.Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 25 - 52)

1.2.1. Các khái niệm làm việc

Biến đổi khí hậu (Climate Change)

Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. (Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, and Vũ Văn Thăng, 2010.)

Thời tiết (Weather)

Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa (Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, and Vũ Văn Thăng, 2010.)

Khí hậu (Climate)

Là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Lượng mưa là đại lượng thể hiện mức độ mưa nhiều hay ít. Nó được đo bằng độ sâu của nước mưa thu được trên một bề mặt phẳng. Lượng mưa thường được đo bằng đơn vị milimet. Dụng cụ để đo lượng mưa là máy đo lượng mưa.

Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC)

IPCC là tổ chức khoa học liên chính phủ, do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thành lập năm 1988. IPCC là tổ chức khoa học Liên Chính phủ của tất cả các nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới. IPCC không thực hiện các nghiên cứu mà chỉ tổng quan, đánh giá các thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế - xã hội mới nhất được công bố rộng rãi trên thế giới liên quan đến hiểu biết về BĐKH. (Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, and Vũ Văn Thăng, 2010.)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (Assess the impact of climate change)

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu là việc xác định các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu. Cần chú ý rằng ngoài các ảnh hưởng bất lợi, biến đổi khí hậu có thể có các ảnh hưởng có lợi. (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, 2011)

Ứng phó với BĐKH:

Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí

nhà kính (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn

cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH.

Kịch bản biến đổi khí hậu (Climate Change Scenario)

Là sự khác biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu hiện tại. Do kịch bản biến đổi khí hậu xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Sinh kế: Sinh kế (livelihood), một khái niệm thường được hiểu và sử dụng theo nhiều

Cách và ở những cấp độ khác nhau. Người đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers với nghĩa như sau: Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận ( sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống. (Chambers, Robert (1983). Tổ chức CRD ( Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID thì sinh keese bao gồm các khả năng, các tài sản ( bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiểm sống.( DFID, 1999)

Cộng đồng: Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu

chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng (Phạm Hồng Tung, 2014).

Hạn (Drought)

Hiện tượng thiếu hụt nước nghiêm trọng kéo dài, thường liên quan tới điều kiện thời tiết khô và thiếu hụt mưa kéo dài làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái, gây đói nghèo và dịch bệnh. Có 4 loại hạn chính bao gồm:

(i) Hạn khí tượng là sự thiếu hụt mưa bất thường đối với một khu vực cụ thể;

(ii) Hạn nông nghiệp là sự thiếu hụt nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu nước của cây trồng trong giai đoạn phát triển khác nhau; (iii) Hạn thủy văn đề cập đến sự duy trì

mực nước thấp ở các sông, suối và hồ chứa; hạn thủy văn thường có sự liên kết với hạn khí tượng; (iv) Hạn kinh tế - xã hội xảy ra khi nhu cầu về nước vượt quá khả năng cung để đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội. Siêu hạn (megadrought) là một đợt hạn xảy ra diện rất rộng, trong một giai đoạn dài bất thường, thường là một thập kỷ hoặc hơn.

Tri thức bản địa

PGS.TSKH. Trần Công Khánh và TS Trần Văn Ơn cho rằng: "Tri thức bản địa là hệ thống bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sức khoẻ, tổ chức cộng đồng, của một tộc người hoặc một cộng đồng tại một khu vực địa lý cụ thể. Nó được hình thành trong quá trình sống và lao động của cả cộng đồng, từ đàn ông, đàn bà, người lớn tuổi đến trẻ em. Nó được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền bằng miệng (Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn, 2005)

GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng: "Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích luỹ trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội" (Ngô Đức Thịnh, 1995)

1.2.2. Biến đổi khí hậu

Theo IPCC định nghĩa BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu ( IPCC, 2007).

Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa BĐKH là những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Năm 2008, theo chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phí với biến đổi khí hậu của Bộ tài nguyên và Môi trường đã đưa ra một khái niệm về biến đổi khí hậu.Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu

duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)

1.2.3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu

Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế- xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông-lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khi gây hiệu ứng nhà kính ( như N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu ( Al Gore, 2006). Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC, hàm lượng các khí nhà kính cơ bản (CO2, CH4, N2O) đều tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây( IPCC, 2007). Trong đó, tiêu thụ năng lượng do đốt các nhiên liệu hóa thạch đóng góp khoảng 46% vào tiềm năng nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9% tổng số các khí gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu. Sản phẩm hóa học (CFCs, halon…) 24% và các nguồn khác ( rác thải…) 3%.

