Các nguyên tắc chỉ đạo để xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Các nguyên tắc chỉ đạo để xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu vào

hậu vào công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê

Việc xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh cần đảm bảo đƣợc các nguyên tắc chỉ đạo sau:

a. Nguyên tắc đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về BĐKH và ứng phó với BĐKH:

Nguyên tắc đầu tiên đối với một mô hình truyền thông BĐKH đó chính là việc mô hình đó cần đảm bảo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về BĐKH và ứng phó với BĐKH, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức của ngƣời dân về BĐKH. Vận động sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc đồng thời vận dụng tối đa các tri thức bản địa vào hoạt động ứng phó với BĐKH.

b. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu truyền thông và nâng cao nhận thức về BĐKH của hội viên:

Mô hình truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân không những cần đảm bảo đƣợc mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH, mà còn phải góp phần làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân và ngƣời dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Đối với mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức, nội dung truyền thông về BĐKH dành cho họi viên nông dân phải hƣớng tới việc cung cấp cho hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê những kiến thức căn bản liên quan đến BĐKH cùng các giải pháp đơn giản góp phần ứng phó và giảm nhẹ BĐKH tại địa phƣơng. Đồng thời, phải lôi cuốn đƣợc đông đảo hội viên nông dân tham gia vào quá trình truyền thông, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tạo đƣợc sự đồng thuận nhận thức chung trong cộng đồng.

Nội dung truyền thông về BĐKH phải chính xác, đầy đủ nhƣng cũng phải phù hợp với trình độ nhận thức, văn hóa, thói quen sinh hoạt và sản xuất của đối tƣợng truyền thông. Đối với mục tiêu thay đổi hành vi, mô hình truyền thông lồng ghép vào vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh phải đảm bảo đƣợc tính thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, góp phần tạo cơ sở nâng cao nhận thức và góp phần làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê nói chung và ngƣời dân của huyện nói riêng. Đó cũng là tiền đề giúp hội viên nông dân trong toàn huyện Hƣơng Khê nâng cao hơn vai trò và tính tự quyết trong các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.

Mô hình truyền thông BĐKH phải đảm bảo không làm xáo trộn hoặc gây ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hội viên, cũng nhƣ phải phù hợp các chính sách hiện hành của chính quyền địa phƣơng.

c. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát huy và nhân rộng:

Để đảm bảo nguyên tắc tính kế thừa, phát huy và nhân rộng, mô hình truyền thông BĐKH cần phải tận dụng đƣợc các tri thức bản địa cũng nhƣ hệ thống hóa các kinh nghiệm truyền thông về BĐKH nói chung, truyền thông BĐKH cho hội viên nông dân nói riêng. Thông qua đó, giúp mô hình truyền thông có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi huyện Hƣơng Khê, đồng thời trở thành một phƣơng pháp lý luận có thể vận dụng vào công tác tuyên truyền về BĐKH cho hội viên nông dân tại các địa phƣơng khác.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu về phƣơng pháp xây dựng mô hình truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân và lồng ghép vào vào công tác Hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê trong luận văn này sẽ đƣợc kế thừa lại, cung cấp

43

các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp và phƣơng án xây dựng chƣơng trình hoặc mô hình truyền thông BĐKH cho hội viên nông dân và lồng ghép vào công tác Hội và phong trào nông dân của các cấp Hội Nông dân.

d. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi:

Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, mô hình truyền thông BĐKH phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau đây: Xác định và lựa chọn chính xác mục tiêu truyền thông, đối tƣợng truyền thông, thông điệp truyền thông và phƣơng tiện, phƣơng pháp truyền thông. Ngoài ra, mô hình còn phải phù hợp với năng lực nhận thức của đại đa số hội viên nông dân, phải tôn trọng thói quen sinh hoạt và sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

Chúng tôi xác định mục tiêu truyền thông BĐKH là nâng cao nhận thức về BĐKH, thu hút sự chú ý và tham gia của hội viên nông dân tại huyện Hƣơng Khê vào các hoạt động giảm phát thải đơn giản, không tốn kém và dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phƣơng. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của hội viên nông dân nói riêng và ngƣời dân huyện Hƣơng Khê nói chung về giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.

Để làm đƣợc nhƣ vậy, các nội dung truyền thông về BĐKH cần đƣợc đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ nhớ. Các hoạt động của HND huyện Hƣơng Khê đƣợc lựa chọn để lồng ghép cần phải đơn giản nhƣng thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, hƣớng tới mục tiêu làm thay đổi hành vi của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê bằng những hoạt động thích ứng và giảm thiểu BĐKH đơn giản nhƣng thiết thực.

3.4. Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần truyền thông cho hội viên nông dân

Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về thực trạng nhận thức về BĐKH của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời kết hợp tham khảo các tài liệu chuẩn về BĐKH: Biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ - chủ biên); Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu; Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu (Nguyễn Đức Ngữ, Trƣơng Quang Học); Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu (Trƣơng Quang Học); Hƣớng dẫn tập huấn về BĐKH tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển (Trƣơng Quang Học); Sổ tay ABC về BĐKH (Live and learn); Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về ứng phó với

BĐKH; Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các tờ rơi về ứng phó BĐKH của Trung tâm KHCN Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, tờ rơi xử lý rác thải nông thôn, xây dựng nhà tiêu tiết kiệm nƣớc hợp vệ sinh, tờ rơi: hạn chế sử dụng túi nilon của Trung ƣơng HND Việt Nam… Từ việc khảo sát điều tra tình hình thực tế tại huyện Hƣơng Khê cùng với việc tham khảo các tài liệu trên, chúng tôi xây dựng nội dung truyền thông BĐKH dành cho hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh với các nội dung sau:

- Khái niệm cơ bản về BĐKH

- Nguyên nhân của BĐKH (Tự nhiên và con ngƣời)

- Biểu hiện của BĐKH (gồm các biểu hiện cơ bản: Nhiệt độ trung bình gia tăng, lƣợng mƣa thay đổi và các hiện tƣợng thời nguy hiểm gia tăng).

- Tác động của BĐKH (đặc biệt là trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của hội viên nông dân).

- Các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH (Phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng và điều kiện sinh hoạt của ngƣời dân huyện Hƣơng Khê).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)