Mô hình trồng Quế bản địa thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 88)

Tiêu chí mô hình Đặc điểm

Quế Văn Yên Quế Vắn Yên là cây trồng đang được trồng phổ biến tại Yên Bái. Là loại cây trồng đem lại thu nhập kinh tế cao cho người dân nơi đây. Quế Văn Yên là cây trồng bản địa tại đây, có những đặc điểm đặc trưng phù hợp với điều kiện tại khu vực này.

Khả năng phù hợp với khu vực nghiên cứu

Phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai tại Mỏ Vàng. Kỹ thuật canh tác và kỹ thuật giao trồng, lựa chọn cây giống chủ yếu dựa vào tri thức bản địa và kinh nghiệm của người dân nơi đây.

Giải quyết vấn đề nhiều lao động chưa có việc làm (thuê người làm cỏ, tỉa cành….)

Tri thức bản địa Áp dụng phương thức trồng xen, hỗn giao cây bản địa như Xoan, Trám, Trẩu, Keo, Bồ Đề...

- Trồng cây bản địa theo băng: trồng xen đường đồng mức, mỗi băng trồng 3 hàng cây bản địa, khoảng cách các băng từ 20-30 mét đồng thời trồng theo băng dọc theo hai bên sườn dông và khe rạch tạo thành các lô quế. Đối với những đồi quế 5-7 tuổi cần mạnh dạn tỉa cây theo băng và trồng bổ sung bằng cây trồng khác Trồng hỗn giao quế với cây bản địa:Trồng xen từng cây bản địa theo hàng quế với tỷ lệ 3 đến 5 cây quế

xen 1 cây bản địa hoặc trồng theo từng đám từ 10-20 cây bản địa vói tỷ lệ 2/3 diện tích quế và 1/3 diện tích cây bản địa

Lựa chọn đất trồng quế: Chọn đất có màu vàng sậm hoặc màu nâu đen do lớp mùn phân hủy từ lá rừng rụng xuống, phủ lên hết lớp này đến lớp khác. Ở những nơi như vậy đất bao giờ cũng tơi, xốp, đồ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt hơn so với các loại đất khác và phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biết là Quế Văn Yên.

Tính thức ứng với BĐKH Quế là loại cây có khả năng chống chịu hạn tốt cũng như khả năng thích nghi với mưa lũ. Trồng Quế trên đồi sẽ giảm thiểu được hiện tượng mưa lũ cuốn trôi gây sạt lở đất. Bên cạnh đó, cũng cải thiện được chất lượng đất, giữ ẩm cho đất

Phần lá cây có thể để hoai mục và làm lớp phủ cho đất, giúp đất tơi xốp và có dinh dưỡng hơn.

Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

Quế là loài cây biểu hiện rất rõ ràng khi chịu tác động của rét. Đối với quế con, trước khi đem lên đồi trồng mà bị rét hại, thì dễ bị héo, chết, cây con phát triển không đều dẫn đến khi trồng cây sẽ không phát triển tốt. Đối với cây trưởng thành mà gặp rét thì cơ hội dậu hoa, quả cũng giảm dẫn đến việc ảnh hưởng đến nguồn giống của cây quế sal này. Thấy rõ tác hại của rét đối với cây quế, người dân đã thực hiện nhiều phương pháp để giảm thiểu các tác hại đó và mang lại hiệu quả sản xuất. Các biện pháp như lựa chọn đất trồng, khu vực trồng đến giai đoạn chăm sóc cây con sớm, che chắn nilon, hạn chế sự tiếp xúc của cây con với môi trường khắc nghiệt bên ngoài để cây sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu của cây tốt hơn…..

Mô hình trồng Quế bản địa thích ứng với BĐKH được xác định dựa trên kết quả thảo luận nhóm của tác giả cùng với người dân và cán bộ nông nghiệp tại xã Mỏ Vàng.

Mô hình tổng hợp từ những điều kiện thời tiết, khí hậu tại khu vực nơi đây cũng như từ những tập quán canh tác của người dân địa phương trong quá trình sản xuất nông nghiệp hàng ngày. Mô hình cũng thể hiện sự thích ứng và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống cây trồng, các kỹ thuật canh tác ở các địa hình khác nhau của hệ thống sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng trong thích ứng với tác động của BĐKH, để từ mô hình đó có thể là nguồn thu nhập, nguồn kinh tế bền vững cho cộng đồng người Dao cũng như các dân tộc khác trong huyện Văn Yên nói chung.

3.3.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp của cộng đồng người Dao tại xã Mỏ Vàng.

