Các nghiên cứu trong nƣớc về đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy mùa cạn và diễn biến xâm nhập mặn tỉnh kiên giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về các nghiên cứu về tài nguyên nƣớc tỉnh Kiên Giang và vùng

1.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là đồng bằng lớn nhất của Việt Nam nằm ở hạ lƣu lƣu vực sông Mê Công, chiếm 79% diện tích toàn bộ các châu thổ và bằng khoảng 5% diện tích toàn lƣu vực sông Mê Công. ĐBSCL là đồng bằng quan trọng nhất của nƣớc ta, với diện tích đất nông nghiệp, thủy sản khoảng 3,2 triệu ha; ĐBSCL đã cung cấp sản lƣợng lƣơng thực chiếm hơn 50% của cả nƣớc (là nền tảng an ninh lƣơng thực Quốc gia), xuất khẩu thủy sản hơn 60%... Chính vì tầm quan trọng của vùng đối với sự phát triển chung của đất nƣớc, trong phạm vi quốc gia đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề: Phát triển nguồn nƣớc; Quản lý nguồn nƣớc; các biện pháp công trình, phi công trình nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL… Thành tựu cơ bản của các kết quả nghiên cứu khoa học đối với ĐBSCL là đã đánh giá đƣợc tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, đƣa ra đƣợc

chiến lƣợc chung sống với lũ và phát triển thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL trong thời gian qua. Các nghiên cứu chính đƣợc phân tích, liệt kê nhƣ sau:

Từ sau ngày giải phóng (1975) vấn đề nghiên cứu, quy hoạch ĐBSCL (chủ yếu là quy hoạch thủy lợi) mới đƣợc chú trọng nhằm mục đích phát triển nông nghiệp, xây dựng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lƣơng thực cho cả nƣớc. Những nghiên cứu này ở các cấp độ chuyên sâu khác nhau đã đề cập đến các vấn đề:

i. Cơ sở khoa học xâm nhập mặn; ii. Cơ sở khoa học về lũ ở ĐBSCL;

iii.Vấn đề ngọt hóa cho các hệ thống ven biển; iv. Giải pháp kiểm soát lũ cho các vùng ngập lũ; v. Cải tạo đất phèn….

- Dự án “Quy hoạch Thủy lợi tổng hợp ĐBSCL” (Phân viện KSQHTLNB, 2005) đã khảo sát 3 phƣơng án phát triển ở ĐBSCL (PT-01, PT-02 và PT-03), trong đó phƣơng án PT-03 giống với PT-01 nhƣng có xét đến yêu cầu dùng nƣớc ở thƣợng lƣu tăng thêm 425m3

/s kết hợp với nƣớc biển dâng cao thêm 0,25m, Campuchia lên đê bao 50% diện tích vùng ngập… Kết luận của dự án là phƣơng án PT-03 có diễn biến mặn không chấp nhận đƣợc, phải giải quyết bằng đàm phán với các nƣớc thƣợng lƣu. Rõ ràng rằng số kịch bản phát triển ở thƣợng lƣu chƣa đƣợc đầy đủ nhƣ nghiên cứu của Uỷ hội Mê Công Quốc tế, các kịch bản phát triển ở ĐBSCL cũng còn ít, tổ hợp kịch bản phát triển thƣợng-hạ lƣu chƣa đƣợc xem xét đầy đủ.

- Nghiên cứu của Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên Môi trường

cũng đã đƣa ra một số kịch bản về tài nguyên nƣớc cho đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2070. Theo đó, vào năm 2070, tại lƣu vực sông Mê Kông, dòng chảy năm sẽ biến đổi trong khoảng từ (+4,2%) đến (-14,5%), dòng chảy mùa cạn biến đổi từ (-2,0%) đến (-24,0%) và dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng (+12,0%) đến (-5,0%).

- Năm 2010, dưới sự tài trợ của Đan Mạch, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã thực hiện Dự án Đánh giá tác động của BĐKH lên tài nguyên nƣớc và các biện pháp thích ứng. Mục tiêu lâu dài của dự án là tăng cƣờng năng lực của các ban ngành, tổ chức và của ngƣời dân Việt Nam trong việc thích nghi với tác động của BĐKH đến TNN, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu cũng nhƣ thiệt hại do BĐKH gây ra; khôi phục có hiệu quả các tác động này hoặc tận dụng các tác động tích cực của BĐKH; đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc mặt tại 7 lƣu vực sông của Việt Nam (Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long); Đề xuất các giải pháp thích ứng với sự thay đổi TNN do BĐKH gây ra. Trong công trình nghiên cứu này, đã tiến hành xây dựng các kịch bản dựa trên cơ sở kịch bản BĐKH (A2, B2) đến năm 2050 kết hợp với các kịch bản phát triển lƣu vực sông Mê Công, đồng thời phân tích các tác động của BĐKH đến dòng chảy vào Việt Nam, cụ thể là dòng chảy năm, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy mùa cạn, diễn biến ngập lụt và xâm nhập mặn. Dự án đã sơ bộ xác định những tác động tiềm tàng của BĐKH đến TNN ở ĐBSCL và đề xuất các giải pháp tổng thể ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng. Theo các kịch bản về BĐKH, dòng chảy năm trên sông Mê Công vào ĐBSCL, trung bình thời kỳ 2010-2050 tăng khoảng 4-6% so với thời kỳ 1985-2000, dòng chảy mùa lũ thời kỳ 2010-2050 chỉ tăng khoảng 5- 7% trong khi đó dòng chảy mùa cạn tăng khoảng 10%.

