Nhƣ vậy, BĐKH đang có những ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê. Là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu vực miền Trung của nƣớc ta, Hƣơng Khê thƣờng xuyên phải chịu tác động của gió mùa Tây Nam (gió Lào) vào mùa hạ nên gây thời tiết khô nóng, ảnh hƣởng rõ nhất của BĐKH đến hội viên nông dân trong huyện chính là tình trạng hạn hán kéo dài (tần xuất xuất hiện rất thƣờng xuyên 11,6%), nắng nóng kéo dài (tần xuất 5,7%), tiếp đến
là các hiện tƣợng bão, áp thấp nhiệt đới thƣờng xuyên tác động đến đời sống và sản xuất của hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê (Bảng 3.2).
Từ các thống kê trên đây kết hợp với kết quả phân tích số liệu khí tƣợng –thủy văn, có thể khẳng định BĐKH đã và đang diễn ra đống thời có những tác động nhất định tới địa bàn huyện Hƣơng Khê, cũng nhƣ đời sống và sản xuất của ngƣời dân. Đối với sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là những lĩnh vực chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của BĐKH tại địa phƣơng. Trong khi đó, tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt vào mùa khô, tiêu thụ điện tăng trong những ngày hè và thay đổi trong canh tác nông nghiệp là những tác động mà ngƣời dân nhận thấy rõ nét nhất. Nhƣ vậy, tiết kiệm nƣớc sinh hoạt và tiết kiệm điện là hai nội dung có thể lồng ghép vào công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 3.2. Các hiện tƣợng BĐKH tác động đến sản xuất và đời sống của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê
Loại hiện tƣợng cực đoan xuất hiện
Chƣa
bao giờ Ít khi
Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên
Bão, áp thấp nhiệt đới 0,0 0,0 31,7 62,2 6,1
Lụt 0,0 0,0 32,2 65,5 2,3 Hạn hán 0,0 1,2 14,0 73,3 11,6 Nắng nóng kéo dài 0,0 0,0 15,9 78,4 5,7 Mƣa lớn 0,0 3,6 32,5 60,2 3,6 Rét đậm, rét hại 0,0 0,0 35,6 58,9 5,6 Xói mòn, sạt lở đất 1,2 28,9 36,1 32,5 1,2 Mƣa đá 1,3 52,5 40,0 6,3 0,0
Về các chƣơng trình, hoạt động thích ứng, giảm thiểu BĐKH phù hợp với thực tế tại huyện Hƣơng Khê, hầu hết đều đƣợc hội viên nông dân lựa chọn, trong đó: truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời dân về BĐKH (69,4%); tiết kiệm nƣớc (63,6%); bảo vệ rừng (57,1%); tiết kiệm điện (50,7%);... (Bảng 3.3).
41
Bảng 3.3. Chƣơng trình, hoạt động thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu tại huyện Hƣơng Khê
Chƣơng trình, hoạt động thích ứng, giảm thiểu BĐKH Tỷ lệ lựa chọn (%)
- Truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời dân về BĐKH. 69,4
- Tiết kiệm nƣớc. 63,6
- Tiết kiệm điện. 50,7
- Bảo vệ rừng 57,1
- Thay đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. 60,1 - Áp dụng các phƣơng pháp canh tác mới, công nghệ mới,
thân thiện với môi trƣờng. 60,7
- Nâng cao hệ thống dự báo và ứng phó với thiên tai tại địa
phƣơng. 30,6
3.3. Các nguyên tắc chỉ đạo để xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu vào công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê hậu vào công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê
Việc xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh cần đảm bảo đƣợc các nguyên tắc chỉ đạo sau:
a. Nguyên tắc đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về BĐKH và ứng phó với BĐKH:
Nguyên tắc đầu tiên đối với một mô hình truyền thông BĐKH đó chính là việc mô hình đó cần đảm bảo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về BĐKH và ứng phó với BĐKH, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời dân về BĐKH. Vận động sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc đồng thời vận dụng tối đa các tri thức bản địa vào hoạt động ứng phó với BĐKH.
b. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH của hội viên:
Mô hình truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân không những cần đảm bảo đƣợc mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH, mà còn phải góp phần làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân và ngƣời dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối với mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức, nội dung truyền thông về BĐKH dành cho họi viên nông dân phải hƣớng tới việc cung cấp cho hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê những kiến thức căn bản liên quan đến BĐKH cùng các giải pháp đơn giản góp phần ứng phó và giảm nhẹ BĐKH tại địa phƣơng. Đồng thời, phải lôi cuốn đƣợc đông đảo hội viên nông dân tham gia vào quá trình truyền thông, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tạo đƣợc sự đồng thuận nhận thức chung trong cộng đồng.