Từ thực tế nghiên cứu, có thể thấy rằng, việc áp dụng tri thức bản địa của cộng đồng người Dao tại xã Mỏ Vàng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của địa phương có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Thuận lợi: Những tri thức bản địa này tương đối đơn giản, dễ ghi nhớ do được truyền lại từ đời ông cha. Các hình thức lưu truyền những tri thức bản địa này thường được thông qua ca dao, tục ngữ, những bài hát, câu vè…. nên dễ đi vào lòng người và để lại những ấn tượng nhất định. Khả năng vận dụng trong đời sống hàng ngày cũng như sản xuất nông nghiệp chính xác tương đối cao. Những người Dao tại xã Mỏ Vàng cũng không có khả năng được học cao, học sâu nên việc áp dụng những kinh nghiệm từ nhiều đời trước trong đời sống sinh hoạt sản xuất là một cách thức có hiệu quả để thích ứng với các tác động của BĐKH ngày nay. Người dân cũng coi việc áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm do ông bà tổ tiên để lại là một cách tôn trọng những người đi trước. Bên cạnh đó, những chính sách gần đây của Nhà nước cũng là những thuận lợi giúp cho các kiến thức của người dân có cơ hội được vận dụng và phát huy.

Khó khăn: Do điều kiện đời sống khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của bên ngoài nên việc áp dụng KTBĐ của người Dao tại xã Mỏ Vàng cũng gặp nhiều trở ngại. Một khó khăn nữa chính là nhận thức của giới trẻ tại địa bàn nghiên cứu ngày nay cũng đã thay đổi, họ tìm kiếm những cơ hội mưu sinh khác chứ không quan tâm học hỏi kinh nghiệm từ ông bà cha mẹ trong việc vận dụng KTBĐ trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, ngày nay do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cũng phát triển hơn, nên nhiều người có khả năng được đi học, tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại nên họ bắt đầu vận dụng kiến thức khoa học đo trong đời sống hàng ngày thay vì tin vào những

kinh nghiệm từ xa xưa. Điều này cũng một phần ảnh hưởng đến sự mai một của tri thức bản địa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mỏ Vàng là xã chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Những biển đổi của các hiện tượng thời tiết trong những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của cộng đồng người Dao tại địa phương, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hạn nặng và kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của vật nuôi và khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng. Sâu bệnh hại phát triển nhiều đặc biệt là bọ xít đen, sâu cuốn lá, đạo ôn.... Rét đậm rét hại cũng làm nhiều cây trồng và gia súc chết nhiều, ảnh hưởng đến lịch thời vụ.

Nhiều loại cây trồng như ngô, lúa mất mùa do mưa nắng thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Do tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng và hiệu quả kinh tế giảm dần.

Tại xã Mỏ Vàng, người Dao đã biết vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với BĐKH. Các hoạt động thích ứng gồm những hoạt động tự chủ dựa trên các kinh nghiệm và tri thức bản địa của địa phương đồng thời cũng có những hoạt động thích ứng có kế hoạch- là những chính sách, chủ trương từ các ban ngành liên quan từ tỉnh Yên Bái đến huyện và xã. Tuy nhiên, các chính sách, chủ trương hỗ trợ nông dân mới chỉ là những bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng và theo dõi tình hình dịch bệnh. Lịch nông vụ tuy cũng được xem xem, định hướng nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh các hoạt động thích ứng tự chủ người dân còn có không ít các kinh nghiệm và tri thức bản địa trong việc dự đoán các hiện tượng thời tiết xấu. Những dự đoán này phần nào hỗ trợ năng lực thích ứng cho người dân.

Người dân cũng có rất nhiều các tri thức bản địa về kỹ thuật canh tác và các giống cây trồng bản địa có tiềm năng vận dụng để thích ứng với BĐKH. Các kỹ thuật chăm sóc khoai tây trong điều kiện hạn và rét để tránh kiến, mối...đã được xác định và vận dụng trong thích ứng với BĐKH ở địa phương.

Các giống bản địa như chuối tây, khoai tây là một trong số những cây bản địa có tiềm năng thích ứng BĐKH.

2. Khuyến nghị

Đối với người dân địa phương:

Phát huy các tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nhằm thích ứng với BĐKH.

Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan:

Giữ gìn và phát huy các tri thức bản địa trong sản xuất và đời sống nhằm thích ứng với BĐKH.

Cần có các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH và các tác động xấu gây ra cho người dân địa phương.

Cần xem xét hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Dựa vào khả năng về tài chính và thời gian hoạt động để lựa chọn xây dựng mô hình trình diễn thích ứng với hạn, rét hoặc mô hình canh tác cho các loại đất thích ứng BĐKH tại địa phương

Cần có những nghiên cứu cụ thể về qui luật thay đổi của thời tiết tại xã nghiên cứu để xây dựng lịch nông vụ phù hợp nhằm giảm rủi ro trong sản xuất cho người dân

Cần tài liệu hóa và phổ biến rộng rãi cho người dân áp dụng tốt hơn nữa những kinh nghiệm, tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp ứng phó với BĐKH tại cộng đồng địa phương.

Cần có các chính sách cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất của gia đình, và người dân có kinh phí để áp dụng các kỹ thuật hiệu quả thích ứng với hạn và rét.

Hỗ trợ cho địa phương để xây dựng các tuyến đê bao, hệ thống kênh mương nội đồng, các trạm bơm nước, hoàn thiện hệ thống thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu trong sản xuất.

