.Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 52 - 57)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

• Vị trị địa lý

Xã Mỏ Vàng có tọa độ địa lý từ 21°44′7″ độ vĩ bắc 104°38′40″ độ kinh Đông. Xã Mỏ Vàng là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm ở phía Tây của huyện Văn Yên cách Trung tâm huyện 30km.

Hình 2.1. Bản đồ xã Mỏ Vàng

Nguồn: Nguyễn An Thinh at al (2019)

Phía Bắc giáp xã Đại Sơn huyện Văn Yên

Phía Nam giáo xã An Lương huyện Văn Chấn và xã Kiên Thành huyện Trấn Yên Phía Đông giáp xã Viễn Sơn huyện Văn Yên.

Toàn xã có 11 thôn, bản với 931 hộ. Dân số hiện có 4314 người. Tổng số diện tích đất tự nhiên 9.956,50 ha. ( UBND xã Mỏ Vàng, 2017)

Cơ sở hạ tầng gia thông trên địa bàn của xã còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuyến đường liên huyện lộ An Lương- Mỏ Vàng chạy qua, chiều dài 18,0 (đi qua từ thôn Gốc Sấu, Khe Ngõa, Thác Cá, Cánh Tiên 1, Cánh Tiên 2, Khe Hóp rồi đến thôn Khe Đâm). Kết cấu là mặt đường đất. Mặt cắt 7.5m. Đường liên thôn chủ yếu là đường đất, chiều dài 26km, trong đó mặt đường rộng 1,5- 3,5m gồm các thông: Giàn Dầu 1, Giàn Dầu 2. Nền đường 1,0-2,5m gồm các thôn Khe Lóng 2, Khe Lóng 3 và Khe Đâm đi Khe Sung. (UBND xã Mỏ Vàng, 2017)

•Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất. Tài nguyên đất Mỏ Vàng

Xã Mỏ Vàng có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.956,50 ha, trong quá trình quản lý và sử dụng được phân bố sử dụng như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp (gồm cả diện tịch đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất thủy sản) là: 9.502,01 ha, chiếm 95.4% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích là: 215,04 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích đất tự nhiên,

- Nhóm đất chưa sử dụng là: 239,45 ha, chiếm 2,4% tổng diện tích đất tự nhiên

Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất tại xã Mỏ Vàng, 2017

Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

95.4% 2.2% 2.4% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hiện trạng sử dụng đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 9.956,50 ha . Trong đó: - Đất nông nghiệp : 9.502,01 ha, trong đó:

+ Lúa nước: 60,32 ha (trong đó: lúa 1 vụ 60,32 ha, lúa 2 vụ 56,0 ha) + Đất trồng cây hàng năm còn lại: 217,56 ha

+Bình quân đầu người: 1.350,0 m2/người - Đất trồng cây lâu năm: 67,43 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: 2,50,0 ha - Đất lâm nghiệp: 8.903,4 ha

+ Đất rừng tự nhiên và phòng hộ: 2.443,9 ha

+ Đất rừng sản xuất: 4.843,80 ha (chiếm 48,6%), trong đó rừng sản xuất tự nhiên: 1.252,70 ha; rừng trồng sản xuất kinh doanh: 1.098,6 ha; đất có khả năng trồng rừng sản xuất: 1.862,8 ha.

- Đất phi nông nghiệp: 215,04 ha, trong đó: Đất ở:18,30 ha

Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: 1,46 ha Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,0 ha

Đất suối và mặt nước chuyên dùng: 71,60 ha - Đất phi nông nghiệp khác theo quy định: 12,13 ha - Đất chưa sử dụng: 239,45ha

• Đặc điểm khí tượng thủy văn. Khí hậu

Xã Mỏ Vàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân 1.800 – 2.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24ºc, độ ẩm không khí 81 – 86%.

Khí hậu tại khu vực huyện Văn Yên nói chung và xã Mỏ Vàng nói riêng nhìn chung tương đối ổn định, phù hợp với trồng trọt và chăn nuôi.Tuy nhiên, những năm gần đây thời tiết thường biến đổi thất thường, nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra dẫn đến tình trạng đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn. Cụ thể hiện tượng sương muối xuất hiện ở độ cao trên 600m, những

ngày nhiệt độ càng xuống thấp, số ngày có sương càng nhiều, bên cạnh đó cũng xuất hiện hiện tượng mưa đã ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ.

