CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu về tài nguyên nƣớc tỉnh Kiên Giang và vùng
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vùng ĐBSCL, có một số công trình/dự án nghiên cứu sau đây:
+ Chƣơng trình BDP (Chƣơng trình quy hoạch lƣu vực-Basin Development Programme) của UHMCQT, giai đoạn 1 (2002-2006) đã xem xét và đánh giá ban đầu về hiện trạng phát triển của lƣu vực về nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy điện, thủy văn, tập hợp các dự án phát triển của các quốc gia làm cơ sở cho định hƣớng quy hoạch phát triển lƣu vực một cách bền vững.
+ Chƣơng trình môi trƣờng (EP): Chƣơng trình chủ yếu theo dõi và đánh giá về chất lƣợng và môi trƣờng nƣớc, chủ yếu trên dòng chính và một số sông nhánh.
+ Dự án Đánh giá tác động môi trƣờng của dự án giao thông thủy thƣợng lƣu Mê công, sử dụng phần mềm tính toán do Đại học Vũ Hán lập, đã nghiên cứu tác động của việc phá đá nổ mìn phục vụ giao thông thủy ở 4 nƣớc thƣợng lƣu đến thay đổi dòng chảy đến hạ lƣu, đã định lƣợng đƣợc một số tác động đối với Thái lan và Lào, định tính các tác động đến hạ lƣu Mê công ở Việt Nam và Campuchia. Nghiên cứu này cho thấy không có ảnh hƣởng đáng kể nào của dự án này đến nƣớc ta, cả về dòng chảy và môi trƣờng.
+ Đánh giá tác động của dự án thủy điện Nam Theun 2 (Lào) của ADB. + Dự án của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2004, đã thực hiện đánh giá các phƣơng án phát triển hạ lƣu sông Mê Công với sự hỗ trợ của bộ công cụ DSF (công cụ quyết định và hỗ trợ) để đánh giá tác động của các kịch bản phát triển trên lƣu vực sông Mê Công. Nghiên cứu đã sơ bộ đánh giá đƣợc tác động các kịch bản đến thay đổi chế độ dòng chảy sông Mê Công, tác động đến giao thông thủy, thủy sản, đến lũ và xâm nhập mặn ở hạ lƣu. Có thể coi đây là nghiên cứu tổng hợp có ý nghĩa nhất về nguồn nƣớc trong phạm vi toàn lƣu vực có xét đến các yếu tố chính về nguồn nƣớc và sử dụng nƣớc do vậy có một ƣớc lƣợng về dòng chảy cho các nƣớc hạ lƣu Mê Công.