Đánh giá hiện tượng thời tiết bất thường và ảnh hưởng trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 72 - 78)

3.1 .Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

3.2. Đánh giá hiện tượng thời tiết bất thường và ảnh hưởng trong những năm gần đây

đây tại Mỏ Vàng, Văn Yên, Yên Bái

3.2.1. Đánh giá những hiện tượng thời tiện bất thường

Qua kết quả điều tra, phỏng ấn sâu và các ghi chép của xã. Mỏ Vàng đã và đang đối mặt với các loại thiên tai như: lụt bão, hạn hán, lũ quét, mưa lớn bất thường, rét đậm rét hại, sạt lở đất, lũ sông, lũ suối...trong đó, thiên tai phổ biến hàng năm và gây thiệt hại đáng kể là lũ sông, lũ suối, hạn hán, rét đậm rét hại, mưa lớn bất thường. Các thiên tai này chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại tài sản , hoa màu và vật nuôi.

3.2.1.1. Lụt bão và mưa lớn bất thường

y = -0.5285x + 47.293 R² = 0.1152 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 mm năm

Hình 3.7. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm gần đây tại trạm Yên Bái

Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái (2018)

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 tới tháng 09, lượng mưa cao nhất rơi vào khoảng tháng 7,8,9 hàng năm. Hình trên cho thấy rõ sự thay đổi lượng mưa giữa các tháng trong năm. Đặt biệt là năm 2017, lượng mưa đạt tới 568.7mm cao nhất vào tháng 7. Có thể thấy rằng lượng mưa trung bình các tháng năm 2017 là khá cao so với các năm khác.

Vào mùa mưa, mưa bão lớn kèm theo bão, lốc, lũ quét, mưa đá đã làm thiệt hại về tài sản, hoa màu của người dân địa phương xã Mỏ Vàng và các công trình công cộng khác ( đường giao thông, cầu cống…)

Trong thời gian vừa qua, do thời tiết diễn biến thất thường có nhiều trận mưa kèm theo gió giật cục bộ đã gây ảnh hưởng, thiệt hại lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân trên địa bàn xã Mỏ Vàng. Trận mưa lũ trên địa bàn xã Mỏ Vàng vào 19- 20/08/2016 đã gây ra thiệt hại cho tổng số 296 hộ gia đình, cá nhân về cả diện tích đất, nhà ở , cây trồng và vật nuôi, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp được thống kê ở bảng 3.1 dưới đây như sau:

0 100 200 300 400 500 600 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 mm Tháng

Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Yên Bái

2015 2016 2017

Bảng 3.1. Thiệt hại về nông nghiệp do trận mưa lũ tại xã Mỏ Vàng ngày 19- 20/08/2016

Loại cây trồng/ vật nuôi Tổng sổ thiệt hại (ha)

Tổng số thiệt hại (%)

Lúa 10,988(ha) Trên 70%

Quế 341,260(cây)

Ngô 8,867(ha) Trên 70%

Trâu bò 3(con)

Nguồn: UBND xã Mỏ Vàng (2017)

Trận mưa đêm ngày 21/04, rạng sáng ngày 22/4/2016, cũng đã gây ra thiệt hại lớn đến nhà cửa, cây cối, hoa mầu của nhân dân trên địa bàn xã.Tổng số nhà ở bị ảnh hưởng, hư hỏng trận mưa ước tính là 31 nhà. Trong đó, 1 nhà bị sụp đổ hoàn toàn, 4 nhà bị tốc mái, siêu vẹo hư hỏng khoảng 60%, 26 nhà bị tốc mái hư hỏng 20. Tổng số cây cối, hoa màu thiệt hại của nhân dân là 7305 cây, bao gồm cây quế ( 4589 cây) xoan, bồ đề và các loại cây ăn quả khác.

Mưa lớn gây lũ quét thiệt hại hoa màu vào ngày 24-25/05/2016. Gậy thiệt hại chủ yếu diện tích và ngô của nhân dân: Diện tích lúa thiệt hại trên 70% với 6,6204ha. Diện tích ngô thiệt hại trên 70% là 1,98ha.

Do ảnh hưởng hoàn lưu của cơn bão số 2 ngày 19-20/7/2017 trên địa bàn xã đã xảy ra mưa lớn gây lũ, ngập úng làm ảnh hưởng thiệt hại nhiều về nhà ở, cây cối, hoa màu của nhân dân trên địa bàn xã Mỏ Vàng. Cụ thể, 16.884ha lúa bị thiệt hại. 35,255ha cây lâm nghiệp trong đó chủ yếu là cây Quế.

Lũ quét đêm ngày 05/08, thiệt hại về tài sản như gia súc, gia cầm bị trôi. Ruộng ngô, lúa, hoa màu bị trôi, gây thiệt hại lớn ở hầu như các thôn. Sạt lở đất ta nuy làm sập 01 nhà tại thôn Khe Hóp và rất nhiều nhà bị ảnh hưởng nặng. Đường giao tuyến Mỏ Vàng- An Lương và các tuyến đường giao thôn liên thôn bị sạt lở nhiều.

Hình 3.8. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại trạm Yên Bái

Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái (2018)

Trong những năm gần đây, nhìn chung nhiệt độ có sự thay đổi rõ rệt. Ba tháng có nhiệt độ cao thường rơi vào tháng 5-6-7 với mức nhiệt từ 27-30oC trong khi đó ba tháng có nhiệt độ thấp nhất rơi vào tháng 12, tháng 1 tháng 2 năm sau với mức nhiệt chỉ từ 15- 19oC.