Thủy văn/tài nguyên nước

Mỏ vàng có mạng lưới sông, ngòi dày đặc, địa hình phức tạp. Có tuyến Ngòi Thia và Ngòi Thíp chảy qua địa bàn, dẫn đến địa bàn của một số thôn bản bị chia cắt như thôn Gốc Sấu, Khe Ngõa, Khe Hóp, Khe Lóng 2 và Khe Lóng 3.

Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Mỏ Vàng được cung cấp chủ yếu từ các con suối chảy qua xã, tập trung chủ yếu ở một số con suối lớn của xã như (suối Ngòi Thia và suối Ngòi Thíp và các khe nhỏ) chảy qua các thôn bản và nước mưa tự nhiên.

Nước ngầm: Đến nay trên địa bàn xã có 04 công trình nước sạch cung cấp nước cho 146 hộ, vì vậy trong thời gian tới tận dụng khả năng khai thác để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống và sản xuất của người dân.

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

• Dân số và nguồn nhân lực

Theo số liệu báo cáo năm 2017 của UBND xã Mỏ Vàng, toàn xã có 931 hộ với 4.314 nhân khẩu, lao động 1.972 người (trong đó nam chiếm 1.034 người, nữ 938 người ) tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,4%/năm.

• Thành phần dân tộc

Cũng theo báo cáo năm 2017 của UBND xã, trên địa bàn xã Mỏ Vàng chủ yếu có 5 dân tộc anh em chung sống. Trong đó: Dân tộc Dao chiếm 63,6%, dân tộc Tày chiếm 8,9%, dân tộc Mông chiếm 25,9%, dân tộc Thái chiếm 0,4%, dân tộc Kinh chiếm 1,2%. Số hộ nghèo toàn xã 492 hộ = 2316 nhân khẩu, chiếm 53.6%, số hộ cận nghèo 153 hộ=707 nhân khẩu, chiếm 16.6%.

Hình 2.3. Thành phần dân tộc xã Mỏ Vàng, 2017

Nguồn: Kết quả điểu tra (2018)

• Kinh tế và tổ chức sản xuất

Thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông lâm nghiệp. Số liệu được cung cấp từ báo cáo UBND xã Mỏ Vàng cho thấy, cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau:

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 94,5% Dịch vụ và thương mai : 5,5%

Bình quân lương thực đầu người/năm 183 kg người/năm

Thu nhập quy dự tính chi phí khoảng bằng tiền đạt 9,5 triệu đồng/người/năm Đến nay trên địa bàn chưa có Hợp tác xã (HTX). Xã có một trang trại duy nhất. Sản xuất chủ yếu là tập trung vào kinh tế hộ gia đình. Phần lớn là sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ ít, lẻ tẻ. Sản xuất ngành nghề chưa phát triển. Trên địa bàn xã có -1 doanh nghiệp tự nhân sản xuất kinh doanh. Hiện nay đang hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ Sắt thôn Thác Cá.

Đánh giá chung

Thuận lợi:

Mỏ Vàng là một xã có nguồn tài nguyên khoáng sản nên đã tạo động lực cho việc phát triển hạ tầng đặc biệt là giao thông nông thôn. Tuy nhiên, cần nghiên cứu hướng

63.6% 8.9%

25.9%

0.4% 1.2%

dẫn quản lý các dự án, các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn xã một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế và gìn giữ môi trường cảnh quan.

Xã Mỏ Vàng được đánh giá là một trong những vùng nguyên liệu quế nổi tiếng của tỉnh Yên Bái, Quế ở đây được coi là nguồn tài sản sinh kế chính của người dân địa phương.

Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với định cư tránh du canh du cư đã đi vào ổn định. Ngành khai thác chế biến lâm sản đang có chiều hướng phát triển tích cực và tạo ưu thế cho kinh tế chung của xã.

Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đất sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được sử dụng hiệu quả. Diện tích đất chưa sử dụng lớn.

Khó khăn:

Là một xã có địa hình đặc trưng miền núi, có độc dốc lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, diện tích để phát triển các quỹ đất công trình công cộng rất hạn chế.

Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ cấu ngành TMDV, ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ, sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp, tự cung tự cấp.

Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ lé, manh mún, chưa thực sự thu hút thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, năng suất thấp.

Lực lượng lao động trình độ còn thấp, thuần nông. Khả năng tính toán và đầu tư vốn trong sản xuất còn chưa khai thác được hết tiềm năng của địa phương

Giao thông tuy đầy đủ nhưng chất lượng kém, đường thôn, xóm chủ yếu là đường đất nên gây nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là vào mùa mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 52 - 57)