KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Biến đổi khí hậu trên lƣu vực sông Mê Kông và mực nƣớc biển dâng tác động mạnh mẽ đến dòng chảy tỉnh Kiên Giang. Theo kịch bản RCP 4.5, RCP 8.5, lƣợng mƣa năm, mƣa mùa khô có xu thế giảm, nhiệt các tháng có xu thế tăng, mực nƣớc biển có xu thế dâng cao, tác động đến nguồn nƣớc tài nguyên nƣớc vào mùa cạn và thay đổi xâm nhập mặn của tỉnh Kiên Giang.
Kết quả đánh giá cho thấy nền nhiệt độ tăng đáng kể trong các tháng mùa cạn, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng 5 khoảng 29oC; lƣợng mƣa mùa cạn có xu hƣớng giảm, đặc biệt là các tháng 3 - 4 có thể giảm tới 26%. Lƣợng mƣa giảm, nhiệt độ tăng, nhu cầu nƣớc cho nông nghiệp sẽ tăng, hạn hán gia tăng. Đặc biệt, là khi nguồn nƣớc từ thƣợng lƣu đổ về giảm, nhiệt độ tăng cao lớn nhất trong năm, sẽ càng làm trầm trọng hạn hán và gia tăng xâm nhập mặn.
Đối với mực nƣớc, đánh giá xu thế đặc trƣng tại 2 trạm đo mực nƣớc tỉnh Kiên Giang đều cho thấy mực nƣớc biển trong các năm qua đều có xu hƣớng tăng (với đặc trƣng lớn nhất có xu thế tăng trung bình là 0,56cm/năm đối với trạm Kiên Giang và 0,8cm/năm đối với trạm Xẻo Rô, với đặc trƣng mực nƣớc nhỏ nhất, thay đổi tƣơng ứng là còn mực nƣớc nhỏ nhất là 0,7 cm/năm và 0,4 cm/năm) đây chính là minh chứng xu thế phản ánh tác động của biến đổi khí hậu đến mực nƣớc biển tại vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Đồng thời với xu hƣớng gia tăng mực nƣớc biển, thì mực nƣớc đầu nguồn tại sông Hậu chảy vào ĐBSCL có xu hƣớng giảm cả ở đặc trƣng lớn nhất và nhỏ nhất và đây chính là biểu hiện tác động của BĐKH đến suy giảm dòng chảy vào ĐBSCL.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở hạ lƣu lƣu vực sông Mê Công, có chế độ thủy lực phức tạp, việc đánh giá không thể xem xét một cách riêng lẻ
cho từng tỉnh, mà cần xem xét trong bối cảnh của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhƣ vậy, mô phỏng chế đột hủy lực là rất phức tạp, cần có công cụ đủ hiện đại đủ mạnh để thực hiện. Trên cơ sở đó học viên đã đƣợc kế thừa sử dụng mô hình thủy lực ISIS để nghiên cứu cách thiết lập, phân tích Để đánh giá tác động tổng hợp của thay đổi nguồn nƣớc thƣợng lƣu và Biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn tỉnh Kiến Giang. Trong đó các bƣớc thực hiện bao gồm: Đánh giá mạng lƣới sông suối kênh rạch của tỉnh Kiên Giang; phân tích đánh giá biên đầu vào của mô hình bao gồm biên lƣu lƣợng, mực nƣớc và mƣa của vùng nghiên cứu; thiết lập các file biên đầu vào và file kết quả. Trên cơ sở kết quả mô phỏng đƣợc trích xuất, phân tích đánh giá theo các kịch bản, ứng dụng phần mềm ARCGIS để xây dựng bản đồ xâm nhập mặn.