Nội dung truyền thông về BĐKH phải chính xác, đầy đủ nhƣng cũng phải phù hợp với trình độ nhận thức, văn hóa, thói quen sinh hoạt và sản xuất của đối tƣợng truyền thông. Đối với mục tiêu thay đổi hành vi, mô hình truyền thông lồng ghép vào vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh phải đảm bảo đƣợc tính thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, góp phần tạo cơ sở nâng cao nhận thức và góp phần làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê nói chung và ngƣời dân của huyện nói riêng. Đó cũng là tiền đề giúp hội viên nông dân trong toàn huyện Hƣơng Khê nâng cao hơn vai trò và tính tự quyết trong các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.
Mô hình truyền thông BĐKH phải đảm bảo không làm xáo trộn hoặc gây ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hội viên, cũng nhƣ phải phù hợp các chính sách hiện hành của chính quyền địa phƣơng.
c. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát huy và nhân rộng:
Để đảm bảo nguyên tắc tính kế thừa, phát huy và nhân rộng, mô hình truyền thông BĐKH cần phải tận dụng đƣợc các tri thức bản địa cũng nhƣ hệ thống hóa các kinh nghiệm truyền thông về BĐKH nói chung, truyền thông BĐKH cho hội viên nông dân nói riêng. Thông qua đó, giúp mô hình truyền thông có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi huyện Hƣơng Khê, đồng thời trở thành một phƣơng pháp lý luận có thể vận dụng vào công tác tuyên truyền về BĐKH cho hội viên nông dân tại các địa phƣơng khác.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu về phƣơng pháp xây dựng mô hình truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân và lồng ghép vào vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê trong luận văn này sẽ đƣợc kế thừa lại, cung cấp
43
các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp và phƣơng án xây dựng chƣơng trình hoặc mô hình truyền thông BĐKH cho hội viên nông dân và lồng ghép vào công tác Hội và phong trào nông dân của các cấp Hội Nông dân.
d. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi:
Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, mô hình truyền thông BĐKH phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau đây: Xác định và lựa chọn chính xác mục tiêu truyền thông, đối tƣợng truyền thông, thông điệp truyền thông và phƣơng tiện, phƣơng pháp truyền thông. Ngoài ra, mô hình còn phải phù hợp với năng lực nhận thức của đại đa số hội viên nông dân, phải tôn trọng thói quen sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.
Chúng tôi xác định mục tiêu truyền thông BĐKH là nâng cao nhận thức về BĐKH, thu hút sự chú ý và tham gia của hội viên nông dân tại huyện Hƣơng Khê vào các hoạt động giảm phát thải đơn giản, không tốn kém và dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phƣơng. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của hội viên nông dân nói riêng và ngƣời dân huyện Hƣơng Khê nói chung về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Để làm đƣợc nhƣ vậy, các nội dung truyền thông về BĐKH cần đƣợc đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ nhớ. Các hoạt động của HND huyện Hƣơng Khê đƣợc lựa chọn để lồng ghép cần phải đơn giản nhƣng thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, hƣớng tới mục tiêu làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê bằng những hoạt động thích ứng và giảm thiểu BĐKH đơn giản nhƣng thiết thực.
3.4. Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông cho hội viên nông dân
Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng nhận thức về BĐKH của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời kết hợp tham khảo các tài liệu chuẩn về BĐKH: Biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ - chủ biên); Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu; Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ, Trƣơng Quang Học); Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu (Trƣơng Quang Học); Hƣớng dẫn tập huấn về BĐKH tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển (Trƣơng Quang Học); Sổ tay ABC về BĐKH (Live and learn); Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về ứng phó với
BĐKH; Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các tờ rơi về ứng phó BĐKH của Trung tâm KHCN Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, tờ rơi xử lý rác thải nông thôn, xây dựng nhà tiêu tiết kiệm nƣớc hợp vệ sinh, tờ rơi: hạn chế sử dụng túi nilon của Trung ƣơng HND Việt Nam… Từ việc khảo sát điều tra tình hình thực tế tại huyện Hƣơng Khê cùng với việc tham khảo các tài liệu trên, chúng tôi xây dựng nội dung truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh với các nội dung sau:
- Khái niệm cơ bản về BĐKH
- Nguyên nhân của BĐKH (Tự nhiên và con ngƣời)
- Biểu hiện của BĐKH (gồm các biểu hiện cơ bản: Nhiệt độ trung bình gia tăng, lƣợng mƣa thay đổi và các hiện tƣợng thời nguy hiểm gia tăng).
- Tác động của BĐKH (đặc biệt là trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hội viên nông dân).
- Các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH (Phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng và điều kiện sinh hoạt của ngƣời dân huyện Hƣơng Khê).