Lồng ghép các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH vào trong các kế hoạch phát triển của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003). Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt nam: Hướng tới Công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội: NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam.

5. Care và ADC (2014). Xác định và sử dụng tri thức bản địa trong thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng: Tài liệu hướng dẫn, Thái Nguyên

6. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010), “Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo”, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr 3-12.

7. Lê Trọng Cúc (1999). Vai trò của tri thức địa phương trong phát triển bền vững vùng cao. Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Môi trường (VACNE) (2008). Biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng của Việt nam. Hà Nội.

9. Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn (2005). Tri thức bản địa trong chăm sóc sức khoẻ, Báo cáo tại Hội thảo khoa học: Tri thức bản địa, Ba Vì, ngày 27 – 28/8

10.Võ Lâm, Phạm Xuân Phú, Ngô Thụy Bảo Trân và Bùi Phan Thu Hằng (2012). Tìm hiểu tri thức bản địa của người dân địa phương với những thay đổi của lũ đến sản xuất nông nghiệp. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học An Giang 11.Vũ Văn Liết, Vũ Thị Bích Hạnh, Phan Đức Thịnh, Nguyễn Văn Hà, Nhâm Xuân Tùng, Nguyễn Thị Hảo, Phạm Mỹ Linh, Đàm Văn Hưng, Vũ Quốc Đại, Nguyễn Bằng Tuyên và Phạm Quang Tuân (2011). Nghiên cứu về tri thức bản địa trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên thuộc lĩnh vực nông nghiệp của một số cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Việt Nam

12.Đặng Thị Nhuần và Dương Huỳnh Phương (2013). Tri thức bản địa của dân tộc Dao khu vực miền núi phía Bắc trong việc lựa chọn đất đai,địa hình canh tác và hệ thống cây trồng. Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 44.

13. Đỗ Quyên (2010). Những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu .

14. S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber (2008). Khí hậu biến đổi thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại (Dịch từ tiếng Anh. Nguyễn Quang San: Nhà xuất bản trẻ.

15.Mai Thanh Sơn, Lê Đinh Phùng và Lê Đức Thịnh (2011). Báo cáo Biến đổi khí hậu: Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề vê chính sách (Ngiên cứu trường hợp đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc)

16.Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2013). Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức, cơ hội trong hội nhập quốc tế. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trước biến đổi khí hậu”: NXB Khoa học và Kỹ Thuật. 17.Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương,

Nguyễn Thị Lan, and Vũ Văn Thăng (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam

18.Ngô Đức Thịnh (1995). Tri thức dân gian và phát triển, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9, tr.70 -72

19.Ngô Đức Thịnh (1996). Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam: NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

20.Nguyễn Hồng Trường (2008). Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động, http:/www.vnptninhthuan.com.vn

21.Phạm Hồng Tung (2014). Nghiên cứu về cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại: Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN.

22. Ủy ban nhân dân xã Mỏ Vàng (2017). Báo cáo KT-XH,công tác 6 tháng đầu năm 2017.

23.Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường (2011). Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng

Tài liệu tiếng Anh

24.Abid, M., Scheffran, J., Schneider, U. A., & Ashfaq, M. (2015). Farmers’ perceptions of and adaptation strategies to climate change and their determinants:

the case of Punjab province, Pakistan. Earth System Dynamics, 6(1), 225–243. doi:10.5194/esd-6-225-2015

25.Aid., C. (2014). Integrating Adaptation to Climate Change into Secure Livelihoods.

An adaptation toolkit,

https://unfccc.int/files/adaptation/application/pdf/christianaid_ap_update_sep_09_t oolkit_7_sp.pdf.

26.Al Gore (2006). An Inconvenient Truth: The Planetary Emergency of Global Warming and What We Can Do About It

27.Alley, R. B., Clark, P. U., huybrechts, P. & Joughin. (2005). Ice-sheet and sea-level changes”, Sience 310.

28.Burton, I., Feenstra, J.F., Smith, J.B. & Tol, R.S. Introduction. In: Feenstra, J.F (1998). Handbook on Methods for Climate Change Impact Assessment and Adaptation Strategies. Amsterdam: Institute for Environmental Studies.

29.Chambers, Robert (1983), Rural development: Putting the last first, Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley & Sons, Inc., New York.

30.Chambwera., M. and Stage., J. (2010). “Climate change adaptation in developing countries: issues and perspectives for economic analysis,” in International Institute for Environment and Development- IIED, http://pubs.iied.org/pdfs/15517IIED.pdf .View at GoogleScholar

31.Cramer, W. et al (1999). Comparing global models of terrestrial net primary productivity (NPP): overview and kay results in Global Change Biology.

32.Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, (2007). “The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative”.Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007

33.Emilio F.Moran (2006), People and nature, an introduction to human ecology

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tri thức bản địa của cộng đồng người dao tại xã mỏ vàng, văn yên, yên bái (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)