Qua hình 3.11 ta cũng thấy, nếu tháng 12 năm 2016, nhiệt độ trung bình là 19.1 0C thì đến năm 2017 nhiệt độ đã giảm 2.5oC xuống còn 16.6 oC. Tháng 2 năm 2016, nhiệt độ trung bình là 15.8oC, thấp hơn 3oC so với năm 2015. Như vây, có thể thấy, trong vòng 3 năm gần đây, nhiệt độ giảm mạnh thất thường đã gây ra những đợt rét đậm, rét hại rất nghiêm trọng.

Nhận xét Chung: Qua hình 3.10 và hình 3.11 ta thấy BĐKH thể hiện rõ qua các thông số khí tượng như lương mưa, nhiệt độ không khí. Nhiệt độ và lượng mưa biến động đáng kể qua các năm. Sự phân bổ lượng mưa giữa các tháng trong năm thì biến động lớn. Mưa tập trung vào một thời gian ngắn, mưa rất to nên dễ gây ra lũ, lụt. Như vậy, có thể thấy rằng tình hình thời tiết đang diễn biến ngày càng phức tạp và theo chiểu hướng xấu đi đồng thời cũng để lại những hậu quả nặng nề cho người dân nơi đây.

0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệ t đ tr ung nh Tháng Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại trạm Yên Bái

2015 2016 2017

3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp

Mặc dù không đề cập chính xác đến cụm từ “ Biến đổi khí hậu” nhưng hầu hết người dân tham gia thảo luận và phỏng vấn ở các thôn đều nhận thức rõ tác động của các hiện tượng thời tiết xấu đến đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, các hiện tượng thời tiết xấu được người dân trong xã nhận định có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp bao gồm mưa lớn bất thường, hạn hán, rét đậm rét hại.

Do lúa và quế là hai loại cây trồng chính tại nơi đây, có diện tích lớn nên được người dân xã Mỏ Vàng đánh giá là cây trồng bị tác động nhiều nhất, tiếp đến là một số cây màu khác như ngô, chuối

Bảng 3.2. Tác động của BĐKH đến một số cây trồng tại Xã Mỏ Vàng, Văn Yên, Yên Bái

Cây trồng/ vật nuôi Khi chưa bị tác động của BĐKH

Hiện tời thời tiết cực đoan Tác động Lúa - Sâu đục thân gây thiệt hại rất ít; - Đạo ôn ít Rét đậm, rét hại Bệnh bó rễ, cây không phát triển được; Tăng chi phí sản xuất

Không thế gieo cấy, phải cấy chậm lại hoặc bỏ hoang Hạn hán kéo dài Dịch bệnh nhiều:

Bọ xít đen (trước đây không có) xuất hiện trên toàn xã, rầy, nhện vàng Tăng chi phí sản xuất: Phân, thuốc, công, xăng dầu

bơm nước gấp 2-3 lần so với trước đây.

Mưa lớn thất thường, lũ lụt

Đạo ôn phát triển nhiều

Bệnh vàng lùn, xoắn lá( trước đây không có)

Bênh bạc lá.

Quế Rét đậm, rét hại Cây con bị chết

nhiều, chết trước khi mang lên đồi trồng

Cây con phát triển chậm

Hạn hán Hạn hán kết hợp với gió lào gây chết nhiều cây giống. Những cây con mang lên đồi trồng cũng có nguy cơ chết sớm do thời tiết quá khắc nghiệt Ngô Ngô ít hạt do trổ cờ

thiếu nước

Rét đậm, rét hại Thời gian ít, ra bắp chậm hơn Ít hạt Mưa lớn thất thường, lũ lụt Khi ngô sắp trổ cờ, cây bị thối nhũn đến gốc và chết.

Nếu mưa nhiều và to sẽ làm dập, gãy cây.

Nguồn: Thảo luận nhóm (2018)

Trong vòng những năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, hiện tượng mưa lớn thất thường xảy ra nhiều hơn nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, đạo ôn …phát triển rất mạnh. Một số bệnh mới xuất hiện như vàng lùn, xoắn lá, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn, vàng lá, bạc lá gây thiệt hại đến năng suất rất nhiều.

Mưa lớn thất thường cũng làm cho cây ngô dễ bị thối nhũn ở gốc và chết, đặc biệt khi cây ngô ở vào giai đoạn trổ cờ. Đây là bệnh mới xuất hiện những năm gần đây, trước đây không có. Bệnh này thường phổ biến ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác.

Bên cạnh đó, rét hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và gây ra tổn thất rất lớn. Đối với vụ lúa xuân, rét làm cho rễ nghẹt không phát triển được. Những năm gần đây, rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Có những năm, rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ mùa 1 tháng. Rét vào thời điểm gieo trồng vụ quế cũng đã gây ra nhiều tác động xấu, khiến hạt giống không thể nảy mầm, cũng như cây quế non vì không thể phát triển được khi mang lên ra bãi trồng.

Hạn hán kéo dài cũng tạo điều kiện cho nhiều loại sâu, bệnh ở cây lúa, ngô và quế phát triển. Ở ngô, rệp cờ đen, sâu đục thân phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất. Do ảnh hưởng của hạn, năng suất giảm nên diện tích ngô trên nương cũng giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 72 - 78)