Kết quả kiểm nghiệm mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 66)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.8. Kết quả kiểm nghiệm mô hình

3.8.1. Các kết quả đã đạt đƣợc

- Thành lập đƣợc 1 nhóm điển hình truyền thông về BĐKH gồm 22 thành viên là các chi hội trƣởng HND đến từ 21 xã và 1 thị trấn trong huyện Hƣơng Khê.

- Tiến hành tập huấn mẫu cho nhóm trong thời gian 01 ngày: để tập huấn tìm hiểu các kiến thức cơ bản về BĐKH và truyền thông về BĐKH và các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng; sau đó thảo luận lấy ý kiến đóng góp của các hội viên về phƣơng pháp và kế hoạch truyền thông dành cho các hội viên nông dân trong huyện.

- Tổ chức 01 buổi truyền thông thử nghiệm: Các thành viên trong nhóm điển hình tiến hành thử nghiệm truyền thông các kiến thức đã tập huấn về BĐKH và các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho các hội viên tại cuộc họp chi hội của 03 xã Hƣơng Liên, Phúc Trạch và Phƣơng Điền trong huyện Hƣơng Khê. Kết thúc buổi thử nghiệm, tiến hành thu thập ý kiến đóng góp của các hội viên nông dân để chỉnh sửa nội dung và cách thức truyền thông cho phù hợp.

55

- Tổ chức các buổi truyền thông khác thông qua các cuộc họp chi hội tại 19 xã còn lại của huyện Hƣơng Khê. Các buổi truyền thông do các trƣởng chi hội chịu trách nhiệm bằng hình thức lồng ghép vào các hoạt động đang đƣợc triển khai của Hội. Kết thúc buổi truyền thông, các hội viên đƣợc chia nhóm để thảo luận và đóng góp thêm ý tƣởng về các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH tại địa phƣơng (theo hình thức trình bày bằng giấy, bảng hoặc mô phỏng bằng tiểu phẩm...).

- Tổ chức chiến dịch thu gom và phân loại rác thải thông qua hoạt động thƣờng kỳ vào cuối tuần của các chi hội nông dân. Hƣớng dẫn hội viên nông dân cách thức phân loại rác, tự đào hố xử lý rác thải đúng quy định, tự ủ phân hữu cơ sử dụng trong trồng trọt, xây dựng hầm chứa Biogas, tái chế các rác thải nhƣ chai, lọ, nhựa... Phát động hội viên nông dân tiên phong trong việc trồng hoa, cây xanh làm đẹp cảnh quan, giữ gìn vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm...

- Tổ chức hƣớng dẫn các hội viên nông dân thực hành một số biện pháp tiết kiệm nƣớc nhƣ: tham dự mô hình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn do Trung ƣơng HND Việt Nam xây dựng

Hƣớng dẫn tiết kiệm điện bằng cách: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, hƣớng dẫn cách làm bóng đèn mặt trời bằng chai nhựa trong suốt v.v

- Tổ chức tham quan và học hỏi các mô hình điểm của các chi hôi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả tại địa phƣơng. Thông qua các chi hội, tổ hội nghề nghiệp này sẽ khuyến khích hội viên nông dân liên kết với nhau để phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển các cây con chủ lực tại địa phƣơng, hình thành mô hình liên kết tiết kiệm đầu vào trong sản xuất và hỗ trợ đầu ra ổn định cho sản phẩm. HND cấp huyện sẽ hỗ trợ các chi hội, tổ hội nghề nghiệp về các biện pháp kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, chi phí; hạn chế các chất thải ra môi trƣờng; hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng nhà kính, vƣờn ƣơm, chuồng trại đạt tiêu chuẩn, xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trƣờng; hỗ trợ kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,...

- Hƣởng ứng và phát động hội viên nông dân tiên phong trong phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng của địa phƣơng vừa mang lại nhiều lợi ích về môi trƣờng.

Bảng 3.5. Kết quả lồng ghép truyền thông biến đổi khí hậu vào công tác hội và phong trào nông dân tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Stt Hoạt động Lồng ghép truyền thông BĐKH Kết quả 1 Họp chi hội

- Truyền thông các kiến thức cơ bản về BĐKH.

