Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại các quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 46 - 50)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.1. Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại các quốc gia trên thế giớ

Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động KTXH (xem [27]).

Theo tài liệu của FAO (2000), hiện nay trên thế giới có khoảng 01 tỷ 476 triệu ha đất nơng nghiệp, trong đó đất dốc vùng đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi núi trên thế giới có độ dốc trên 100 chiếm 50 - 60% diện tích đất nơng nghiệp (xem [24], [28]).

Hàng năm trên thế giới, canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD đã mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, riêng lúa nương canh tác TĐD đã và đang là nguồn lương thực quan trọng để ni sống nhiều triệu người đóng góp 3,8% sản lượng lúa tồn cầu. Phần lớn diện tích cây lương thực này phân bố tập trung chủ yếu ở Ấn Độ (6,2 triệu ha), Brazil (3,1 triệu ha), Indonesia (1,4 triệu ha) và rải rác ở các nước trong khu vực khoảng 7,0 triệu ha (Dobermann và Fairhurst, 2000) (xem [24]).

Từ tầm quan trọng của canh tác TĐD và thực tế hiện trạng canh tác TĐD đang có nhiều khó khăn, thách thức, vì vậy, nhiều nghiên cứu đã được triển khai về lĩnh vực canh tác TĐD như:

Cơng trình nghiên cứu các biện pháp chống xói mịn bảo vệ đất dốc (Volni, 1870; các giáo sư trường Đại học Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958; các nghiên cứu quốc tế của nhiều nước 1980, chương trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90) (xem [11]).

Năm 1983, ICRAF đã có nghiên cứu về hệ thống nơng lâm kết hợp và đã đưa ra được định nghĩa: “Đó là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây nông nghiệp hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy trì sản xuất lâu bền do bảo vệ và tăng cường được độ màu mỡ đất” (xem [11]).

Những nghiên cứu về khía cạnh phát triển kinh tế và xã hội vùng đồi núi nhằm bảo đảm sử dụng đất bền vững cho đất dốc nói riêng và đất đồi núi nói chung, nhóm cộng tác về “Khung đánh giá đất dốc bền vững” (Nairobori, 1991) đã chỉ ra quan điểm “Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các cơng nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý KTXH với các quan tâm mơi trường để đồng thời duy trì nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thối hóa đất và nước (bảo vệ), có hiệu quả lâu dài (lâu bền) và được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)” (xem [11]).

Tổ chức quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất dốc (IBSRAM) đã thực hiện nghiên cứu, quản lý đất dốc để phát triển nông nghiệp ở một số nước Châu Á: Malaixia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Kết quả chung là các nước này canh tác TĐD khơng hợp lý làm cho đất bị xói mịn rửa trơi dẫn tới thối hóa đất (Sajjaphongse A., 1993) (xem [8], [11], [36]).

Tại Indonesia và nhiều nơi khác Intosh J.L.MC (1990) đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hệ thống canh tác TĐD cho rằng những vùng đất nông nghiệp rộng lớn chỉ thích hợp cho hoa màu cạn, tài nguyên đất dốc chưa được chú ý sử dụng đúng mức và cịn có sự lãng phí. Ở Indonesia có khoảng 15 - 20 triệu ha đất dốc địa hình lượn sóng nhẹ có thể canh tác trồng hoa màu nhưng chưa được khai thác sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Samfujika (1996) đã nghiên cứu biện pháp chống xói mịn đất ở Indonesia và nhận định rằng phương pháp làm ruộng bậc thang có hiệu quả trong việc hạn chế xói mịn, rửa trơi nhưng lại tốn nhiều cơng sức. Để khắc phục tình trạng này, một số biện pháp canh tác khác đã được khuyến nghị sử dụng như làm đất tối thiểu, ủ đất, lên luống. Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn còn những mặt hạn chế. Một nghiên cứu khác của Bell L.C (1986) sử dụng phân chuồng, phân xanh và các loại phụ phẩm nông nghiệp khác đã làm tăng thêm lân dễ hấp thu cho cây trồng và giảm độ độc nhôm và sắt (xem [8], [11], [34]).

