CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU
3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang
3.1.1. Phân tích xu thế biến đổi khí hậu tỉnh Kiên Giang
Để nắm rõ hơn về diễn biến đặc trƣng khí tƣợng thủy văn trên tỉnh Kiên Giang, báo cáo sử dụng phƣơng pháp phân tích xu thế đƣờng thẳng. Việc phân tích dựa trên phƣơng pháp thống kê, từ đó đƣa ra phƣơng trình tuyến tính dƣới
dạng Y=aX+b. (Trong đó: Y thể hiện trị số yếu tố đƣa vào phân tích, X là biến thể hiện thời gian – năm và a là hệ số góc của đƣờng thẳng). Qua phƣơng trình này có thể hiểu, nếu a>0 là xu thế đang tăng, a<0 xu thế đang giảm, a=0 là xu thế không đổi. Giá trị a càng lớn thể hiện mức độ tăng của lƣợng mƣa càng lớn và ngƣợc lại.
3.1.1.1.Xu thế biến đổi của nhiệt độ không khí
Xu thế biến đổi nhiệt trên tỉnh Kiên Giang đƣợc đánh giá thông qua trạm khí tƣợng Rạch Giá, với số liệu nhiệt độ đƣợc thu thập từ năm 1961 đến năm 2016. Qua phân tích đặc trƣng nhiệt độ trung bình các tháng và năm (Bảng 3.1, Hình 3.2 đến Hình 3.14) cho thấy :
- Nhiệt độ trung bình năm có xu hƣớng tăng khoảng 0.0083oC/năm.
- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng 5 khoảng 29oC, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 2 khoảng 26.6oC.
- Các tháng hầu hết có nhiệt độ trung bình tăng, tháng 4, 5, 8 và 11 có xu hƣớng nhiệt độ trung bình tăng, nhanh nhất 0.0153oC/năm. Trong khi đó tháng 2 xu thế nhiệt độ giảm khoảng 0.0029 oC/năm.
Bảng 3.1. Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ Rạch Giá
Thời gian Xu thế Hệ số I tăng 0,0039 II giảm -0.0029 III tăng 0.0079 IV tăng 0.0126 V tăng 0.0153 VI tăng 0.0083 VII tăng 0.006 VIII tăng 0.0126 IX tăng 0.0053 X tăng 0.0074 XI tăng 0.0138 XII tăng 0.0096
Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm trạm Rạch Giá
Hình 3.4. Diễn biến nhiệt độ tháng 2 trạm Rạch Giá
Hình 3.6. Diễn biến nhiệt độ tháng 4 trạm Rạch Giá
Hình 3.8. Diễn biến nhiệt độ tháng 6 trạm Rạch Giá
Hình 3.10. Diễn biến nhiệt độ tháng 8 trạm Rạch Giá
Hình 3.12. Diễn biến nhiệt độ tháng 10 trạm Rạch Giá
Hình 3.14. Diễn biến nhiệt độ tháng 12 trạm Rạch Giá
3.1.1.2.Xu thế biến đổi của lượng mưa
Xu thế biến đổi mƣa trên tỉnh Kiên Giang đƣợc đánh giá thông qua các trạm khí tƣợng phân bố đều trên tỉnh, với số liệu mƣa đƣợc thu thập từ năm 1980 đến năm 2014.
Để đánh giá xu thế biến đổi mƣa, ta phân tích xu thế mƣa theo thời gian. Theo thời gian, mƣa trong vùng nghiên cứu đƣợc phân tích theo mùa: mùa mƣa và mùa khô, với mùa mƣa bắt đầu từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Mặt khác, còn đƣợc phân tích theo mƣa tháng từng cực trị, với mỗi năm chọn ra 1, 3 tháng mƣa lớn nhất và nhỏ nhất.
Qua kết quả thống kê nhiều năm tại một số trạm điển hình cho thấy:
Mưa năm: Trạm Rạch Giá xu thế có chiều hƣớng giảm. Xu thế đƣợc biểu hiện bởi hệ số góc tại trạm Rạch Giá a= -081.
Mùa mưa: Mùa mƣa tỉnh Kiên Giang từ tháng V đến tháng X. Mùa mƣa có xu thế giảm tại trạm Kiên Giang với hệ số góc a tƣơng ứng là -4.2.
Mùa khô: Mùa khô bắt đầu từ tháng XI và kéo dài đến hết tháng IV năm sau. Các trạm tại vùng nghiên cứu thì tổng lƣợng mƣa mùa khô có xu thế tăng, tại trạm Kiên Giang với hệ số a= +3,4.
Lượng mưa 1 tháng nhỏ nhất trong năm: Nhìn chung trên toàn vùng lƣợng mƣa 1 tháng nhỏ nhất có xu thế tăng, nhƣng rất ít hầu nhƣ không biến đổi nhiều.
