất.

Với mục đích của luận văn, việc thu thập thông tin và dữ liệu đã đạt đƣợc bằng cách sử dụng một số công cụ khảo sát gồm hai thành phần :

+ Cán bộ địa phƣơng trong nhiều lĩnh vực: Xây dựng, địa chính, ……. + Ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu

Sau khi thành viên trong cuộc điều tra trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi (trình bày dƣới phụ lục) thì sẽ tiến hành phỏng vấn thêm nhƣng không có câu hỏi cụ thể nào về biến đổi khí hậu.

Kết quả khảo sát trực tuyến

Bảng 3.6. Một số hoạt động giảm thiểu thiệt hại biến đổi khí hậu liên quan đến lĩnh vực quy hoạch (cán bộ địa phƣơng đƣa ra)

Có Không Tổng số phiếu trả lời Hạn chế xây dựng ở khu vực nguy hiểm ( bờ

biển, khu vực ngoài đê…..)

20 5 25

Phân vùng sử dụng đất thích hợp với các nguy cơ rủi ro

21 4 25

Tăng mức sàn của các tòa nhà 19 6 25

Vị trị chiến lƣợc của cơ sở hạ tầng quan trọng (bệnh viện, trƣờng học,…..)

15 10 25

Thiết kế các tòa nhà TƢ với biến đổi khí hậu 15 10 25 Mua lại các tài sản, công trình có rủi ro cao 5 20 25

Cuộc khảo sát trực tuyến đã có những câu hỏi cụ thể để tìm ra mức độ đƣợc tích hợp thực sự vào các quy trình lập kế hoạch sử dụng đất.

Đại đa số ngƣời đƣợc phỏng vấn đều cho rằng những hạn chế trong việc xây dựng ở những khu vực nguy hiểm hoặc phân vùng đất thích hợp với rủi ro nguy hiểm thƣờng xuyên xảy ra, tăng mức sàn của các tòa nhà sẽ làm giảm những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất tại quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)