Hình thiết lập thời gian và bƣớc thời gian mô phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy mùa cạn và diễn biến xâm nhập mặn tỉnh kiên giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 3 . ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY MÙA CẠN VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN

TỈNH KIÊN GIANG

3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang

Kịch bản phát thải khí nhà kính phục vụ cập nhật/xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, các chính sách khí hậu, các mục tiêu cụ thể trong mỗi kịch bản có phù hợp và khả thi với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Hình 3.1. So sánh giữa kịch bản phát thải (SRES) và nồng độ (RCP) [1]

Từ hình trên cho thấy sự tƣơng đồng và khác nhau giữa hai hình thức kịch bản, kịch bản phát thải khí nhà SRES từ các báo cáo lần lần thứ 4 (AR4, 2007) của IPCC trở về trƣớc và kịch bản nồng độ khí nhà kính RCP trong báo cáo mới nhất của IPCC (AR5, 2013). Trong kịch bản phát thải SRES thì họ kịch bản B1 và A1T đƣợc coi là kịch bản thấp; B2 và A1B là kịch bản trung bình; kịch bản

kính thì RCP2.6 là kịch bản thấp, kịch bản RCP4.5 là kịch bản trung bình-thấp, kịch bản RCP6.0 là kịch bản trung bình và kịch bản RCP8.5 là kịch bản cao.

Chúng ta thấy rằng với kịch bản phát thải thấp, qua kết quả phân tích và đánh giá ở trên cho thấy kịch bản RCP2.6 ẩn chứa rất nhiều điều không chắc chắn, thấp hơn rất nhiều so với kịch bản thấp B1 của SRES và khó có thể thực hiện đƣợc. Trong khi đó, kịch bản RCP4.5 có tính ổn định cao, các chính sách khí hậu và các mục tiêu cụ thể trong kịch bản có tính khả thi cao hơn so với kịch bản RCP2.6, kịch bản RCP4.5 khá tƣơng đồng với kịch bản phát thải thấp, lựa chon kịch bản này làm kịch bản thấp cho nƣớc ta khá phù hợp.

Kịch bản trung bình RCP6.0 khá giống với RCp4.5 cho đến 2060, sau nam 2060 thì có cao hơn một chút so với RCP4.5. Do vậy, nếu có thể thì chon RCP6.0 làm kịch bản trung bình cho Việt Nam là phù hợp bởi RCP6.0 phù hợp với hầu hết các nƣớc, bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Và đối với kịch bản cao, Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia khác, việc cập nhật kịch bản BĐKH và NBD cho trƣờng hợp kịch bản cao trên cơ sở kịch bản RCP8.5 cũng không ngoài mục đích nhằm bảo vệ tƣơng lai của đất nƣớc, của thế giới.

Do vậy, các kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp (RCP4.5), trung bình (RCP6.0) và cao (RCP8.5) đƣợc chọn để phục vụ trong tính toán kịch bản và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Tuy nhiên điều kiện thực tế, hạn chế về năng lực tính toán nên tôi lựa chọn kịch bản RCP4.5 là kịch bản đại diện cho trung bình-thấp vì thực tế kịch bản RCP.60 khá tƣơng đồng với kịch bản RCP4.5 cho đến 2060 và kịch bản cao là RCP8.5 để tính toán cho tỉnh Kiên Giang.

3.1.1. Phân tích xu thế biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang

Để nắm rõ hơn về diễn biến đặc trƣng khí tƣợng thủy văn trên tỉnh Kiên Giang, báo cáo sử dụng phƣơng pháp phân tích xu thế đƣờng thẳng. Việc phân tích dựa trên phƣơng pháp thống kê, từ đó đƣa ra phƣơng trình tuyến tính dƣới

dạng Y=aX+b. (Trong đó: Y thể hiện trị số yếu tố đƣa vào phân tích, X là biến thể hiện thời gian – năm và a là hệ số góc của đƣờng thẳng). Qua phƣơng trình này có thể hiểu, nếu a>0 là xu thế đang tăng, a<0 xu thế đang giảm, a=0 là xu thế không đổi. Giá trị a càng lớn thể hiện mức độ tăng của lƣợng mƣa càng lớn và ngƣợc lại.

3.1.1.1.Xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí

Xu thế biến đổi nhiệt trên tỉnh Kiên Giang đƣợc đánh giá thông qua trạm khí tƣợng Rạch Giá, với số liệu nhiệt độ đƣợc thu thập từ năm 1961 đến năm 2016. Qua phân tích đặc trƣng nhiệt độ trung bình các tháng và năm (Bảng 3.1, Hình 3.2 đến Hình 3.14) cho thấy :

- Nhiệt độ trung bình năm có xu hƣớng tăng khoảng 0.0083oC/năm.

- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng 5 khoảng 29oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 2 khoảng 26.6oC.

- Các tháng hầu hết có nhiệt độ trung bình tăng, tháng 4, 5, 8 và 11 có xu hƣớng nhiệt độ trung bình tăng, nhanh nhất 0.0153oC/năm. Trong khi đó tháng 2 xu thế nhiệt độ giảm khoảng 0.0029 oC/năm.

Bảng 3.1. Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ Rạch Giá

Thời gian Xu thế Hệ số I tăng 0,0039 II giảm -0.0029 III tăng 0.0079 IV tăng 0.0126 V tăng 0.0153 VI tăng 0.0083 VII tăng 0.006 VIII tăng 0.0126 IX tăng 0.0053 X tăng 0.0074 XI tăng 0.0138 XII tăng 0.0096

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ dòng chảy mùa cạn và diễn biến xâm nhập mặn tỉnh kiên giang luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 41 - 45)