Các nghiên cứu của H.R.Von, Uexkull và R.P.Bosshart, 1989 nhận định đất đồi núi gần như thường bị chua, chỉ có một diện tích nhỏ đất đồi núi được sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Điều này cho thấy sự khó khăn trong việc xây dựng được một nền nông nghiệp bền vững trên các vùng đất đồi núi. Tại các nước nhiệt đới, đất trồng cạn bị chua chiếm tới trên 600 triệu ha, trong đó gần 188 triệu ha thuộc về các nước Đơng Nam Á (Sajjapongse, 1993) (xem [6], [26], [36]).

Nhiều mơ hình bảo vệ đất được thử nghiệm trên đồng ruộng và đã chứng tỏ là có hiệu suất giữ đất cao, giảm thiểu tốc độ xói mịn trong khoảng 90-95% (P.S. Hai, et al., 2011; Dercon, P.S. Hai, et al., 2012) (xem [9], [27], [35]).

Trong Hội nghị đại biểu cho các nước châu Á thái Bình Dương lần thứ 31 (xem [38]) do FAO tổ chức được diễn ra tại Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3 năm 2012. Các đại biểu là bộ trưởng nông nghiệp, các quan chức cấp cao và đại diện các tổ chức xã hội đến từ 40 quốc gia khu vực châu Á thái Bình Dương đã tranh luận cho việc thay đổi phương thức sản xuất lương thực. Điều này là hết sức cấp bách nhằm

ngăn chặn ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, thậm chí có thể gây ra nạn đói và suy dinh dưỡng đối với các nước châu Á. Cuộc hội nghị xuất phát từ thực trạng các nước Châu Á - Thái Bình Dương đang có gần 600 triệu người bị đói và suy dinh dưỡng, dự kiến đến giữa thế kỷ, dân số các nước này còn tăng thêm 01 tỷ người nữa. Tại Hội nghị này bàn về thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng, canh tác bền vững, kiểm soát sâu bệnh, giảm tổn thất thu hoạch và phổ biến kiến thức cho người dân có ý kiến cho rằng: “Phương pháp tiếp cận và phát triển áp dụng ở các nước đang phát triển đã làm tăng năng suất cây trồng lên đến 80%, đồng thời giảm nhẹ ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến BĐKH. Việc canh tác mới giúp sản xuất nông nghiệp thân thiện hơn với môi trường”.

Những giải pháp về canh tác đất dốc ứng phó, TUVBĐKH đã được đề cập tới như: nghiên cứu và phổ biến các giống cây trồng, vật nuôi TUVBĐKH; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên di truyền; khuyến khích các hệ thống canh tác nơng lâm kết hợp; cải thiện cơ sở hạ tầng để thu giữ nước với quy mô nhỏ để sử dụng nước; cải thiện phương thức quản lý đất (tăng khả năng thấm nước và giữ nước); chuyển giao công nghệ mới (FAO, 2007) (xem [29]).

Trong bối cảnh BĐKH, nông nghiệp và các hệ thống sản xuất lương thực cần phải được cải thiện để bảo đảm ANLT trong tương lai. Để làm được điều đó nơng nghiệp cần phải TUVBĐKH, cũng như góp phần giảm nhẹ BĐKH. Đó là những thách thức và cần phải được giải quyết liên tục (FAO, 2013) (xem [30]). Trong đó, cần đặc biệt chú trọng tới việc phòng ngừa, giải quyết vấn đề hạn hán trong sản xuất nơng nghiệp, bởi nó chiếm tới 85% các tác động của thiên tai gây thiệt hại lớn tới nông nghiệp ở các nước đang phát triển (FAO, 2015) (xem [45]).

Những nghiên cứu trên thế giới về canh tác TĐD nhìn chung có đánh giá cao tầm quan trọng của canh tác TĐD vì nó góp phần quan trọng trong cung cấp lương thực cho con người và vật ni. Tuy nhiên, một số cơng trình nghiên cứu cũng chỉ ra canh tác TĐD khó phát triển được quy mơ lớn vì đất hay bị chua, thiếu nước tưới...Gần đây, FAO đã chỉ ra để bảo đảm ANLT trong tương lai thì sản xuất nơng nghiệp phải TUVBĐKH và góp phần giảm nhẹ BĐKH...nhưng nó là vấn đề đầy thách thức và đòi hỏi phải được giải quyết liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)