- Truyền thông các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH tại địa phƣơng trong các lĩnh vực phòng chống thiên tai, tiết kiệm tài nguyên, sản xuất nông nghiệp.

- Phƣơng pháp truyền thông: Sử dụng bài giảng, máy chiếu, powerpoint, clip để truyền tải đến hội viên nông dân. Phát tài liệu đến từng hội viên và tích cực trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của hội viên nông dân.

- Triển khai thực hiện truyền thông thử nghiệm tại 03 chi hội của 03 xã là Hƣơng Liên, Phúc Trạch và Phƣơng Điền của huyện Hƣơng Khê.

- Triển khai thực hiện các buổi truyền thông các kiến thức cơ bản về BĐKH cùng các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tại các cuộc họp chi hội của 19 xã còn lại của huyện Hƣơng Khê.

2

Phong trào tiết kiệm nƣớc

- Truyền thông về tác động của BĐKH tới tình trạng gia tăng sử dụng nƣớc, gia tăng chi phí sinh hoạt, sản xuất tại địa phƣơng; tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô.

- Tổ chức hƣớng dẫn hội viên nông dân thực hành một số biện pháp tiết kiệm nƣớc nhƣ: sử dụng tiết kiệm và tận dụng nƣớc trong sinh hoạt; sử dụng nƣớc tƣới trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bằng việc áp dụng các hình thức tƣới nhỏ giọt, trồng xen và ủ gốc giữ ẩm cho cây trồng; đào hồ, đập chứa nƣớc phục vụ tƣới tiêu trong mùa khô,...

- Triển khai thông qua các buổi truyền thông các kiến thức cơ bản về BĐKH cùng các biện pháp thích ứng, giảm thiểu tại các cuộc họp chi hội của các xã trong huyện Hƣơng Khê.

- Kết quả là các hội viên nông dân đã nắm bắt đƣợc phƣơng pháp tƣới nhỏ giọt, nhiều hội viên đã lắp hệ thống tƣới nhỏ giọt trên diện tích cây trồng của gia đình có sự giúp đỡ của HND cấp xã và cấp huyện. Các hội viên đã có thêm biện pháp trồng xen canh đậu tƣơng với ngô, trồng xen canh một số loại cây họ đậu hoặc cây dƣợc liệu (tam thất, địa liền) với bƣởi Phúc Trạch, biện pháp này làm giảm cỏ dại, tận dụng đƣợc phân bón, nƣớc tƣới mà không làm ảnh

57

Stt Hoạt động

Lồng ghép truyền thông

BĐKH Kết quả

hƣơng đến chất lƣợng của bƣởi.

3

Phong trào tiết kiệm điện

- Truyền thông về tác động của BĐKH tới tình trạng gia tăng sử dụng điện.

- Hƣớng dẫn tiết kiệm điện bằng cách: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, trồng nhiều cây xanh tạo không khí thoáng mát trong những ngày hè nắng nóng...

- Tổ chức 01 buổi phổ biến cách tiết kiệm điện: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, trồng nhiều cây xanh tạo không khí thoáng mát trong những ngày hè nắng nóng... 4 Phong trào xây dựng và nhân rộng các mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp bằng việc sử dụng các phƣơng thức sản xuất hiệu quả, tiết kiệm chi phí. - Truyền thông về tác động của BĐKH khi sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên trong sản xuất nông nghiệp. - Định hƣớng các biện pháp, mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, hạn chế các chất thải ra môi trƣờng, mô hình liên kết tiết kiệm đầu vào trong sản xuất, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ sạch, hỗ trợ kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,...

- Tổ chức tham quan và học hỏi các mô hình điểm của các chi hôi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả tại địa phƣơng.

- Thông qua các chi hội, tổ hội nghề nghiệp này nhiều hội viên đã liên kết với nhau thành lập các chi hội liên kết sản xuất (chi hội nghề nghiệp trồng Bƣởi Phúc Trạch, chi hội sản xuất bánh Cu Đơ...).