Kết quả đánh giá cho thấy mực nƣớc của các sông kênh rạch thuộc tỉnh Kiên Giang đều tăng, tăng lớn nhất vào tháng 2 và nhỏ nhất là vào tháng 1, mức nƣớc tăng chính là do tác động chính từ mực nƣớc biển dâng. Đối với dòng chảy, kết quả đánh giá cho thấy dòng chảy theo chiều từ sông Hậu bổ sung gia tăng ở hầu hết các kênh rạch vào thời kỳ đánh giá, thay đổi lớn nhất khoảng 10m3/s. Một số kênh rạch gia tăng dòng chảy đối với chiều nƣớc rút, nhƣ là tại kênh Cái Tàu, Kênh Xà Nô và kênh Ô Môn, giá trị thay đổi lớn nhất cũng khoảng 10m3/s.
Xu thế chủ yếu của thay đổi gia tăng lƣu lƣợng theo chiều dòng chảy từ sông Hậu vào các kênh, sẽ dẫn đến thay đổi độ mặn có xu hƣớng giảm, điều này cho thấy vai trò tác động lớn từ thủy triều trong mùa cạn, thời kỳ mà lƣu lƣợng thƣợng lƣu lƣu vực sông Mê Công đổ về vùng ĐBSCL là nhỏ nhất trong năm.
2. Khuyến nghị
- Trên cơ sở đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH đến TNN và xâm nhập mặn cần bổ sung đánh giá đến sử dụng đất của tỉnh kiên Giang.
- Nhƣ đã phân tích ở trên, thì vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động lớn từ chế độ khai thác sử dụng vùng hạ du, nên cần thiết phải tiếp tục
đánh giá ảnh hƣởng của hệ thống các công trình này đến chế độ dòng chảy và xâm nhập mặn của vùng.
- Tỉnh Kiên Giang, ngoài chịu tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy và xâm nhập mặn còn chịu tác động từ lũ thƣợng nguồn, nên cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động đến lũ và ngập lụt của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
2. Đào Xuân Học (2004). Đề tài cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế - xã hội - môi trường phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng Tháp Mười“.
3. Phân viện Khảo sát quy hoạch thủy lợi Nam Bộ (2012). Quy hoạch Thủy lợi tổng hợp ĐBSCL.
4. Trần Hồng Thái (2013). Đề tài KHCN cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long”. Viện Khoa học KTTV và BĐKH.
5. Tăng Đức Thắng (2006). Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ đánh giá và quản lý nguồn nước hệ thống thủy lợi có cống ngăn mặn và đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm ở ĐBSCL“.
6. Ủy ban Mê Công Việt Nam (2014). Nghiên cứu của về dòng chảy Mê Công dưới tác động của các đập thủy điện ở Trung Quốc
7. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2010). Dự án Đánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng
8. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2016). Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Tiếng Anh
9. Nijssen, B., O’Donnell, G. M., Hamlet, A. F., and Lettenmaier, D. P. (2001): Hydrologic sensitivity of global rivers to climate change, Climatic Change.
10. Hoanh, C. T., Guttman, H., Droogers, P., and Aerts, J. (2003): Water, Climate, Food And Environment Under Climate Change – The Mekong Basin In Southeast Asia, Tech. rep., International Water Management Institute (Sri Lanka), Mekong River Commission Secretariat (Cambodia), FutureWater (The Netherlands), Institute of Environmental Studies (The Netherlands).
11. Halcrow Group Limited (2004). Technical Reference Report DSF 620 SWAT and IQQM, ISIS Models Water Utilisation Project Component A: “Development of Basin Modelling Package and Knowledge Base (WUP-A), Mekong River Commission, Phnom Penh, Cambodia”.
12. IPCC, 2007: Fourth Assessment Report: Climate Change 2007. Working Group I Report “The Physical Science Basis”. URL: http://www.ipcc.ch/ipccreports/ ar4–wg1.htm.
13. World Bank, 2007: The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research Working Paper 4136. URL: http://go.worldbank.org/775APZH5K0.
14. Mekong River Commission (2009). Adaptation to climate change in the countries of the Lower Mekong Basin: “regional synthesis report, MRC Technical Paper No 24”.
15. Mekong River Commission (2010). Impacts of climate change and development on Mekong flow regimes, First assessment-2009, MRC Technical Paper No 29.
16. Mekong River Commission (2011). Assessment of. Basin – wide Development Scenarios, Main Report.