Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 50 - 52)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3.2. Nghiên cứu canh tác trên đất dốc tại Việt Nam

Đất dốc tại Việt Nam là hợp phần quan trọng hàng đầu trong hệ sinh thái - nhân văn toàn quốc, chiếm 3/4 lãnh thổ và là địa bàn cư trú của hàng chục triệu người thuộc tất cả 54 dân tộc anh em, chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Đất dốc bao gồm các khu vực gò đồi, cao nguyên, núi thấp và núi cao phân bố ở cả 08 vùng sinh thái trong toàn quốc, với diện tích khoảng 24,862 triệu ha. Tuy nhiên, ở hai vùng: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long diện tích đất dốc chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nên chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên (xem [24]).

Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 150 (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nơng lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 150 đến 250 chiếm khoảng 16,4%, cịn lại là đất có độ dốc lớn hơn 250 có diện tích 12,1 triệu ha (chiếm 61,7% tồn quốc và 54,9% diện tích đất đồi núi). Đây là khu vực nhạy cảm, dễ biến động khi có sự thay đổi về điều kiện sinh thái, đặt biệt là thảm thực vật. Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 250 chịu xói mịn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 02 - 03 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hố (xem [6], [8], [24]).

Từ thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chương trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào vấn đề đánh giá đất, xây dựng các mơ hình sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi,...(xem [11]).

Canh tác TĐD tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là việc canh tác không hợp lý. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1992) đã chỉ ra những hạn chế của canh tác trên VĐD là: xói mịn rửa trơi, thiếu nước, khơ hạn, địa hình khơng đồng đều, phụ thuộc nhiều vào điều kiện KTXH bên ngồi, tập qn thơ sơ, đầu tư thấp, thiếu vốn để kinh doanh các loại cây trồng có hiệu quả cao nhưng dài ngày, tiếp cận tiến bộ khoa học khó khăn, có những quan điểm sai lệch về canh tác TĐD, cơ sở hạ tầng yếu kém (xem [8], [11]).

Vấn đề giảm thiểu xói mịn đất dốc đang ngày càng được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý. Nhiều mơ hình bảo vệ đất được nghiên cứu, thử nghiệm trên các ô thực nghiệm như dùng các băng chắn bằng cây phân xanh, cỏ Vetiver, đá hoặc dừng mương bờ đồng mức,... Các biện pháp bảo vệ đất này cho kết

quả khá tốt với mức độ giảm thiểu tốc độ xói mịn có thể lên đến 96% so với đối chứng (Thái Phiên, 1998; Phan Sơn Hải, 2007). Một cách tiếp cận khác về giải pháp Quản lý, bảo vệ đất dốc trên cơ sở phương pháp truyền thống để sản xuất nông nghiệp bền vững cũng đã được nghiên cứu đưa ra (Nguyễn Văn Thiết, Trần Đức Toàn và Phạm Quang Hà) (xem [13]).

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây về vấn đề nông nghiệp và BĐKH là đáng chú ý hơn cả: vấn đề ANLT không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng (Đ.X. Học, 2009); thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng (H.L.Thuần, 2008); sản xuất nông nghiệp chịu chi phối và nhạy cảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu (MARD, 2009, N.H. Sơn, 2009). Vì vậy, những thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp và dẫn tới làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu tư (T.V. Thể, 2009) (xem [39]).

Theo Nguyễn Ngọc Mai, Đào Thế Anh (CASRAD), sự thay đổi bất thường của lượng mưa là một trong những biểu hiện của quá trình BĐKH. Ở Việt Nam mùa mưa thay đổi, lượng mưa biến đổi thất thường không tuân theo quy luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nơng nghiệp. Miền núi phía Bắc là vùng núi cao nhiệt độ mùa đông thấp, mùa khô kéo dài hơn ở Đồng bằng Bắc bộ, số tháng có lượng mưa < 50 mm/tháng ở vùng núi Tây Bắc là từ tháng 3 - 5, vùng Đông Bắc từ tháng 9 - 5, vùng Đồng bằng Bắc bộ từ tháng 3 - 4. Vậy, qua lượng mưa thấp nhất trong năm cho thấy Miền núi phía Bắc vấn đề mất ANLT của vùng này là xảy ra vào các tháng mùa khô và mùa lạnh.

Như vậy, với những cơng trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề canh tác TĐD đề cập tới việc canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD nhưng canh tác cây trồng nơng nghiệp TĐD bền vững và TUVBĐKH vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể. Sản xuất nơng nghiệp TUVBĐKH đang là những thách thức, nhất là canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD. Trong tương lai, Việt Nam khó có thể tránh khỏi việc mất các đồng bằng châu thổ do NBD. Do vậy, ngay bây giờ Việt Nam cần hướng tới quỹ đất dốc rộng lớn để sản xuất nơng nghiệp...nhưng nó cũng đang là khó khăn, thách thức! Và để góp phần giải quyết những khó khăn, thách thức này, Đề tài nghiên cứu

mong muốn chỉ ra được một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp TĐD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)