- Nhiều hội viên nông dân đã chuyển đổi từ để đồi hoang, diện tích rừng kém chất lƣợng sang trồng cao su, keo, cam kết hợp nuôi huơu, bò... mang lại hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ rừng.

- Nhiều chi hội thực hiện theo chủ trƣơng của địa phƣơng thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non, sản xuất gỗ băm dăm sang trồng và khai thác gỗ lớn gắn với chế biến tinh sâu nhằm bảo vệ tốt hơn môi trƣờng sinh thái góp phần tăng trƣởng

Stt Hoạt động

Lồng ghép truyền thông

BĐKH Kết quả

kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động..

- HND huyện Hƣơng Khê hỗ trợ các chi hôi, tổ hội nghề nghiệp về các biện pháp kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, chi phí; hạn chế các chất thải ra môi trƣờng; hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng nhà kính, vƣờn ƣơm, chuồng trại đạt tiêu chuẩn, xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trƣờng.

5 Phong trào hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Truyền thông nâng cao ý thức của hội viên nông dân đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, đƣờng xá, khu xóm xanh, sạch, đẹp và ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Truyền thông để mỗi xã trong huyện đăng ký hoàn thành tiêu chí môi trƣờng nông thôn tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng mình.

- Truyền thông lồng ghép với các phong trào bảo vệ môi trƣờng hiện có của các khu dân cƣ.

- Tổ chức 01 một buổi tuyên truyền nâng cao ý thức của hội viên nông dân với công tác bảo vệ môi trƣờng; Hƣớng dẫn cách thu gom, xử lý rác thải đúng quy định và bảo vệ môi trƣờng.

- Thông qua buổi tuyên truyền, phát động hầu hết hội viên nông dân trong huyện đều ý thức cao trong việc bảo vệ môi trƣờng. Các hộ gia đình hội viên nông dân đã tái chế sử dụng các rác thải nhƣ chai, lọ, nhựa; tự đào hố xử lý rác thải đúng quy định; tự ủ phân hữu cơ sử dụng trong trồng trọt; một số hộ đã xây dựng hầm chứa Biogas, ...

- Mỗi hộ viên nông dân đã tiên phong trong việc trồng hoa, cây xanh làm đẹp cảnh quan, giữ gìn vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm...

3.8.2. Đánh giá nhận thức của hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê trƣớc và sau khi triển khai mô hình truyền thông biến đổi khí hậu khi triển khai mô hình truyền thông biến đổi khí hậu

59

Sau giai đoạn triển khai thực nghiệm mô hình, chúng tôi đã tiến hành đánh giá nhận thức về BĐKH của hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê để đo lƣờng mức độ hiệu quả của mô hình. Hình thức đánh giá là sử dụng phiếu điều tra với các bảng hỏi với các câu trả lời cho sẵn.

Sau khi tổng hợp, phân tích và so sánh kết quả trƣớc và sau khi truyền thông thấy rằng nhận thức của hội viên nông dân trong huyện Hƣơng Khê về BĐKH đƣợc nâng lên rõ rệt, tỷ lệ số hội viên đƣợc phỏng vấn trả lời đúng nhiều câu hỏi tăng lên, cụ thể: Số ngƣời trả lời đúng > 70 % tổng số câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH tăng từ 9,2 % lên 30,8 %; Số ngƣời trả lời đúng 50 - 70 % tổng số câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH tăng từ 14,2 % lên 37,5 %; Số ngƣời trả lời đúng < 30 % tổng số câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH giảm đáng kể từ 55,8 % còn 15,0 %; Số ngƣời trả lời đúng 30 - 50 % tổng số câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH giảm từ 20,8 % còn 16,6 %. Các kết quả trên cho thấy, sau khi đƣợc tiếp nhận truyền thông về BĐKH, nhận thức của hội viên nông dân về BĐKH đã tăng lên rất nhiều, hầu hết hội viên nông dân có nhận thức rõ và chi tiết về BĐKH và các tác động của BĐKH. Kết quả này còn phản ánh hiệu quả tích cực của các mô hình truyền thông chúng tôi đƣa ra.