Lượng mưa 3 tháng nhỏ nhất trong năm: Nhìn chung trên toàn vùng lƣợng mƣa 3 tháng nhỏ nhất có xu thế tăng tại các trạm, nhƣng không đáng đáng kể, khu vực có xu thế tăng cao nhất là trạm Xẻo Rô với hệ số 2.94.
Lượng mưa 1 tháng lớn nhất trong năm: có xu thế tƣơng tự nhƣ với mùa mƣa. Các trạm Kiên Lƣơng và Xẻo Rô có xu thế tăng nhƣng nhỏ hơn so với xu thế mùa mƣa. Xu thế giảm tại các trạm Tân Hiệp và Rạch Giá.
Lượng mưa 3 tháng lớn nhất trong năm : có xu thế tƣơng tự nhƣ mùa mƣa. Xu thế tăng lớn nhất tại trạm Kiên Lƣơng với hệ số 15.
Bảng 3.2. Xu thế biến đổi các đặc trƣng lƣợng mƣa mùa trạm Rạch Giá
Tên trạm
Thời kì quan
trắc
Mƣa năm Lƣợng mƣa mùa
mƣa
Lƣợng mƣa mùa khô
Xu thế Hệ số Xu thế Hệ số Xu thế Hệ số
Rạch Giá 1979-
2014 giảm -0.81 giảm -4.2 tăng 3.4
Bảng 3.3. Xu thế biến đổi các đặc trƣng lƣợng mƣa các tháng
Tên trạm Lƣợng mƣa 1 tháng nhỏ nhất Lƣợng mƣa 3 tháng nhỏ nhất Lƣợng mƣa 1 tháng lớn nhất Lƣợng mƣa 3 tháng lớn nhất Xu thế Hệ số Xu thế Hệ số Xu thế Hệ số Xu thế Hệ số Rạch
Giá tăng 0.168 tăng 1.375 giảm -1.922 giảm -2.929
Quá trình đặc trƣng mƣa tại trạm Rạch Giá đƣợc thể hiện dƣới hình sau đây :
Hình 3.15. Quá trình đặc trƣng mƣa trạm Rạch Giá
Quá trình diễn biến mƣa 1 tháng lớn nhất, 3 tháng lớn nhất, 1 tháng nhỏ nhất và 3 tháng nhỏ nhất tại trạm Rạch Giá đƣợc thể hiện dƣới hình sau đây :
Hình 3.17. Quá trình diễn biến mƣa 3 tháng nhỏ nhất
Hình 3.19. Quá trình diễn biến mƣa 3 tháng lớn nhất
3.1.1.3.Xu thế biến đổi mực nước
Mực nƣớc triều lớn nhất trong giai đoạn từ 1990-2017 tại 2 trạm Rạch Giá và Xẻo Rô có xu thế tăng nhẹ lần lƣợt là 0.66cm/năm, 0.81cm/năm.Trong 10 năm gần đây mực nƣớc đỉnh triều vẫn có xu hƣớng tăng và tăng lớn hơn tại trạm Rạch Giá là 1.56cm/năm.
Mực nƣớc triều nhỏ nhất trong giai đoạn 1990-2017 tại 2 trạm đều có xu thế tăng nhẹ với Trạm Rạch Giá là 0.7cm/năm và Xẻo Rô là 0.39cm/năm. Trong 10 năm gần đây mực nƣớc chân triều vẫn có xu hƣớng tăng và cụ thể là trạm Rạch Giá là 0.27cm/năm và trạm Xẻo Rô là 1.32cm/năm.
Sự biến động của hai mực nƣớc, mực nƣớc đỉnh triều cao nhất năm và mực nƣớc chân triều thấp nhất năm đƣợc phân tích tại hai trạm, theo ba thời đoạn 28 năm (1990-2017) và trong 10 năm (2007-2017).
Bảng 3.4. Biến động mực nƣớc
Tốc độ biến đổi
Rạch Giá Xẻo Rô
1990-2017 2007-2017 1990-2017 2007-2017
Δ(Hmax/max) 0.66 1.56 0.81 0.64
Hình 3.20. Quá trình mực nƣớc trạm Rạch Giá
Hình 3.22. Quá trình mực nƣớc lớn nhất năm trạm rạch Giá và Xẻo Rô
Hình 3.23. Quá trình mực nƣớc nhỏ nhất năm trạm rạch Giá và Xẻo Rô
Nhƣ vậy từ các xu thế đặc trƣng tại 2 trạm đo mực nƣớc tỉnh Kiên Giang đều cho thấy mực nƣớc biển trong các năm qua đều có xu hƣớng tăng, đây chính
là minh chứng xu thế phản ánh tác động của biến đổi khí hậu đến mực nƣớc biển tại vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Mực nƣớc tại các trạm thủy triều có xu hƣớng tăng, tuy nhiên mực nƣớc đầu nguồn tại song Hậu chảy vào ĐBSCL có xu hƣớng giảm cả ở đặc trƣng lớn nhất và nhỏ nhất (Hình 3.24, Hình 3.25) và đây chính là biểu hiện tác động của BĐKH đến suy giảm dòng chảy vào ĐBSCL.