1.2.4. Biến đổi khí hậu trên thế giới

Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Nhiều hậu quả không diễn biến theo một con đường thẳng. Thí dụ về mặt sinh thái, khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng khi khí hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy – đây là tác động có hai hậu quả đối nghịch với điều chúng ta dự kiến trong tương lai. (Cramer, W. et al, 1999).

- Núi băng biến mất

Hậu quả thấy rõ nhất của việc khí hậu nóng lên là lượng núi băng giảm xuống. Mặc dù lượng băng mất đi không chỉ tùy thuộc vào nhiệt độ mà còn vào mưa và ánh sáng-tuy nhiên nó vẫn có một quy luật chung: nơi nào không khí nóng thì nơi đó có số lượng băng, tuyết phủ giảm đi. Thompson thu thập các dữ liệu khoan được từ nhiều vùng nhiệt đới như Himalaya, Andes và nghiên cứu chúng tạ phòng thí nghiệm của mình

ở Ohio. Ông có thể chứng minh được, vào kỷ Holocene khí hậu nóng rất phổ biến tại các vùng núi nhiệt đới ở khắp nơi trên trái đất. Như vậy, nó không chỉ do yếu tố địa phương gây ra. (Sabine, C. L. et al, 1995).

- Mực nước biển đang dâng lên

Một trong những hậu quả có tính vật lý do khí hậu toàn cầu nóng gây ra là mực nước biển tăng lên. Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của khí hậu. Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc khí hậu toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 7o C thì mực nước biển thấp hơn hiện nay khoảng 120m và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu lục địa sang Anh quốc. Vào cuối thời băng giá, mực nước biển tăng nhanh, đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ.( Alley, R. B., Clark, P. U., huybrechts, P. & Joughin , 2005).

- Thời tiết cực đoan: Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội hay khô hạn là hậu quả của sự biến đổi khí hậu mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng.

Những đợt nắng nóng gay gắt.

Hàng loạt những kỷ lục về nhiệt độ bị xô đổ, hạn hán, cháy rừng cùng những hệ lụy xấu chưa bao giờ xuất hiện nhiều và liên tục đến như thế. Chính con người chứ không phải ai khác phải hứng chịu tất cả những hậu quả này. Bắt đầu với những năm đầu thế kỷ 20: Lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận những trận hạn hán, nắng nóng ghê gớm xảy ra tại các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi. Năm 1900, ở Ấn Độ đã xảy ra một trận nắng nóng gay gắt, không mưa và nhiệt độ tăng cao từ 40 – 45oC trong suốt nhiều ngày liên tục. Điều này đã dẫn tới hạn hán lớn, số người thiệt mạng dao động từ 250.000 tới gần 3,25 triệu người. Những năm tiếp theo là kỷ nguyên công nghiệp phát triển của con người, điều này đồng nghĩa với tần suất nắng nóng ngày một tăng lên. Tại Liên Xô, giai đoạn 1921-1922 đã có tới 5 triệu người chết khát vì không chịu nổi cái nóng và hạn hán kéo dài. Con số này còn lớn hơn tổng số người đã chết trong Chiến tranh Thế giới I (1914- 1919). Khoảng 20 năm sau, thế giới tiếp tục ghi nhận kỷ lục khủng khiếp được xác lập tại Trung Quốc: trong vòng 5 năm từ 1936 tới 1941, tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung

Quốc) đã có tới 2 trận nắng nóng khủng khiếp dẫn tới hạn hán,12 “kết liễu” sinh mạng của 2,5 triệu người. Đây cũng là tỉnh hiếm hoi ở Trung Quốc mà quanh năm hầu như không có mưa. Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng khoảng 20 đến 30 ngàn người. Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những thay đổi ngày càng tồi tệ của khí hậu.

Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.(S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber , 2008).

Bão lụt.

Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng. Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931- 1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.

Hạn hán.

Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng13 nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.

Hạn hán cũng nghiêm trọng ở nhiều khu vực khác ở châu Á. Tại Trung Quốc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 25 - 52)