Bảng 3.6. Đánh giá nhận thức của hội viên nông dân về BĐKH

Hiểu biết chung về BĐKH

Tỷ lệ số ngƣời trả lời đúng trƣớc truyền thông Tỷ lệ số ngƣời trả lời đúng sau truyền thông Số ngƣời trả lời đúng < 30 % tổng số

câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH 55,8 % 15,0 % Số ngƣời trả lời đúng 30 - 50 % tổng số

câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH 20,8 % 16,6 % Số ngƣời trả lời đúng 50 - 70 % tổng số

câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH 14,2% 37,5 % Số ngƣời trả lời đúng > 70 % tổng số

câu hỏi về hiểu biết chung về BĐKH 9,2 % 30,8 %

Bảng 3.7. So sánh nhận thức của hội viên nông dân về tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Hƣơng Khê trƣớc và sau khi triển khai các mô hình truyền thông

Những tác động của biến đổi

khí hậu đến đời sống và sản xuất Tỷ lệ (%) trƣớc truyền thông Tỷ lệ (%) sau truyền thông

Gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất

nông nghiệp 93,3 100

Làm thay đổi mùa vụ và cơ cấu cây

trồng 20,6 24,7

Hƣ hại, thiệt hại tài sản của gia đình 75,4 90,2 Gây xói mòn, sạt lở đất 45,6 53,8 Hạn hán, thiếu nƣớc sinh hoạt và sản

xuất 79,2 91,7

Làm gia tăng các hiện tƣợng thiên tai 70,8 95,6 Ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời (làm

tăng nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh cho con ngƣời)

38,1 47,8

Tăng chi phí để đổi phó với các hiện

61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Nghiên cứu của luận văn đã tính toán và phân tích đƣợc xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu chủ yếu nhƣ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao trung bình năm, nhiệt độ tối thấp trung bình năm, số ngày rét đậm rét hại, lƣợng mƣa trong khoảng thời gian 50 năm từ năm 1961 đến năm 2010 nhằm cho thấy BĐKH đã, đang có những biểu hiện tác động đến địa bàn nghiên cứu là huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

- Qua các điều tra, khảo sát và tổng quan tài liệu, có thể khẳng định rằng xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH cho đối tƣợng nông dân ở huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết và có khả năng thành công cao, đáp ứng các mục tiều đã đề ra.

- Mô hình truyền thông về BĐKH cho đối tƣợng nông dân ở huyện Hƣơng Khê đã thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của nông dân địa phƣơng từ những ngƣời đứng đầu về công tác bảo vệ môi trƣờng hay những ngƣời lãnh đạo nông dân của địa phƣơng đã giúp cho mô hình đạt đƣợc hiệu quả cao.

- Truyền thông BĐKH cho hội viên nông dân thông qua các hoạt động của HND trong huyện Hƣơng Khê là một hƣớng đi đúng và hiệu quả, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn góp phần đáng kể trong việc thay đổi hành vi. Đồng thời, các hội viên sau khi đƣợc truyền thông sẽ trở thành những truyền thông viên về BĐKH cho ngƣời dân huyện Hƣơng Khê. Đây cũng chính là cở sở để đảm bảo tính bền vững cho mô hình.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, do giới hạn về thời gian, kinh phí nên chúng tôi mới thực hiện thử nghiệm mô hình lồng ghép về BĐKH cho đối tƣợng là hội viên nông dân huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Để mô hình đƣợc hoàn thiện và có khả năng nhân rộng, cần có những nghiên cứu sâu hơn, áp dụng trên quy mô lớn hơn, nhiều đối tƣơng khác nhau và có sự so sánh với các địa bàn khác nhau để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

Mô hình khi áp dụng cho các địa bàn khác nhau cần có những điều chỉnh phù hợp về nội dung và phƣơng pháp lồng ghép truyền thông, căn cứ trên tác động của

BĐKH đến mỗi địa phƣơng, mỗi đối tƣợng và khả năng ứng phó BĐKH của cộng đồng.

Mỗi địa phƣơng và huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng cần nắm chắc các chính sách của nhà nƣớc về thích ứng, ứng phó với BĐKH; chủ động xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu cho đối tượng nông dân tại huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 66)