Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.Cơ sở pháp lý

Nghị Quyết số 20 - NQ/HNDTW ngày 21/7/2014. Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Hội nông dân Việt Nam (Khóa VI) về nâng cao trách nhiệm

của HND Việt Nam tham gia bảo vệ môi trƣờng nông thôn và chủ động thích ứng với BĐKH giai đoạn 2014 – 2020.

Quan điểm: bảo vệ môi trƣờng, chủ động ứng phó với BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ, trong đó nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội. Trong đó có vai trò, trách nhiệm của HND tham gia bảo vệ môi trƣờng nông thôn và thích ứng với BĐKH.

Thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp hội tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng nông thôn, sống hài hòa thân thiện với môi trƣờng, bảo tồn thiên nhiên và đa đạng sinh học; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân nông thôn, chủ động thích ứng với BĐKH, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện tăng trƣởng xanh, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho hội viên, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Tham gia bảo vệ môi trƣờng nông thôn, chủ động các biện pháp thích ứng với BĐKH nhằm thay đổi các hành vi, hủ tục lạc hậu ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, có ý thức giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, chủ động phòng, tránh thiên tai, bão lũ, hạn hán, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH đối với đời sống và sản xuất của nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời củng cố và xây dựng tổ chức HND Việt Nam vững mạnh.

* Quyết định số 1183/ 2012/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015

Nhiệm vụ thứ 9 của chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 là: phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nƣớc, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cƣ;

Trong dự án 3 của chƣơng trình có mục tiêu: nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH với nội dung: xây dựng và triển khai các chƣơng trình truyền thông,

15

nâng cao nhận thức về BĐKH. Các giải pháp đƣợc đề xuất trong chƣơng trình để thực hiện mục tiêu này bao gồm:

Truyền thông trực tiếp: thông qua các hình thức nhƣ hội thảo, hội nghị, tập huấn; các khóa tập huấn ; các cuộc thi th eo chủ đề ; biểu diễn văn nghệ; các sự kiện tuần lễ biến đổi khí hâ ̣u, giờ trái đất; giáo dục trong trƣờng học…;

Truyền thông gián tiếp: thông qua các hình thức nhƣ truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, website, thông điê ̣p, panô, áp phích, tờ rơi,…

Chƣơng trình hành động số 963 - Ctr/Tu ngày 19/8/2013 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ( Khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng”.

Tại mục 1 phần giải pháp chủ yếu: tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cấp nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.

Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò, làm rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền về xây dựng năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn toàn tỉnh. Khắc phục tình trạng tổ chức thực hiện thiếu quyết liệt, mang tính hình thức, tƣ duy quá coi trọng phát triển kinh tế mà buông lỏng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và các tác động lâu dài của BĐKH.

Phát huy vai trò của các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, vận động và giám sát thực hiện, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tại từng đơn vị, địa phƣơng, đƣa các tiêu chí bình xét đánh giá kết quả thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các tiết chế văn hóa, đạo đức môi trƣờng trong xã hội.

Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng của dội ngũ cán bộ quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi ngƣời dân.

QĐ 3029/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2020.

Tại mục II: Định hƣớng ƣu tiên trong ứng phó biến đổi khí hậu

- Nâng cao nhận thức và kiến thức về phòng tránh thiên tai, BĐKH, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các kiến thức bản địa của cộng đồng trong toàn tỉnh vào phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH.

- Đào tạo, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và trình độ trong hoạt động ứng phó với BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)