3.5. Các loại hình hoạt động truyền thông về biến đổi khí hậu dựa trên công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê
HND Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động từ cấp Trung ƣơng đến các chi hội, tổ hội với hơn 10,5 triệu hội viên, vì vậy các hoạt động của hội rất đa dạng, phong phú và thiết thực cả về nội dung và phƣơng thức hoạt động. Hàng năm, các cấp HND thƣờng xuyên, liên tục tổ chức các hoạt động mang đặc trƣng của hội với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của hàng triệu hội viên nông dân trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, HND Việt Nam có những kênh thông tin tuyên truyền rất đa dạng, hiệu quả, phù hợp với hội viên nông dân, từ đó các hoạt động của HND luôn đƣợc các cấp hội, cán bộ và hội viên nông dân trong cả nƣớc hƣởng ứng và tích cực tham gia. Chính vì vây, công tác hội và phong trào nông dân của HND Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền về BĐKH cho đối tƣợng là hội viên nông dân. Đây có thể nói là phƣơng pháp nhanh nhất để bổ sung, nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về BĐKH, đồng thời giúp họ có thêm những kỹ năng nhằm thích ứng với các tác động với BĐKH.
45
HND tỉnh Hà Tĩnh là một trong những đơn vị mạnh đi đầu trong cả nƣớc về công tác hội và phong trào nông dân, trong đó có cán bộ, hội viên nông dân của huyện Hƣơng Khê. Huyện Hƣơng Khê nhiều lần đƣợc tỉnh chọn làm điểm trong các hoạt động, phong trào của HND và tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
Trên cơ sở các hoạt động của HND Việt Nam và thực tế triển khai thực hiện các hoạt động, phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, chúng tôi xác định một số phƣơng thức lồng ghép với phƣơng pháp tiến hành và cách thức xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho hội viên nông dân tại huyện Hƣơng Khê nhƣ sau:
a. Tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chi hội, tổ hội thường kỳ:
Chi hội, tổ hội chính là cầu nối trực tiếp với hội viên nông dân, là nơi hội viên nông dân cùng nhau sinh hoạt, trao đổi những kinh nghiệm trong công việc và đời sống, là nơi triển khai các nội dung, chƣơng trình, hoạt động của các cấp Hội tới từng hội viên nông dân. Chi hội họp 3 tháng 1 lần, tổ hội họp 1 tháng 1 lần, khi cần thiết có thể họp bất thƣờng vì vậy mà mọi thông tin cần truyền đạt, trao đổi với hội viên nông dân luôn kịp thời, đầy đủ và chi tiết. Đây là hoạt động thƣờng xuyên, định kỳ, có tỷ lệ tham gia sinh hoạt của hội viên nông dân cao, vì vậy chính là cơ hội, là phƣơng pháp hữu ích để lồng ghép tuyên truyền về BĐKH tới hội viên nông dân.
Hiện nay, bên cạnh các mô hình chi hội, tổ hội theo địa bàn, HND ở cơ sở còn đƣợc tổ chức theo các mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ, các tổ hợp tác liên kết sản xuất, các tổ vay vốn… Hiện nay các mô hình đang đƣợc quan tâm và đƣợc thực hiện một cách rất hiệu quả thu hút đƣợc số lƣợng lớn nông dân tham gia chính vì thế việc thực hiện truyền thông qua các mô hình của hội sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao.
b. Tuyên truyền thông qua tổ chức các buổi tập huấn của các cấp hội cho hội viên, nông dân:
Hàng năm các cấp hội đã tổ chức tuyên truyền cho hàng chục triệu lƣợt hội viên nông dân về đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, nghị quyết của hội cùng với các phong trào, hoạt động của hội nông dân. Đây cũng là hoạt động thƣờng xuyên của hội cùng với các hình thức tuyên truyền đa dạng, đổi mới giúp hội viên nông dân tham gia và trao đổi tích cực. Thông qua các buổi tập huấn của hội sẽ
lồng ghép tuyên truyền về BĐKH đến với hội viên nông dân; có thể lồng ghép tổ chức các nhóm thảo luận về BĐKH, mỗi nhóm xây dựng một mô hình ứng phó với BĐKH phù hợp với địa phƣơng mình… Từ đó, hội viên nông dân sẽ đƣợc nâng cao hiểu biết về BĐKH, các tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH.
c. Tuyên truyền thông qua các cuộc thi của hội nông dân
HND Việt Nam có những cuộc thi mang đặc trƣng riêng, đƣợc tổ chức cho đối tƣợng là hội viên nông dân trong cả nƣớc nhƣ: hội thi nhà nông đua tài; hội thi nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; cuộc thi nông dân với công nghệ thông tin; … Do đó, thông qua các cuộc thi, chƣơng trình này có thể lồng ghép các nội dung của BĐKH vào các câu hỏi, tình huống, tiết mục, nhất là các ý tƣởng, sáng kiến của hội viên nông dân. Hội viên nông dân đƣợc trực tiếp tìm hiểu, thể hiện sẽ tăng tính hiệu quả trong nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH của hội viên nông dân.
Bên cạnh đó, HND cấp xã, cấp huyện trực tiếp tổ chức hoặc phối hợp tổ chức với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh địa phƣơng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH cho các tầng lớp nhân dân theo nhiều hình thức, nội dung xoay quanh các chủ đề liên quan đến BĐKH nhƣ các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Đây là hoạt động có thể thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm cũng nhƣ thích thú của hội viên khi tham gia.