- Năm 2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hồng Thái và cộng sự tại công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long” đã xác định đƣợc các thách thức, ảnh hƣởng của BĐKH đến vùng ĐBSCL, đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc, bảo đảm nguồn nƣớc phục vụ phát triển bền vững ở ĐBSCL:

+ Thách thức về thiếu hụt dòng chảy vào ĐBSCL: Dòng chảy trung bình một tháng nhỏ nhất tổng cộng vào ĐBSCL có thể giảm tới 3,5 tỷ m3 nƣớc; dòng chảy trung bình ba tháng nhỏ nhất tổng cộng vào ĐBSCL có thể giảm tới 13 tỷ

m3 nƣớc. Dòng chảy trung bình mùa cạn tổng cộng vào ĐBSCL có thể giảm tới 30 tỷ m3 nƣớc.

+ BĐKH có thể làm khắc nghiệt hơn các thiên tai về nƣớc, dòng chảy cạn suy giảm, dòng chảy lũ gia tăng: Dòng chảy trung bình một tháng lớn nhất tổng cộng vào ĐBSCL có thể tăng tới 3,6 tỷ m3; dòng chảy trung bình mùa lũ tổng cộng vào ĐBSCL có thể tăng tới 40 tỷ m3; dòng chảy mùa lũ gia tăng dẫn đến diện ngập lụt gia tăng, ảnh hƣởng đến các sử dụng đất của các ngành kinh tế.

Kết quả của đề tài này là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà khoa học trong công tác nghiên cứu tài nguyên nƣớc, quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc ở ĐBSCL.

- Năm 2016, Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [8]. Với các nội dung chính là:

+ Xác định nguồn nƣớc cho tỉnh Kiên Giang bao gồm tài nguyên khí hậu và mạng lƣới sông ngòi, chế độ dòng chảy tại sông Hậu và các sông kênh trong nội tỉnh.

+ Đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt, nƣớc ngầm của tỉnh

+ Phân tích, đánh giá nguồn lực xã hội trong phát triển kinh tế xã hội + Đánh giá quá trình phát triển kinh tế xã hội

+ Đánh giá quá trình phát triển thủy lợi của Tỉnh

+ Đánh giá tình trạng thiên tai của tỉnh gồm hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng

Để thực hiện đƣợc các nghiên cứu trên đây đã có nhiều mô hình thủy lực và chất lƣợng nƣớc đƣợc phát triển phục vụ cho việc giải quyết các bài toán lũ, hạn và mặn ở ĐBSCL cũng nhƣ phục vụ đánh giá hỗ trợ đề xuất các giải pháp thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất và nƣớc điển hình nhƣ các mô hình:

+ KOD01 (1974), KOD.WQPS (2004);

+ KOD02 (bài toán tràn đồng 2 chiều, 1985) ;

+ TLUC (1986-1993), HYDROGIS (2002), Mike 11; + DUFLOW;

+ SWAT, IQQM, iSIS.

- Đối với nghiên cứu về xâm nhập mặn, đã có rất nhiều nghiên cứu về xâm nhập mặn vùng ĐBSCL nhƣ nghiên cứu về đặc điểm xâm nhập mặn của ĐBSCL do GS Nguyễn Nhƣ Khuê thực hiện năm 1994. Nghiên cứu về xâm nhập mặn ở Việt Nam do GS. TSKH Nguyễn Ân Niên và KS Nguyễn Văn Lân thực hiện năm 1999 đã phác họa một bức tranh tổng quát về vấn đề xâm nhập mặn cho thời kỳ 1993 - 1998, giải bài toán thủy lực để tính toán, dự báo xâm nhập cho các vùng Nam Bộ, phân tích đề xuất một số giải pháp ứng phó đối với xâm nhập mặn. PGS. TS Lê Sâm đã chủ trì dự án “Khảo sát điều tra chua mặn ĐBSCL” năm 1993 - 2000. Trong khuôn khổ Chƣơng trình Bảo vệ Môi trƣờng và Phòng tránh thiên tai, Đề tài độc lập cấp nhà nƣớc KC08-18 “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” đuợc thực hiện từ X/2001 đến IX/2004 do PGS.TS. Lê Sâm làm chủ nhiệm đã có các nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về phân tích diễn biến xâm nhập mặn cho 14 năm (1991 - 2004), tác động ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến quy hoạch sử dụng đất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nƣớc dải ven biển phục vụ phát triển bền vững nông - lâm ngƣ - nghiệp các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL. Tác giả đã sử dụng các mô hình: SAL (Nguyễn Tất Đắc), VRSAP (Nguyễn Nhƣ Khuê), KOD (Nguyễn Ân Niên) và HydroGis (Nguyễn Hữu Nhân) để dự báo xâm nhập mặn cho một số sông chính theo các thời đoạn dài hạn (6 tháng), ngắn hạn (nửa tháng) và cập nhật (ngày). Kết quả của đề tài góp phần quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển thuộc ĐBSCL và các lợi ích khác về kinh tế - xã hội. Còn rất nhiều nghiên cứu, báo cáo dƣới các hình thức công bố khác nhau đã xây dựng các bản đồ xâm nhập mặn từ số liệu cập nhật và

xem xét nhiều khía cạnh tác động ảnh hƣởng các nhân tố địa hình, KTTV và tác động các hoạt động kinh tế đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Các nghiên cứu gần đây đã nhận định rằng, ĐBSCL là khu vực nhạy cảm cao rất dể bị tổn thƣơng dƣới ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (Nijssen và cs, 2001 [9]; Hoanh và cs, 2003 [10]; IPCC, 2007 [12]; World Bank, 2007 [13];...). Sự thay đổi lƣợng dòng chảy sông và sự dâng cao mực nƣớc biển là hai yếu tố chính gây ra bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy mùa cạn và diễn biến xâm nhập mặn tỉnh kiên giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)