Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 26 - 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.1. Biểu hiê ̣n biến đởi khí hậu ở tỉnh Hịa Bình

1.2.1.1. Biểu hiện chung quy mơ tồn tỉnh a) Sự thay đổi của nhiê ̣t độ

Đối với nhiệt độ, xu thế diễn biến được xác định trên cơ sở chuỗi số liệu trung bình nhiều năm (°C) và xu thế diễn biến lượng mưa được xác định thông qua chuỗi số liệu tổng lượng mưa năm (mm).

Trong 38 năm qua (1973 - 2010), nhiệt độ trung bình năm ở Hịa Bình tăng khoảng 1,1°C. Trong đó, nhiệt độ trung bình tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông) ở trạm Chi Nê tăng khoảng 1,6°C, còn nhiệt độ tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) tăng khoảng 0,4°C; trạm Hịa Bình có nhiệt độ trung bình tháng I tăng khoảng 2,0°C và tháng VII tăng là 0,5°C, tượng tự với trạm Kim Bôi và Lạc Sơn nhiệt độ tháng I và tháng VI tăng lần lượt là 1,7°C, 1,4°C, 0,6°C và 0,5°C (xem [20]).

Hình 1.1. Xu thế diễn biến nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và năm của 4 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi và Lạc Sơn (Nguồn:xem [20])

b) Sự thay đổi của lượng mưa

Lượng mưa mùa mưa ở cả 04 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi và Lạc Sơn đều có xu hướng giảm. Trong đó, 02 trạm Chi Nê và Kim Bơi có xu thế giảm mạnh, trạm Hịa Bình và Lạc Sơn có xu hướng giảm nhẹ hơn (Hình 1.2).

Hình 1.2. Xu thế diễn biến của lượng mưa trong mùa khô, mùa mưa và năm của 4 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi và Lạc Sơn (Nguồn: xem [20])

c) Thiên tai, hiê ̣n tượng TTCĐ

Trong những năm gần đây, thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên gia tăng.

Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): theo thống kê từ năm 2001 đến 2010 đã có 19

cơn bão và 03 ATNĐ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh Hịa Bình, gây ra những đợt mưa to trên diện rộng, vừa góp phần chấm dứt tình trạng hạn hán kéo dài nhưng cũng gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân (xem [20]).

Lũ lụt: từ năm 2001 đến năm 2010, do ảnh hưởng của các cơn bão như: bão số

03, số 05 (năm 2003); ATNĐ, bão số 02, số 04 (năm 2004); bão số 03, số 06, số 07 (năm 2005); bão số 05, số 06 và 01 đợt ATNĐ (do ảnh hưởng gián tiếp của cơn bão số 03) (năm 2006); bão số 01, số 05 và 02 đợt ATNĐ (một đợt do ảnh hưởng của cơn bão số 05) (năm 2007); bão số 04 và bão số 06 (năm 2008); bão số 04 và số 07 (năm 2009); bão số 01, số 02, số 03 (năm 2010) đã gây ra các trận mưa to đến rất to và kéo dài nhiều

ngày, những nơi có lượng mưa lớn nhất như các huyện: Đà Bắc, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Tân Lạc và Thành phố Hồ Bình. Một số nơi có tổng lượng mưa ngày lớn lên tới 350 mm như huyện Đà Bắc và huyện Yên Thuỷ. Năm 2005 cơn bão số 06, số 07 và năm 2007 (ATNĐ do ảnh hưởng của cơn bão số 05) đã gây mưa to trên tồn tỉnh, lượng mưa bình qn từ 100 đến 250 mm đã gây ra lũ quét và làm ngập úng tại nhiều xã trong tỉnh (xem [20]).

