3.1 .Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
3.3. Các tri thức bản địa trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng ngườ
người Dao xã Mỏ Vàng nhằm thích ứng với BĐKH
3.3.1. Tri thức bản địa và kinh nghiệm trong hệ thống canh tác, sản xuất nông
nghiệp
3.3.1.1. Phương thức sử dụng đất nông nghiệp, chọn đất
Chọn địa điểm trồng và làm đất: Do đặc điểm người Dao ở xã Mỏ Vàng sống ở lưng chừng núi, đất có độ dốc cao nên việc chọn đất để canh tác phù hợp là rất có ý
nghĩa. Họ chủ yếu vấn làm ruộng bậc thang và canh tác trên đất dốc. Diện tích lúa và quế chiếm đa số trong tổng số diện tích đất canh tác.
Khi tiến hành làm ruộng bậc thang, người Dao thường chọn những nơi đất có dốc vừa phải, bằng phẳng, có tầng canh tác dầy với điều kiện trước tiên là có thể dẫn nước vào hoặc làm ruộng bậc thang có thể hứng nước mưa từ chân dốc gần rừng phía trên. Không những thế, ruộng bậc thang phải có vị trí thuận lợi , đi lại dễ dàng. Nhờ có ruộng bậc thang mà hạn chế được sự xói mòn, tích tụ được màu mỡ cao hơn và canh tác được lâu dài hơn.Đặc biệt, khi trời mưa quá to, làm tràn ruộng thì dùng cuốc đào hoặc khoét một đường nhỏ khoảng 20-25cm để thoát nước, tránh để nước quá đầy làm vỡ bờ.
Việc chọn đất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mỗi vụ mùa sản xuất. Qua điều tra thực tế , khi chọn đất để trồng quế, người Dao thường tìm đến những nơi đất có màu vàng sậm hoặc màu nâu đen do lớp mùn phân hủy từ lá rừng rụng xuống, phủ lên hết lớp này đến lớp khác. Kinh nghiệm dân gian cho thấy, ở những nơi như vậy đất bao giờ cũng tơi, xốp, đồ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt hơn so với các loại đất khác và phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biết là Quế Văn Yên.
Trồng chuối thì không trồng ở nơi quá cao, khi mưa gió thất thường mà trồng nơi cao quá cây hay bị gió làm gãy, đổ. Trồng cây phải so le nhau để tận dụng ánh sáng cho cây khỏi bị cớm nắng.
3.3.1.2. Tập quán canh tác và công cụ sản xuất
Do địa hình sinh sống của cộng đồng người Dao tại xã Mỏ Vàng chủ yếu tập trung ở chân núi và ven bờ suối, mặc dù địa hình không bằng phẳng nhưng những thửa ruộng, đất vườn được người dân phân chia theo từng lô nhỏ có độ dốc vừa phải. Tập quán canh tác cũng gần giống với người kinh. cung cấp dinh dưỡng chính cho lúa. Họ chỉ sử dụng lượng phân hóa học rất it, chủ yếu
Canh tác lúa nước: Do ảnh hưởng của tập quán sản xuất cũ nên phương thức canh tác lúa nước của người Dao xã Mỏ Vàng cũng rất thô sơ, người dân ở đây chủ yếu sử dụng lượng phân của gia súc, gia cầm của gia đình làm nguồn là phân tổng hợp NPK vì vậy năng suất lúa còn thấp. Công cụ làm đất chủ yếu dựa vào sức kéo của trâu để cày bừa, người Dao ở đây cũng làm mà dược và cấy lúa như người kinh.
Người Dao ở Mỏ Vàng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng mình, nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Người dân đã biết chủ động thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng như chuyển đổi thời gian gieo mạ, gieo mạ muộn hơn thay vì gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 thì người dân chuyển sang gieo vào cuối tháng 2 , khi đó thời tiết ấm hơn, mạ ít bị chết rét hơn.
Đối với trà lúa mùa sớm chủ yếu sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung đến ngắn, có năng suất, chất lượng khá; đối với trà lúa mùa chính vụ sử dụng các giống lúa có năng suất chất lượng tốt trong bộ cơ cấu giống của tỉnh. Trà lúa mùa sớm tập trung gieo mạ từ 01-10/06, cấy kết thúc trước 25/6; trà chính vụ gieo mạ từ 20-30/06 và cấy kết thúc trước 20/7.
Trong sản xuất lâm nghiệp, người dân cũng chủ động thay đổi thời vụ một cách linh hoạt theo điều kiện thời tiết khí hậu, chỉ mang cây con đi trồng sau khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để đảm bảo cây trồng có thể sống được.
3.3.2. Các tri thức bản địa của người dân về dự báo thời tiết