Hạn hán: theo tài liệu khí tượng thủy văn (KTTV) từ 30 - 40 năm trở lại đây, hạn

hán xảy ra ở Hịa Bình ít khắc nghiệt và ít nghiêm trọng, phổ biến hàng năm có hạn nhẹ và vài năm có hạn vừa cục bộ ở một số nơi. Ít khi có hạn xảy ra 02 năm liên tiếp: từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 05 đợt hạn đáng kể là các đợt hạn từ cuối năm 1982 đến đầu năm 1983; cuối năm 1986 đến đầu năm 1987; cuối năm 1991 đến đầu năm 1992; cuối năm 1992 đến đầu năm 1993; cuối năm 1997 đến đầu năm 1998. Phương pháp xác định hệ số hạn đã được áp dụng để tính tốn cho đợt hạn cuối năm 1992 đầu năm 1993. Đây là năm xảy ra hạn nặng trên diện rộng vào vụ đông xuân 1992/1993 với ảnh hưởng lớn của hiện tượng El-Ninô hoạt động mạnh từ tháng II/1993 đến tháng VIII/1993 làm cho nhiều vùng bị hạn hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.

Hình 1.3. Bản đồ phân vùng hạn của tỉnh Hịa Bình từ tháng XI-1992 đến tháng III-1993 (Nguồn: xem [20])

1.2.1.2. Biểu hiện BĐKH trên địa bàn huyện Cao Phong

Cùng với những biểu hiện chung về BĐKH trên phạm vi tồn tỉnh Hịa Bình thì tại địa bàn huyện Cao Phong cũng được nhân dân địa phương trực tiếp quan sát và cảm nhận được những thay đổi của thời tiết, khí hậu trong thời gian dài vài chục năm trở lại đây:

Kết quả điều tra 30 hộ dân có thời gian sinh sống hàng vài chục năm trên địa bàn huyện Cao Phong, 30/30 hộ (chiếm 100% số người cùng ý kiến) đều có nhận định:

“thời tiết ở huyện Cao Phong nói riêng, tỉnh Hịa Bình nói chung có sự thay đổi thất thường”.

Hầu hết tất cả các hộ dân được điều tra cho biết thời gian diễn ra thiên tai, TTCĐ như bảng sau:

Bảng 1.1: Thời gian diễn ra các hiện tượng thời tiết thất thường ở huyện Cao Phong

Thiên tai, thời tiết cực đoan Tháng 01 T háng 0 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Hạn hán x x x x x x Lũ lụt x x x x x Nắng nóng x x x x x x Rét đậm rét hại x x Bão, áp thấp nhiệt đới x x x x x Mưa đá x x x x

(Nguồn: số liệu tác giả điều tra năm 2015)

Tính chất và mức độ xuất hiện của thiên tai, TTCĐ đã được các hộ dân nhận định, được tổng hợp tại bảng 1.2:

Bảng 1.2: Đánh giá tính chất và mức độ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan tại huyện Cao Phong

TT Thiên tai, thời

tiết cực đoan Tính chất và mức độ xuất hiện

Đánh giá sự thay

đổi

Tỷ lệ ngƣời có cùng ý kiến

1 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cường độ

mạnh hơn ++ 100%

2 Lũ lụt Đến sớm, mức độ mạnh hơn ++ 100%

3 Nắng nóng

Đợt nắng nóng kéo dài và ngày có nắng nóng nhiều hơn; mùa đơng, mùa xuân ban ngày trời nắng nóng, chiều tối và đêm thì lạnh.

++ 100%

4 Rét đậm, rét hại Các đợt khơng khí lạnh ít đi, nhưng số ngày lạnh dài hơn và lạnh hơn.

++ 100%

5 Bão, áp thấp nhiệt đới

Số lượng cơn bão nhiều hơn và mùa mưa bão kéo dài hơn, cường độ mạnh hơn

++ 100%

6 Mưa đá Xuất hiện mưa đá - 70%

(Nguồn: số liệu tác giả điều tra năm 2015) Trong đó: ++: thay đổi rất rõ +: ít thay đổi -: không thay đổi

Qua bảng 1.3 và bảng 1.4, cho ta thấy thiên tai, TTCĐ xuất hiện trên địa bàn huyện Cao Phong có sự thay đổi rất rõ về tính chất và mức độ xuất hiện (hạn hán; lũ lụt; nắng nóng; RĐRH; bão, ATNĐ) chiếm tới 100% số ý kiến được phỏng vấn. Hiện tượng mưa đá có xuất hiện trên địa bàn huyện Cao Phong nhưng tính chất và mức độ xuất hiện hầu như không thay đổi (chiếm 70% số ý kiến).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp canh tác cây trồng nông nghiệp trên đất dốc thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh hòa bình (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)